Kể từ khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bắt đầu, xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, cũng như thực phẩm và phân bón từ Nga, đã bị ảnh hưởng đáng kể. Sự gián đoạn nguồn cung đã đẩy giá cả tăng vọt lên cao hơn nữa và góp phần vào cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, được thành lập để nối lại xuất khẩu lương thực và phân bón quan trọng từ Ukraine sang phần còn lại của thế giới. Dưới đây là một số điểm chính cần hiểu.
1) Một thỏa thuận tạo điều kiện cho nguồn cung cấp quan trọng hoạt động trở lại
Ukraine, một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, thường cung cấp khoảng 45 triệu tấn ngũ cốc cho thị trường toàn cầu mỗi năm, nhưng sau khi Nga xâm lược nước này, vào cuối tháng 2/ 2022, hàng núi ngũ cốc trong các hầm chứa, cùng với các tàu không thể đảm bảo lối đi an toàn đến và đi từ các cảng của Ukraine và các tuyến đường sắt với độ rộng ray tàu khác các nước EU khiến cho việc vận chuyển bị đứt gãy.
Điều này góp phần làm tăng giá các loại thực phẩm chủ lực trên toàn Thế giới. Kết hợp với sự gia tăng chi phí năng lượng, các nước đang phát triển đã bị đẩy đến bờ vực vỡ nợ và ngày càng có nhiều người thấy mình trên bờ vực của nạn đói.
Ngày 22 tháng 7 năm 2022, Liên Hợp Quốc, Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đã nhất trí Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, tại lễ ký kết ở thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là Istanbul. Thỏa thuận này cho phép xuất khẩu ngũ cốc, thực phẩm và phân bón khác từ Ukraine, bao gồm cả amoniac, được nối lại thông qua hành lang nhân đạo hàng hải an toàn từ ba cảng quan trọng của Ukraine là Chornomorsk, Odessa và Yuzhny/Pivdennyi đến phần còn lại của thế giới.
Để thực hiện thỏa thuận, một Trung tâm điều phối chung (JCC) đã được thành lập tại Istanbul, bao gồm các đại diện cấp cao từ Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên Hợp Quốc.
Theo các thủ tục do JCC ban hành, các tàu muốn tham gia Sáng kiến sẽ trải qua quá trình kiểm tra ngoài khơi Istanbul để đảm bảo chúng không có hàng hóa, sau đó đi qua hành lang nhân đạo hàng hải đến các cảng của Ukraine để bốc hàng. Hành lang được JCC thiết lập và giám sát 24/7 để đảm bảo tàu thuyền đi lại an toàn. Các tàu trên hành trình trở về cũng sẽ được kiểm tra tại khu vực kiểm tra ngoài khơi Istanbul.
2) Hàng triệu tấn ngũ cốc đã rời Ukraine
Các lô hàng được giám sát bởi chương trình này bắt đầu rời đi từ ngày 1 tháng 8 năm 2022. Đến thời điểm hiện tại (ngày 19 tháng 5 năm 2023), đã có hơn 30 triệu tấn ngũ cốc được xuất ra khỏi lãnh thổ Ukraine. Một trong những điểm đến quan trọng là Trung Quốc, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan.

Nguồn: Black Sea Grain Initiative Joint Coordination Centre
Các mặt hàng chính được vận chuyển nhiều nhất gồm ngô chiến hơn 50%, lúa mì 28% và bột hướng dương 6%, đây đều là các mặt hàng thế mạnh của Ukraine trên Thế giới.

Nguồn: Black Sea Grain Initiative Joint Coordination Centre

Nguồn: Black Sea Grain Initiative Joint Coordination Centre
3) Giá thực phẩm đang giảm
Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng tất cả ngũ cốc ra khỏi các cảng của Ukraine nhờ sáng kiến này mang lại lợi ích cho những người có nhu cầu, vì điều này giúp trấn an thị trường và hạn chế lạm phát giá thực phẩm.
Theo báo cáo được phát hành vào ngày 5/5 vừa qua của Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), chỉ số giá lương thực tháng 4 đã giảm 19.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số giá ngũ cốc giảm 19.8% so với một năm trước đó.
Mức độ cạnh tranh về giá giữa ngũ cốc của Ukraine và phía EU có một sự khác biệt lớn về quy mô kinh tế trong sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Trong khi ở EU, phần lớn các mặt hàng nông nghiệp được sản xuất bởi các nông dân nhỏ hoạt động trên diện tích hàng chục ha, các nhà sản xuất chính của hàng hóa nông nghiệp ở Ukraine là các tập đoàn lớn và lớn hoạt động trên hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm ha. Ngay cả nông dân Ukraine cũng hoạt động trên diện tích đất từ vài trăm đến vài nghìn ha. Do đó, chi phí sản xuất ở Ukraine thấp hơn đáng kể so với nông dân châu Âu. Vì vậy, các nhà sản xuất Ukraine có thể bán hàng hóa với giá thấp hơn chi phí sản xuất cho nông dân châu Âu.
Năm ngoái, để giúp Ukraine xuất khẩu sau khi Nga phong tỏa các cảng biển của Ukraine, EU thực hiện hủy bỏ hạn ngạch và thuế quan đối với nông sản nhập khẩu của Ukraine. EU đã thiết lập cái gọi là hành lang đoàn kết cho các mặt hàng nông sản Ukraine. Do đó tạo sức ép đối với giá cả của các mặt hàng nhóm nông sản khi thỏa thuận sáng kiến Biển Đen tiếp tục được gia hạn.
Phòng Phân tích và tin tức.