Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

FED TĂNG LÃI SUẤT QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ?


Tại sao việc FED tăng lãi suất lại quan trọng với nhà đầu tư đến như vậy? Trong phần hai này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về giá trị thực sự của đồng Đô la Mỹ, những ai sẽ là kẻ thách thức quyền lực của FED.

Nêu bạn chưa đọc phần một thì hãy đọc tại đây.

GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG ĐÔ LA MỸ

Sau khi Tổng thống Kennedy – vị tổng thống Hoa Kỳ nỗ lực đòi quyền nắm giữ đồng đôla bị ám sát, tiếp theo Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ (1963-1969) là Lindon Johnson lên cầm quyền thì “Chứng chỉ bạc trắng” đã dần bị loại khỏi lưu thông. Thực ra trên thị trường Mỹ lúc bấy giờ vẫn tồn tại “Chứng chỉ vàng” giống với “Chứng chỉ bạc”, nhưng bản chất sâu xa của “Chứng chỉ vàng” chính là nguồn gốc thống trị của những nhà tài phiệt ngân hàng khét tiếng trên thế giới. Cho tới năm 1971, mối liên hệ cuối cùng giữa vàng và đồng đôla rốt cuộc đã hoàn toàn bị cắt đứt. Kể từ đây nước Mỹ chỉ còn đồng đôla do FED phát hành mà thôi.

Theo như Ngân hàng New York của FED miêu tả thì  “đồng đôla không thể hoàn đổi thành vàng hay bất cứ tài sản nào khác của Bộ Tài chính Mỹ. Nó không mang ý nghĩa thực tế mà chỉ có tác dụng … ghi nợ. Ngân hàng chỉ tạo ra tiền tệ khi được người đi vay cam kết hoàn trả các khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng thông qua “tiền tệ hóa” các khoản nợ thương mại và tư nhân để tạo ra tiền tệ”.

Còn theo sự giải thích của Ngân hàng Chicago thuộc FED thì: “Ở Mỹ, bất luận tiền giấy hay là tài khoản ngân hàng đều không có đủ giá trị nội tại như một loại hàng hóa nào. Đồng đôla Mỹ chẳng qua chỉ là một tờ giấy. Còn tài khoản ngân hàng cũng chỉ là những con số ước lượng ghi trên giấy”!

Cách Mỹ in tiền từ không khí
Cách Mỹ in tiền từ không khí

Cuối cùng ta có thể hiểu rằng, đồng đôla không có giá trị thực. Nó chỉ là một ví dụ kinh điển của đồng tiền pháp định với số lượng không giới hạn và có thể được in ấn vô tội vạ bởi FED mà thôi.

NHỮNG “KẺ THÁCH THỨC” TIẾP THEO CỦA FED

Là Tổng thống kiêm một tỷ phú tài chính, dĩ nhiên Donald Trump – cựu Tổng thống Mỹ thừa hiểu điều này, tuy nhiên dưới cương vị là Tổng thống thì việc Trump cần ưu tiên hơn là quyền lợi của quốc gia trong khi những nhà tài phiệt đang kiểm soát FED thì chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân.

Donald Trump - Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ
Donald Trump – Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ

“Như thường lệ, FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ) đã không làm bất cứ điều gì! Thật kinh ngạc khi họ có thể thoải mái tuyên bố mà không biết và không hỏi tôi sẽ làm gì, chính là điều tôi sẽ được công bố ngay sau đây. Chúng ta có một đồng đôla rất mạnh và Tổ chức FED rất yếu. Tôi sẽ làm việc một cách nỗ lực với cả hai, và nước Mỹ sẽ trở nên vĩ đại… Câu hỏi duy nhất của tôi là, ai mới là kẻ thù lớn của chúng ta, Jay Powell (chủ tịch Fed) hay Chủ tịch Xi (Tập Cận Bình)?”

Tổng thống Mỹ D.Trump đã tweet vào tháng 8/2019, khi Mỹ đang chịu áp lực từ cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc

Hai tổng thống Mỹ chết vì cố giành lại quyền in tiền, còn D. Trump thì dính vạ miệng với FED, cũng vấn đề liên quan đến tiền. Nhưng chỉ cần không đụng chạm đến lợi ích của FED sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra. Sau nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Trump đã bị thay thế bởi Joe Biden – ứng viên của Đảng Dân chủ. Theo nhiều nguồn thông tin, tuy ông Joe Biden có nhiều vấn đề về sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần không được ổn đinh, nhưng ông vẫn được nhậm chức do sự hậu thuẫn của Mỹ trong việc bầu cử và ông cũng chính là người phù hợp nhất với những đường hướng của FED, đó chính là: Hãy để im cho chúng tôi làm việc mà chúng tôi vẫn làm.

Ông Joe Biden - Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ
Ông Joe Biden – Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ

Và đúng là chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Mới đây nhất, năm 2020, FED đã bơm 1500 tỷ USD vào hệ thông thị trường tài chính Mỹ nhằm vớt vát phố Wall trong cơn hoảng loạn, trước là cú ra đòn của V.Putin, sau là sức ảnh hưởng ghê gớm của đại dịch Covid-19.

Chúng ta chờ rồi sau, sau những cú ra đòn của Tập Cận Bình và Putin, tấn công vào hệ thống Petrodollar, không biết FED sẽ làm gì để trả đũa, nhằm củng cố lại vị thế của đồng đôla Mỹ đây? Và liệu sau này, ngoài A.Lincoln cũng như 2 anh em nhà Kennedy, liệu còn có Tổng thống Mỹ nào dám thách thức/đụng chạm tới quyền lực của FED hay không?

TẠI SAO FED THAY ĐỔI LÃI SUẤT LẠI KHIẾN NHÀ ĐẦU TƯ QUAN TÂM?

Như đã nói ở phần một, thì bất cứ ai nắm được dòng chảy kinh tế thế giới, thì sẽ làm chủ toàn bộ nền kinh tế. Mọi cuộc chơi kinh tế sẽ đều do họ quyết định luật chơi. Tuy FED nắm được quyền in tiền ở Mỹ, nhưng đó chỉ là phạm vi ở nước Mỹ xa xôi thôi, vậy tại sao nó lại ảnh hưởng đến kinh tế của toàn thế giới, đến mức chúng ta – những người ở Việt Nam lại phải quan tâm đến như vậy?

Đó là nhờ sức mạnh của hệ thống Petrodollar – thứ giúp Mỹ biến đồng USD của mình trở thành đồng tiền chung trong mọi giao dịch quốc tế. Nếu bạn chưa biết về Petrodollar thì hãy đọc thêm bài viết tại đây.

Petrodollar - Ngai vàng kinh tế của Mỹ
Petrodollar – Ngai vàng kinh tế của Mỹ

Đồng USD trở thành đồng tiền chung trong lưu thông quốc tế, tức là mọi hoạt động trao đổi hàng hoá với Mỹ đều phải sử dụng đồng USD, và đặc biệt, nếu muốn mua dầu khí, thì bạn phải sử dụng đồng USD chứ không được sử dụng những đồng tiền khác. Vậy nên, tất cả các nước trên thế giới đều có một lượng lưu trữ USD nhất định, đủ lớn để thực hiện các giao dịch quốc tế với Mỹ hoặc các nước thân Mỹ.

Chính vì điều này nên những đồng tiền của những quốc gia khác đều phải quy đổi ra USD, và một khi giá trị của USD bị thay đổi (thay đổi bởi lãi suất mà FED đưa ra) thì cũng có nghĩa là những đồng tiền của các quốc gia khác bị ảnh hưởng theo, tuỳ theo mức độ phụ thuộc vào xuất nhập khẩu của nước đó. Vậy nên bạn có thể thấy, hầu hết trong những lần FED điều chỉnh lãi suất, các nền kinh tế trên thế giới cũng phải có những hành động nhất định để tránh việc làm đồng tiền trong nước bị mất giá trị so với USD và gây bất ổn cho việc xuất nhập khẩu.

Việc tăng lãi suất này cũng khiến cho những dòng vốn đầu tư nước ngoài ở các nước trên thế giới bị giảm sút do đồng tiền của họ cần phải quay trở lại nước họ để tránh bị mất giá.

Ví dụ: bạn là nhà đầu tư ở Mỹ và đầu tư vào thị trường Việt Nam con số là 10,000$, quy đổi ra tiền Việt là 230,000,000 VNĐ. Sau một năm số tiền bạn thu được là 260,000,000 VNĐ. Giả sử lúc này FED bắt đầu nâng lãi suất khiến cho đồng USD tăng giá trị, giờ đây giá trị của 260,000,000 VNĐ đúng bằng 10,000$. Vậy là thực tế, nêu nhìn ở tiền Việt thì bạn vẫn lãi, nhưng khi quy đổi về tiền USD thì giá trị của nó về đúng vạch xuất phát. Điều này coi như bạn đã mất sạch toàn bộ công sức đầu tư của mình trong 1 năm vừa qua.

Chính vì điều này nên nó đã ảnh hưởng đến dòng chảy của hàng hoá, tài chính, dần dần ăn sâu vào chính cuộc sống của chúng ta. Và các bạn hãy nhớ một điều: Mọi thị trường đầu tư trên thế giới đều ảnh hưởng bởi quá trình Bơm – Hút tiền của các ngân hàng trung ương. Nếu ngân hàng trung ương đang bơm tiền ra thị trường, thì hoạt động đầu tư – đầu cơ sẽ cực kỳ phát triển, ngược lại, thì thị trường đầu tư sẽ vô cùng ảm đạm, trong một số trường hợp tồi tệ hơn là suy thoái hoặc khủng hoảng. Đây chính là lí do vì sao mà nhà đầu tư cực kỳ quan tâm đến việc FED tăng hay giảm lãi suất. Cứ mỗi khi FED chuẩn bị cuộc họp, thì cộng đồng nhà đầu tư, các nhà kinh tế học cũng như những người làm kinh doanh – sản xuất khắp lại sôi sục như trẩy hội. Nó giống như trận Siêu kinh điển (El Clássico) của giới tài chính vậy.

Vậy là chúng ta đã hiểu được tại sao mỗi khi FED họp để bàn về việc tăng lãi suất lại thu hút sự quan tâm lớn đến như vậy và hiểu được tận tường về cơ quan bí ẩn FED này là gì. SACT mong các bạn đã có thêm được những kiến thức để việc đầu tư diễn ra một cách hiệu quả.

Biên tập

Chế Linh

Viết một bình luận

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

Chi nhánh HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com