Thị trường cà phê chịu tác động của những yếu tố nào? Cà phê luôn là một trong những ngày quan trọng có sức hấp dẫn trên toàn thế giới mà còn tại Việt Nam. Tuy nhiên giá cà phê chịu khá nhiều tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố chứ không chỉ đơn giản là câu chuyện anh cần tôi có, tiền trao cháo múc. Có đến hàng tá nguyên nhân tác động lên giá cà phê có thể là vì “thời tiết ở Brazil” hay “đồng USD tăng giá”… Vậy cụ thể những yếu tố tác động lên thị trường cà phê là gì? Hãy cùng hanghoaphaisinh SACT tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
Thị trường cà phê chịu tác động của yếu tố nào?
Thời tiết
Khoảng thời gian từ 21/6 đến 25/8 hàng năm là khoảng thời gian diễn ra mùa đông ở Brazil. Giai đoạn này là giai đoạn lạnh nhất trong năm. Lúc này biểu đồ giá cà phê luôn luôn tỉ lệ nghịch với hàn thử biểu (chứng khoán chính là hàn thử biểu, bởi nó đóng vai trò huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, đưa ra dự báo đánh giá doanh nghiệp và tình hình nền kinh tế…). Tuy nhiên chỉ với một thông báo nhiệt độ tại các vùng trồng cà phê đang xuống thấp hơn 0°C hoặc dự báo sẽ lạnh trong những ngày tới kiểu gì ngày hôm sau giá cũng tăng hoặc ít nhất không giảm thêm. Người kinh doanh họ sẽ thuận theo thời cơ này để mua hay bán, người nông dân thì sẽ dựa vào điều này để bán thành quả mình tạo ra bởi khi thời tiết xuống 0°C có thể xảy ra sương giá như năm 1994 gây thiệt hại lớn đến ngành cà phê.
Tuy nhiên thực tế rằng câu chuyện sương giá gây hại vào năm 1994 cũng không dễ gì xảy ra. Nhiệt độ xuống dưới 0°C mới là điều kiện cơ bản tạo ra sương giá một cái quan trọng hơn mà ít khi nào các bản tin nhắc đến đó là áp suất của cột cao áp đạt 1030mb thường di chuyển từ miền nam Brazil đi lên mới tạo ra được sương giá. Cũng theo thông kê những cột cao áp đi từ phía đông vào hay cột cao áp xảy ra trước ngày 21-6 hay sau ngày 25-8 cũng khó gây sương giá. Vì vậy các bạn không nên đặt cược vào cuộc chơi thời tiết này cần có sự tìm hiểu kĩ càng, cân nhắc tìm hiểu thông tin đầy đủ để tránh “tiền mất tật mang”. Vì vậy thời tiết là yếu tố gây tác động lên thị trường cà phê khá lớn.

