Trong suốt chu trình tăng – giảm lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), thị trường luôn có những biến động khó lường, tuy nhiên một công cụ được Fed yêu thích hay được sử dụng để điều tiết dòng tiền trong nền kinh tế, đó là lãi suất.
Có thể thấy từ đầu năm 2020 khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát trên toàn Thế giới, Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) đã thực thi chính sách nới lỏng định lượng, bơm tiền hỗ trợ nền kinh tế với việc đưa lãi suất về mức 0.25% vào ngày 15/3/2020 và duy trì tới cuối tháng 1/2022.
Ngay tại thời điểm bảng cân đối của Cục dự trữ Liên bang bắt đầu mở rộng cũng là thời điểm thị trường chứng khoán (lấy đại diện là chỉ số S&P500) cùng nhóm kim loại quý tạo đáy và bật tăng ngay sau đó.
Sự tăng mạnh của của chỉ số S&P500 có thể được giải thích bằng việc dòng tiền rẻ bắt đầu ồ ạt đổ dồn vào thị trường tài chính với mục đích đầu cơ giá lên trong một nền kinh tế đang gặp khủng hoảng dịch bệnh, khiến đứt gãy chuỗi cung ứng và hạn chế sản xuất cùng với xu hướng là việc tại nhà khiến nhu cầu về đầu cơ càng gia tăng.
Trong giai đoạn đầu của quá trình hạ lãi suất, giá nhóm kim loại quý tăng mạnh với tâm lý tích trữ tài sản để đối phó với cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Về mặt lý thuyết, nước Mỹ đã đi vào vào suy thoái khi 2 quý đầu liên tiếp năm 2020 báo cáo GDP đều tăng tăng trưởng âm.
Sau giai đoạn bật tăng nóng của cả chứng khoán và kim loại quý, chỉ số S&P500 vẫn duy trì xu hướng tăng và lập đỉnh vào tháng 1/2022 ngay sau đó là là lộ trình tăng lãi suất của Fed được bắt đầu do dấu hiệu lạm phát bắt đầu tăng cao quá ngưỡng cho phép.
Khi lãi suất giảm được một thời gian, nhịp tăng của vàng bắt đầu chững lại và điều chỉnh giảm. Trong suốt giai đoạn sau của chương trình nới lỏng định lượng từ phía Fed, giá vàng liên tục tích lũy đi ngang. Đối với với vai trò là một tài sản sản trú ẩn, trong giai đoạn các kênh đầu tư khác đều mang lại tỷ suất sinh lời cao thì việc nắm giữ vàng sẽ không phải là một phương án tối ưu.
Cùng chung nhóm kim loại quý, tuy nhiên có sự khác biệt giữa mức độ biến động của vàng và bạc trong giai đoạn này. Dù giá vàng vẫn giảm, tuy nhiên giá bạc vẫn duy trì ở mức cao trong suốt năm 2021. Điều này đến từ việc nhu cầu về chuyển đổi xanh trên Thế giới khiến lượng bạc cần sử dụng tăng lên đáng kể và dự báo thiếu hụt kim loại này trên toàn toàn cầu tạo ra động lực thúc đẩy. Mặc dù cùng là kim loại quý, nhưng bạc rất quan trọng trong công nghiệp chế tạo.
Trải qua 2 năm duy trì lãi suất ở mức 0.25%, Cục dự trữ Liên bang bắt đầu thực hiện lộ trình tăng dần lãi suất để đối phó với lạm phát đang ở mức cao, tới từ việc lượng tiền rẻ trên thị trường quá nhiều trong suốt thời gian hỗ trợ Covid-19 và vấn đề xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine khiến giá cả các mặt hàng đều tăng vọt. Lãi suất được điều chỉnh tăng liên tục từ tháng 3/2022 với mục đích hút tiền từ trong nền kinh tế và nâng tỷ giá USD với các đồng tiền định giá khác, đây là công cụ được Fed ưa thích để giải quyết vấn đề lạm phát.
Nhìn vào ví dụ biểu đồ có thể thấy lãi suất của Fed và giá các mặt hàng nhóm kim loại luôn có sự tương quan âm. Lượng tiền từ các kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán được rút ra, tài sản trú ẩn như kim loại quý cũng được quy đổi về tiền mặt nhiều hơn khi đồng USD tăng giá.
Trong quá khứ, sau mỗi giai đoạn lãi suất có dấu hiệu lập đỉnh, kinh tế luôn sẵn sàng đối mặt với một cuộc suy thoái khi chi phí tiếp cận tín dụng tăng làm giảm nhu cầu về chi tiêu cũng như thu hẹp sản xuất từ phía doanh nghiệp, điều này khiến số lượng người mất việc làm nhiều hơn và kênh đầu trú ẩn ưa thích sẽ là nhóm kim loại quý, đây là lý do giải thích cho việc tăng giá của nhóm mặt hàng này trong kể từ tháng 12/2022 tới thời điểm hiện tại. Trong khi sự hồi phục của thị trường chứng khoán mang lại sự nghi ngờ, không chắc chắn về sức khỏe của nền kinh tế.
Phòng Phân tích và tin tức.