So sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán, chứng khoán phái sinh


Thị trường hàng hoá phái sinh và chứng khoán, chứng khoán phái sinh là ba kênh đầu tư tài chính rất tiềm năng. Không chỉ vậy, ba thị trường này đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư cá nhân cũng như doanh nghiệp. Vậy ba thị trường này khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc so sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán, chứng khoán phái sinh. Cùng tìm hiểu ngay!

Thị trường hàng hóa là gì?

Thị trường hàng hóa là nơi giao dịch hàng hoá theo các chỉ số về giá thông qua Sở Giao dịch hàng hoá. Sản phẩm của thị trường hàng hoá là hợp đồng giao dịch. Bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

Hàng hoá phái sinh là gì
Hàng hoá phái sinh là gì?

Những mặt hàng được giao dịch trong thị trường hàng hoá phái sinh là sản phẩm của các ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Trong đó, có 4 nhóm mặt hàng chính, đó là Nông sản, Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại và Năng lượng.

Xem thêm: Cấu trúc thị trường hàng hóa gồm những gì

Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi cổ phiếu hoặc trái phiếu; thông qua các công ty chứng khoán. Thị trường này bao gồm các loại cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc các loại cổ phiếu giao dịch không công khai, ví dụ như chia cổ phần thông qua việc gọi vốn cộng đồng. 

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán được quản lý bởi các tổ chức, cơ quan Nhà nước. Bao gồm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Cùng với đó là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), nơi lưu trữ các thông tin về chứng khoán.

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh được hiểu là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, trong đó giá trị phụ thuộc vào một hay nhiều loại tài sản cơ sở (hàng hoá, công cụ tài chính). Giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, thời điểm thực hiện giao dịch sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai.

Bao gồm 4 loại: Hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi. Tại Việt Nam, hiện mới cho phép giao dịch Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu (Tài sản cơ sở là chỉ số VN30) và trái phiếu chính phủ (tài sản cơ sở là TPCP kỳ hạn 5 năm/kỳ hạn 10 năm).

So sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán
So sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm:

So sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán

HÀNG HÓA PHÁI SINHCHỨNG KHOÁN
Bản chấtLà giao dịch hợp đồng các loại hàng hóa như cà phê, đường, ngô, đậu tương…Chứng khoán cơ sở là giao dịch mua bán cổ phần của một công ty
Mức kí quỹMức kí quỹ cao , tỉ lệ 1:10 – 1:30Mức kỹ quỹ thấp đối với chứng khoán cơ sở, tỉ lệ 1:1
Lãi qua đêmKhông13%/năm (365 ngày)
Tính thanh khoảnTính thanh khoản cao bởi vì thị trường hàng hóa giao dịch với thị trường thế giớiTính thanh khoản trung bình, trong đó cổ phiếu có mức thanh khoản cao nhất
Thời gian chờT+0, có thể mua bán ngay lập tứcT+3, cần 3 ngày sau cổ phiếu về tài khoản mới có thể quyết định bán được
Pháp lýBộ Công thương cấp phépBộ Tài chính cấp phép
Tính rủi roThấp vì hàng hóa có điểm hòa vốn (vô hình chung có thể biết được giá thấp nhất của loại hàng hóa đó)Cao, giá của cổ phiếu trở về 0 nếu công ty phá sản                                                                                
Tính sinh lờiBiến động cao, phụ thuộc vào từng loại hàng hóaBiến động thấp, tối đa 10%/ngày ( theo HNX)
Cách thức mua bánMua bán 2 chiều, thị trường biến động theo xu hướng tăng hoặc theo xu hướng giảm vẫn có lợi nhuậnMua bán 1 chiều, chỉ có thị trường xu hướng tăng mới có lợi nhuận
Quản lí tài khoản khách hàngThông qua công ty hàng hóa lên Sở hàng hóaThông qua công ty chứng khoán lên Sở chứng khoán
Bảng so sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán

Ngoài những tiêu chí cơ bản để so sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán. Chúng tôi sẽ so sánh ưu điểm của thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán.