Giá trừ lùi:
Giá trừ lùi cà phê là yếu tố tác động lớn tiếp theo lên thị trường cà phê. Giá trừ lùi cà phê (Differential) là gì? Giá trừ lùi hay còn được hiểu là mức giá chênh lệch.
Thông thường các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong nước quy định rằng giá cà phê mà chúng ta thấy giao dịch trên thị trường London hàng ngày được hiểu là giá hàng GIAO TẠI CẢNG ĐẾN. Đồng thời theo lý thuyết ví dụ giá cà phê giao trong tháng 10 ở cảng A hôm qua tại mức 1.730 USD. Vậy nếu người mua yêu cầu giao hàng tại càng của người bán thường được gọi là FOB (FOB Hồ Chí Minh, FOB Hải Phòng…) thì họ sẽ trừ đi một khoản phí đó là phí vận chuyển, bảo hiểm…
Tuy nhiên theo sự biến hoá của thị trường ngoài những khoản phí là phí vận chuyển và bảo hiểm. Khoản”trừ lùi” này sẽ không chỉ bao gồm những lí do nêu trên mà còn là chất lượng, uy tín của thương hiệu cà phê nước này so sánh với những nước khác. Nên khoản trừ lùi ấy sẽ khác nhau. Vì vậy ví dụ khi nhắc đến giá cà phê tháng 10 hôm nay tại London 1.730 USD/ tấn, đây chỉ là cách nói rút gọn thôi chứ chưa đủ, mà nó còn chỉ định rõ cà phê đó có chất lượng như thế nào. Ở đây trong giới cà phê mọi người sẽ tự hiểu với nhau đây là loại cà phê R2 với 1% tạp chất, 5% đen vỡ 13% độ ẩm, 90% hạt trên sàng 13 (5ly). Vì đây loại cà phê chất lượng mà khả năng các nhà xuất khẩu có thể chế biến được.
Nếu vào thời điểm đó giá cà phê của nước khác có tiêu chuẩn tốt hơn thì giá trừ lùi sẽ ít hơn.
Việt Nam chúng ta chưa bao giờ làm chủ được mức giá trừ lùi cà phê. Mà hầu như hoàn toàn do người mua quyết định. Có một sự thật rằng những người mua ở Châu Âu hay Châu Mỹ luôn đặt ra mức giá trừ lùi cà phê thông nhất tại một thời điểm mua nào đó. Trong khi người Việt Nam lại không thực hiện được điều tương tự vậy
Giá trừ lùi cũng có những ảnh hưởng khá lớn đối với thị trường cà phê trong nước và quốc tế mà nhà đầu tư cần cân nhắc.

Ngưng thua lỗ (Stop Loss)
Ngưng thua lỗ là cụm từ không còn. xa lạ gì đối với những nhà buôn bán cà phê trên trên thị trường cà phê. Đó là khi nhà kinh doanh cà phê đã bán ở dạng mức giá London trừ lùi tuy nhiên chưa chốt giá (chỉ mới chốt mức cộng hay trừ) đã đến thời gian gao hàng, hoặc do mong muốn bán sớm thì hàng vẫn có thể được giao. Giá đóng cửa giao dịch của ngày giao hàng trên thị trường London sẽ dùng sẽ dùng để tính tiền trả cho người bán. Tuy nhiên chỉ được thanh toán 70% so với đơn hàng.
Cụ thể: Bạn bán London tháng 9 với mức giá trừ lùi là 100 đô la Mỹ, tuy nhiên bạn vẫn chưa chốt giá. Hôm thứ sáu bạn đã giao hàng với giá hôm đó là 1730$ trừ lùi. 100$ còn lại là 1630$. Giá này được sử dụng để tạm tính làm cơ sơ cho thanh toán trước 70% cho bạn tức là 1630$ x 70% = 1141$/tấn. Sau đó bạn chờ đợi cho đến ngày thanh toán cho xong cái hợp đồng vừa rồi. Nhưng do những nguyên nhân phía trên như thời tiết lạnh, ngày nào cũng đầy mây đen. Nhiều người bán chấp nhận hạ giá gọi chốt, chấp nhận lỗ. Nhưng cũng có một phần nhỏ quyết định chờ đến cùng. Tuy nhiên điều họ sợ đã đến cái giá 1630$ nay chỉ còn là giấc mơ, giá đã xuống thấp đến mức 1141$/tấn thì theo hợp đồng đó sẽ được tự động chốt giá để “Bảo vệ quyền lợi của người bán” không bị thua lỗ thêm nữa. Điều này được gọi là “Stop Loss”
Trong câu chuyện này người nông dân cũng chịu một số những ảnh hưởng nhất định từ biến động của thị trường cà phê.

Kết luận,
Câu chuyện giá cả trên thị trường cà phê không mới. Thị trường cà phê ở Việt Nam vẫn phải chịu nhiều cái kết đắng do thiếu những đội ngũ tinh nhuệ trong việc nghiên cứu và có những báo thị trường rành mạch, công nghệ sản xuất vẫn chưa cao ta vẫn bị ép giá nhiều. Rất mong bài viết trên đây đã phần nào giúp nhà đầu tư hiểu hơn về những tác động lên giá của thị trường cà phê.
Xem thêm những bài viết về đầu tư cà phê tại đây: