- Mặc dù liên tiếp suy yếu sau khi mở cửa phiên đầu tuần, nhưng giá ngô đã quay đầu tăng trở lại trong phiên tối, với việc thị trường tiếp tục đón nhận thêm những tin tức tiêu cực về nguồn cung từ Argentina. Tuy vậy, động lực này vẫn là chưa đủ để giá có thể phá vỡ vùng kháng cự mạnh 685.0. Khép lại phiên hôm qua, giá ngô đóng cửa với mức tăng 0.66%.
- Công ty Tư vấn Khí hậu Ứng dụng (CCA) cho biết, phía đông khu vực trung tâm Argentina – vùng nông nghiệp trọng điểm của nước này – đã có mưa với lượng từ 5-25mm trong vài giờ vào hôm qua. Phía nam tỉnh Buenos Aires đã nhận được lượng mưa tới 80mm, giúp cải thiện đáng kể điều kiện độ ẩm đất ở đây. Ngược lại, tại các khu vực phía bắc Buenos Aires, phía nam Santa Fe và phía đông Cordoba, hạn hán vẫn đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. GCA đánh giá lượng mưa trong ngày hôm qua tại Argentina là tương đối thấp nên tác động tích cực của nó đối với tình trạng mùa vụ của nước này sẽ rất thấp. Đây là yếu tố đã giúp thúc đẩy lực mua đối với ngô trong phiên hôm qua.
- Bên cạnh đó, số liệu trong báo cáo Giao hàng xuất khẩu (Export Sales) tối qua của USDA cũng góp phần hỗ trợ cho đà tăng của giá ngô. Cụ thể, USDA cho biết trong tuần từ 03/02-09/02 khối lượng giao hàng ngô của Mỹ đạt 511,506 tấn, tăng nhẹ so với mức 494,000 tấn của tuần trước đó. Điều đó phản ánh hoạt động xuất khẩu ngô của nước này đang diễn ra khá thuận lợi và có tác động “bullish” lên giá.

- Tương tự như ngô, giá lúa mì cũng suy yếu trong đầu phiên hôm qua, bất chấp việc giá mở cửa cao hơn mức tham chiếu. Tuy vậy, phe bán đã quay trở lại áp đảo trong phiên tối do những căng thẳng ngày một gia tăng giữa Nga và Ukraine xoay quanh thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Tuy vậy, giá vẫn chưa thể bứt phá khỏi vùng kháng cự tâm lý 800. Giá lúa mì đóng cửa phiên hôm qua với mức tăng 0.76%.
- Chính phủ Nga cho biết, việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sẽ không được xem xét nếu như các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt, gây ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu nông sản của nước này, không được dỡ bỏ. Được gia hạn vào cuối tháng 11 năm ngoái, dự kiến thỏa thuận này dự kiến sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 03 tới. Việc Nga đe dọa sẽ không tiếp tục gia hạn thỏa thuận đã dấy lên lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung lúa mì từ Ukraine và tác động “bullish” lên giá.
Phòng phân tích và tin tức