Thị trường Hàng hoá phái sinh Chứng khoán cơ sở
– Phái sinh giúp tiếp cận với mọi đối tượng mong muốn giao dịch bao gồm:
+ Nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro
+ Nhà đầu cơ
+ Nhà kinh doanh chênh lệch giá
– Nhà đầu tư có thể linh hoạt lựa chọn những trường phái đầu tư phù hợp cho chính mình.
– Nhà đầu tư nên dựa vào các tiêu chí:
+ Mục tiêu đầu tư
+ Khả năng chấp nhận rủi ro
– Đòn bẩy tài chính lớn, đây là lợi thế đặc biệt của hàng hoá phái sinh và chứng khoán cơ sở. Nhà đầu tư khi khi tham gia giao dịch chỉ cần bỏ ra 1/10 (ký quỹ) giá trị hợp đồng Sử dụng đòn bẩy tài chính không quá cao. Lợi ích của nó là giúp hạn chế đến mức tối đa khả năng thua lỗ trong trường hợp cổ phiếu giảm giá
-Giao dịch vô cùng linh hoạt. Cách thức giao dịch tương đối giống cổ phiếu. Tuy nhiên giao dịch trong hàng hoá phái sinh có thể thực hiện báo khống (mở vị thế bán), giao dịch với T+0. Nghĩa là nhà đầu tư có thể chốt lãi ngay trong ngày hôm đóCường độ giao dịch tương đối thấp. Nhờ đó mà nhà đầu tư có thêm nhiều thời gian để thực hiện phân tích trước khi đưa ra bất kì quyết định đầu tư gì
– Tổng số lượng phái sinh không hề bị hạn chế, được chuẩn hoá có tính thanh khoản cao được giao dịch tập trung trên Sở giao dịch. Việc định giá, khối lượng, giá trị giao dịch được công bố công khai, rộng rãi và linh hoạt, nhờ đó mà giúp thị trường này tăng tính thanh khoản. – Có rất nhiều loại cổ phiếu để có thể lựa chọn. Ngược lại với hàng hoá phái sinh chỉ có những sản phẩm nhất quá: kim loại, nông nghiệp…. Chứng khoán đa dạng nhờ cổ phiếu của các công ty được niêm yết trên sàn.

So sánh thị trường hàng hoá phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh

HÀNG HÓA PHÁI SINHCHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
Bản chấtHàng hóa phái sinh là giao dịch hợp đồng các loại hàng hóa như cà phê, đường, ngô, đậu tương…Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở ( chỉ số VN30)
Mức kí quỹMức kí quỹ cao , tỉ lệ 1:10 – 1:30Mức kỹ quỹ trung bình đối với chứng khoán phái sinh, tỉ lệ 1:10
Lãi qua đêmKhông13%/năm (365 ngày)
Pháp lýBộ Công thương cấp phépBộ Tài chính cấp phép
Tính sinh lờiBiến động cao và phụ thuộc vào từng loại hàng hóaBiến động thấp, tối đa 7%/ngày
Tính thanh khoảnHàng hóa phái sinh tính thanh khoản cao vì thị trường hàng hóa giao dịch với thị trường thế giớiChứng khoán phái sinh tính thanh khoản nhỏ
Tính rủi ro– Rủi ro thấp vì hàng hóa có điểm hòa vốn và đầu tư những mặt hàng thiết yếu cơ bản
– Giá biến động không quá xa so với giá thành sản xuất của người tiêu dùng
– Tính ổn định theo đồ thị Sin Cos, đầu tư dài hạn dễ chiến thắng
– Chỉ số bị điểu khiển bởi các mã lớn như Masan, Bảo Việt, Vinamilk,Vincom…
– Lãi lỗ có thể rất lớn vào phiên ATC có thể tăng giảm 10 điểm rủi ro khá lớn, khó chiến thắng thị trường
Bảng so sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán phái sinh
so-sanh-thi-truong-hang-hoa-va-thi-truong-chung-khoan
So sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán

Kết luận

So sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán, chứng khoán phái sinh giúp nhà đầu tư nhìn rõ được những điểm khác nhau nổi bật của mỗi thị trường. Thông qua đó, nhà đầu tư có thể lựa chọn tiếp cận kênh đầu tư nào phù hợp và mang lại lợi nhuân tốt nhất. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp được những thông tin hữu ích giúp các nhà đầu tư ra quyết định đúng đắn trong tương lai.

Đừng quên theo dõi  Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa Đông Nam Á (SACT) để thường xuyên cập nhật các tin tức mới nhất về thì trường tài chính nhất là thị trường đầu tư hàng hoá phái sinh!

Viết một bình luận

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Chung cư CT36A, Định Công Hạ, Hoàng Mai, Hà Nội

CN1: 25 Sunrise B, KĐT The Manor Center Park Nguyễn Xiển, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, Hà Nội

024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com