Diễn biến chung thị trường
Tuần qua, thị trường hàng hóa ghi nhận sự biến động mạnh ở nhiều nhóm sản phẩm. Giá bạc giảm do ảnh hưởng từ Trung Quốc và chính sách Fed. Đậu tương và đường chịu áp lực từ nguồn cung dồi dào, trong khi lúa mì tăng nhờ nhu cầu nhập khẩu. Giá bông giảm nhẹ trong bối cảnh biến động thị trường dầu và ngoại hối.
Tin tức cập nhật thị trường
Giá bạc giảm do nhu cầu yếu từ Trung Quốc, đậu tương chịu áp lực từ sản lượng Nam Mỹ, và lúa mì tăng nhờ nhu cầu mạnh.
Kim loại
Bạc
Giá bạc duy trì quanh mức 30,5 USD/ounce vào thứ Hai sau khi mất hơn 4% trong hai phiên giao dịch trước đó. Thị trường chờ đợi quyết định chính sách tài chính từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) trong tuần này, với kỳ vọng rộng rãi rằng Fed sẽ giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào thứ Tư. Tuy nhiên, những dự báo nới lỏng trong tương lai đang bị hạn chế.
Ngoài ra, nhu cầu tại Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ bạc lớn nhất – tiếp tục là mối lo ngại. Doanh số bán lẻ tại Trung Quốc trong tháng 11 thấp hơn dự kiến, trong khi giá nhà mới tại đây đã giảm liên tiếp 17 tháng do khủng hoảng bất động sản. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều cam kết hỗ trợ chính sách, nhưng thiếu chi tiết về quy mô các biện pháp đã khiến nhà đầu tư thận trọng.
Nông sản
Đậu tương
Giá đậu tương giảm xuống dưới 10 USD/giạ, mức thấp nhất từ đầu tháng 12, do kỳ vọng về sản lượng tăng cao. Các vụ mùa đậu tương tại Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil và Argentina, đã hưởng lợi từ điều kiện thời tiết thuận lợi, dự kiến tiếp tục trong những tuần tới. Sản lượng Brazil được báo cáo là 169 triệu tấn, trong khi Argentina đạt 52 triệu tấn.
Tổng sản lượng khu vực dự kiến đạt 238 triệu tấn, tăng 20 triệu tấn so với mùa trước. Tuy nhiên, nhu cầu tại Trung Quốc, người mua lớn nhất, đang gây lo ngại.
Lúa mì
Giá lúa mì tăng lên 5,5 USD/giạ do nhu cầu mạnh từ các quốc gia như Ả Rập Xê Út và lo ngại về nguồn cung. Cơ quan GFSA đã mua 804.000 tấn lúa mì cứng, vượt xa kế hoạch ban đầu là 595.000 tấn. Về phía cung, lớp tuyết phủ mỏ trong các vùng ngũ cốc của Mỹ đang gây nguy hiểm cho cây trồng do nguy cơ bảo tuyết.
Thống kê cho thấy 37% cây trồng mùa đông của Nga đang trong tình trạng kém, mức tệ nhất từng được ghi nhận. Đà gia tăng nhu cầu còn được hỗ trợ bởi mức xuất khẩu cao của Úc, đạt 1,16 triệu tấn trong tháng 10, cao hơn 20% so với tháng 9.
Nguyên liệu công nghiệp
Đường
Giá đường duy trì quanh mức 20,7 cent/pound trong tháng 12, gần mức thấp nhất ba tháng, nhờ triển vọng cung dồi dào hơn. Sản lượng mía nghiền của Brazil trong cuối tháng 11 đạt 20,35 triệu tấn, vượt mọi dự báo. Tổ chức Đường Quốc tế điều chỉnh thắng dự báo thặng dư cung toàn cầu 2023/24 tăng lên 1,31 triệu tấn. Thái Lan dự kiến tăng sản lượng đường 18%, lên 10,35 triệu tấn.
Các ước tính mới nhất của USDA cho thấy sản lượng đường toàn cầu tăng 1,5% năm 2024/25, đáp ứng nhu cầu cao kỷ lục đạt 179,63 triệu tấn.
Điểm tin kinh tế – thị trường
Thị trường tài chính toàn cầu tuần qua chứng kiến những biến động mạnh mẽ, từ cú tăng kỷ lục của Bitcoin đến sự lạc quan về kinh tế Mỹ và các động thái chính sách quan trọng.
- Bitcoin đạt đỉnh 107.000 USD: Bitcoin tăng kỷ lục lên 107.000 USD sau thông báo của Donald Trump về quỹ dự trữ chiến lược bitcoin Hoa Kỳ.
- Đồng đô la giữ vững trước cắt giảm lãi suất: Đồng đô la gần mức đỉnh năm 2024 khi các nhà giao dịch tăng kỳ vọng về lãi suất dài hạn tại Mỹ.
- PMI Mỹ cao nhất kể từ tháng 3/2022: Chỉ số PMI tháng 12 tăng mạnh nhờ nhu cầu dịch vụ cao, lạm phát giảm và kỳ vọng kinh tế sáng sủa hơn dưới chính quyền mới.
- TikTok đấu tranh pháp lý tại Mỹ: TikTok yêu cầu Tòa án Tối cao ngăn chặn đạo luật buộc ByteDance thoái vốn, nhằm tiếp tục hoạt động tại Mỹ.
- Giá vàng tăng nhờ lo ngại địa chính trị: Giá vàng tăng do đồng USD yếu và kỳ vọng Fed giảm lãi suất lần thứ 3 trong năm.
- Dầu thô giảm từ đỉnh cao nhất trong nhiều tuần: Giá dầu thô giảm do nhu cầu yếu tại Trung Quốc và lo ngại trước quyết định lãi suất của Fed.
- Futabuslines và Thành Hiệp Phát hợp tác phát triển dự án: Hai công ty góp vốn xây dựng trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây.