Hợp đồng quyền chọn Options Contract là công cụ tài chính giúp phòng tránh các rủi ro từ thị trường. Vì vậy đây là công cụ được khá nhiều nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn. Vậy cụ thể hợp đồng quyền chọn là gì? Hãy cùng SACT tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Hợp đồng quyền chọn (Options Contract) là cơ chế giao dịch trong đó các nhà giao dịch ký kết thỏa thuận giao dịch tại một ngày trong tương lai ở một mức giá nhất định sau khi định giá được giá trị của tài sản cơ sở dự kiến là bao nhiêu.
Trong đó, vai trò cụ thể giữa người mua và bán được quy định như sau:
- Người mua phải trả phí ký kết hợp đồng. Họ sẽ có quyền thực hiện giao dịch phái sinh hoặc không, để phù hợp với lợi ích của mình nhất.
- Người bán được nhận phí ký kết hợp đồng. Họ có nghĩa vụ phải hỗ trợ, giúp đỡ người mua.
Hợp đồng quyền chọn có vẻ giống với hợp đồng tương lai. Tuy nhiên cả hai loại này rất khác nhau. Đối với hợp đồng quyền chọn, nhà đầu tư không phải nhất thiết thực hiện vị thế của mình. Thay vào đó, nhà đầu tư có thể từ chối bằng cách trả một khoản phí nhất định.

Các loại hợp đồng quyền chọn
Một trong những cách phổ biến nhất để phân loại hợp đồng quyền chọn đó là dựa vào vị thế của người mua. Theo đó, có thể chia thành 2 loại là: hợp đồng quyền chọn mua (Call option) và hợp đồng quyền chọn bán (Put option).
- Quyền chọn mua cho phép cho người mua có quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) được mua tài sản cơ sở trong tương lai với mức giá thoả thuận vào thời điểm giao kết hợp đồng.
- Quyền chọn bán cho phép người mua có quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) được bán tài sản cơ sở trong tương lai với mức giá thoả thuận vào ngày giao kết hợp đồng.
Hợp đồng quyền chọn còn được phân loại thành 3 kiểu quyền chọn là quyền chọn kiểu Mỹ, quyền chọn kiểu châu Âu và quyền chọn kiểu châu Á.
- Quyền chọn kiểu Mỹ: có tính linh hoạt cao bởi nó cho phép người mua quyền thực hiện quyền chọn vào bất cứ lúc nào trong thời hạn hợp đồng (trước thời điểm đáo hạn).
- Quyền chọn kiểu châu Âu: chỉ cho phép người mua quyền thực hiện quyền chọn vào đúng ngày đáo hạn.
- Quyền chọn kiểu châu Á: Là loại quyền chọn mà giá thanh toán được tính dựa vào giá trung bình của tài sản trong một khoảng thời gian nhất định thay vì vào thời điểm đáo hạn (còn được gọi là quyền chọn trung bình).
Tóm lại, hợp đồng quyền chọn có thể coi là sự phát triển cao hơn của hợp đồng mua bán hàng hoá trong tương lai. Tuy nhiên, đây là loại hợp đồng có nhiều đặc thù nên đòi hỏi các chủ thể tham gia giao dịch phải có những hiểu biết nhất định về loại hợp đồng này.
Các thuật ngữ liên quan đến hợp đồng quyền chọn
Trong hợp đồng quyền chọn thường sử dụng một số thuật ngữ sau đây:
- Giá thực hiện – Strike Price: là giá để mua hoặc bán tài sản cơ sở nếu thực hiện quyền chọn.
- Phí quyền chọn – Option Premium: là giá để mua quyền chọn (cũng là khoản tiền thu về của người thực hiện bán quyền chọn).
- Ngày đáo hạn / hết hạn – Expiration Date: Ngày cuối cùng để có thể thực hiện quyền chọn.
- Thực hiện quyền chọn – Exercising: hành động thực hiện quyền mua hoặc bán tài sản cơ sở trong hợp đồng quyền chọn.
- Volume – Kích cỡ lệnh: Là số lượng hợp đồng được giao dịch.
- Tài sản cơ sở: Có thể là bất kỳ một loại hàng hóa nào (tài sản, trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ, chỉ số, lãi suất…).
- Mua quyền chọn mua – Long Call: Nhận quyền để mua một tài sản cơ sở.
- Bán quyền chọn mua – Short Call: Trao quyền mua một tài sản cơ sở.
- Mua quyền chọn bán – Long Put: Nhận quyền để bán một tài sản cơ sở.
- Bán quyền chọn bán – Short Put: Trao quyền bán một tài sản cơ sở.
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn có một số đặc điểm cơ bản như sau:
- Đối tượng của hợp đồng quyền chọn không phải là hàng hóa mà là quyền chọn mua, quyền chọn bán đối với hàng hóa. Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện quyền trong hợp đồng. Trong trường hợp người mua thực hiện quyền thì người bán có nghĩa vụ thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng, nghĩa là phải bán đúng với mức giá đã thỏa thuận. Nếu lỗ, người mua chỉ lỗ trong phạm vi tiền cược (khoản phí)
- Việc trao đổi và thanh toán tài sản thường không diễn ra vào thời điểm ký kết hợp đồng. Tùy vào kiểu quyền chọn mà hoạt động này sẽ được thực hiện tại thời điểm đáo hạn hoặc thời điểm sau đó.
- Các bên tham gia vào hợp đồng quyền chọn không cần phải ký quỹ mà thay vào đó phải chịu phí quyền chọn (Option Premium). Người mua quyền chọn phải trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định.
- Nếu muốn đóng vị thế của mình trong hợp đồng quyền chọn, các bên phải tham gia một hợp đồng quyền chọn khác với vị thế đối lập, tức là để đóng vị thế chọn mua thì bạn bán lại quyền chọn mua đó với cùng tài sản cơ sở, ngày đáo hạn, giá thực hiện.
- Hiện nay, hợp đồng quyền chọn có thể giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) hoặc thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam MXV.
Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn
Đối với quyền chọn mua (Call Option):
Khi tham gia hợp đồng quyền chọn, bên giữ vị thế chọn mua sẽ phải trả cho bên bán một khoản phí gọi là tiền cược. Nếu giá tài sản cơ sở tăng lên, người mua có lợi và sẽ thực hiện vị thế mua của mình, người bán sẽ thực hiện nghĩa vụ bán như đã thỏa thuận.
Trường hợp giá tài sản cơ sở giảm, bên mua cảm thấy không có lợi thì có quyền không thực hiện vị thế mua.
Đối với quyền chọn bán (Put Option):
Nếu nhà đầu tư tham gia với vị thế quyền chọn bán thì sẽ phải trả phí quyền chọn và nếu giá tài sản cơ sở xuống thấp hơn mức giá trong hợp đồng, có lợi cho nhà đầu tư thì họ sẽ thực hiện quyền bán và phía bán quyền chọn bán sẽ phải thực hiện theo hợp đồng.
Như vậy dựa vào dự đoán xem tài sản sẽ tăng hoặc giảm giá trong tương lai mà nhà đầu tư sẽ chọn mua Call Option hay Put Option.

Ví dụ về hợp đồng quyền chọn
Một ví dụ về hợp đồng quyền chọn để bạn hình dung:
Ngày 1/3/2022 bên A mua từ bên B một hợp đồng quyền chọn mua 10 tấn ngô với giá 17,000 VND/kg, thời hạn 5 tháng. Như vậy các chủ thể trong hợp đồng quyền chọn này bao gồm:
- Bên A là người mua quyền chọn, bên B là người bán quyền chọn
- Tài sản cơ sở là ngô
- Giá thực hiện là 17.000 VND/kg
- Ngày đáo hạn là 1/8/2022.
Đến ngày đáo hạn 1/8/2022, bên A có quyền mua hoặc không mua 10 tấn ngô đó (tùy theo diễn biến giá có lợi cho bên A hay không). Nếu bên A thực hiện quyền mua thì bên B có nghĩa vụ phải bán 10 tấn ngô với mức giá 17.000đ cho bên A, bất kể thời điểm lúc đó giá ngô trên thị trường là bao nhiêu.
Ưu và nhược điểm của hợp đồng quyền chọn
Ưu điểm
- Những nhà đầu tư dự định mua cổ phiếu trong tương lai. Và các cá nhân hoặc tổ chức cho vay hoặc mua chứng khoán có thu nhập cố định trong tương lai. Hoặc doanh nghiệp có dòng tiền ra bằng ngoại tệ trong tương lai… cần sử dụng quyền chọn mua để đảm bảo mua được tài sản tại mức giá thấp hơn giá thực hiện.
- Mua quyền chọn và thực hiện quyền chọn mua khi giá tài sản cơ sở tăng cao hơn giá thực hiện. Hoặc thực hiện quyền chọn bán khi giá tài sản cơ sở giảm xuống thấp hơn giá thực hiện giúp gia tăng thu nhập cho nhà đầu tư.
- Đòn bẩy tài chính cao giúp gia tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
- Quyền chọn là công cụ ít rủi ro hơn so với nhiều công cụ đầu tư khác. Trong nhiều trường hợp, khoản lỗ của nhà đầu tư được giới hạn bởi phí quyền chọn. Và không cao hơn mức phí mua Quyền chọn.

Nhược điểm
- Nhà đầu tư phải trả phí cho quyền chọn.
- Người ở vị thế bán sẽ có rủi ro lỗ nếu giá thị trường cao hơn giá trong hợp đồng.
- Chiến lược giao dịch của hợp đồng quyền chọn phức tạp hơn các sản phẩm phái sinh khác.
- Hợp đồng quyền chọn có mức độ thanh khoản thấp nên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Phí quyền chọn biến động và có xu hướng giảm khi gần đến ngày đáo hạn của hợp đồng.
Lưu ý khi giao dịch hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn luôn ẩn chứa những rủi ro từ thị trường. Vì vậy trước khi làm bất cứ việc gì trong thị trường tài chính. Nhà đầu tư cũng cần phân tích tìm hiểu kĩ càng về các công cụ và thị trường đó.
Đây là công cụ giao dịch phái sinh khá phức tạp. Vì vậy các nhà đầu tư cần cẩn thận khi sử dụng công cụ tài chính này.
Phí bảo hiểm tính trên các hợp đồng quyền chọn phái sinh có thể khá cao. Phí này phụ thuộc vào giá và ngày hết hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng. Rủi ro giao dịch quyền chọn gồm nhiều yếu tố: chênh lệch lãi suất, biến động thị trường, thời gian hết hạn và giá hiện tại của cặp tiền tệ.
So sánh hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai
Tiêu chí |
Hợp đồng quyền chọn |
Hợp đồng tương lai |
Tính chuẩn hóa |
Tài sản cơ sở có thể là tài sản bất kỳ. |
Tài sản cơ sở được chuẩn hóa về khối lượng điều khoản, giá trị |
Nơi giao dịch |
Thị trường phi tập trung hoặc thông qua MXV. |
Thị trường tập trung (hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh) |
Ký quỹ và bù trừ |
Các nhà đầu tư tham gia hợp đồng không cần phải ký quỹ. Người mua quyền chọn chỉ phải trả phí quyền chọn, bên bán sẽ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với bên mua |
Nhà đầu tư bắt buộc phải ký quỹ để đảm bảo thanh toán. Hợp đồng tương lai sẽ được hạch toán và bù trừ theo ngày. Nhà đầu tư cập nhật thông tin về lãi/lỗ vào tài khoản ký quỹ của mình theo giá thực tế, và có thể phải ký quỹ bổ sung nếu cần |
Đóng vị thế |
Để đóng vị thế, nhà đầu tư cần mở vị thế mua đối lập để mua lại quyền của mình. |
Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bằng cách tham gia vị thế đối ngược với hợp đồng tương lai tương tự |
Tính bắt buộc |
Bên có quyền chọn mua hoặc chọn bán sẽ không bắt buộc phải thực hiện vị thế khi đến ngày đáo hạn |
Nhà đầu tư có quyền thực hiện theo hợp đồng khi đáo hạn. |
Quy mô hợp đồng |
Phụ thuộc vào các điều khoản và thỏa thuận trong hợp đồng |
Không có quy mô hợp đồng |
Các sàn cho phép giao dịch hợp đồng quyền chọn
Kể từ ngày 26/6/2023, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) đã chính thức triển khai giao dịch các hợp đồng quyền chọn hàng hóa trên phạm vi toàn quốc. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Theo Quyết định số 556/QĐ/TGĐ-MXV, ban hành đặc tả hợp đồng quyền chọn hàng hóa giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, sẽ có 8 sản phẩm quyền chọn bắt đầu được giao dịch kể từ ngày 26/6/2023, gồm: Ngô (CBOT), đậu tương (CBOT), lúa mì (CBOT), cà phê Arabica (ICE US), đường 11 (ICE US), dầu thô WTI (NYMEX), dầu thô Brent (ICE EU) và khí tự nhiên (NYMEX).
Các sản phẩm được giao dịch trong hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam đều là những sản phẩm có tính thanh khoản cao nhất đối với hợp đồng quyền chọn trên thế giới. Bên cạnh đó, thời gian giao dịch các sản phẩm này cũng rất phù hợp với các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về hợp đồng quyền chọn là gì? Rất mong những kiến thức phân tích cơ bản trên đây sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư hiểu biết thêm về thị trường tài chính nói chung và thị trường giao dịch hàng hoá nói riêng.
Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thông tin nào cần được hỗ trợ giải đáp đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi, hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé!
Xem thêm: Hợp đồng kỳ hạn Forward Contract là gì?
Có thể bạn quan tâm: 6 cách đầu tư tiền thông minh không nên bỏ lỡ
Tham khảo ngay: Quản lý rủi ro là gì? 7 loại rủi ro thường gặp trong đầu tư