LO NGẠI GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA GIẢM SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG CẤU TRÚC QUYỀN CHỌN NHƯ THẾ NÀO?
Hiện nay, các nhà môi giới có thể cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp không chỉ là những sản phẩm tương lai giá cả hàng hóa, sản phẩm quyền chọn mà còn cả hợp đồng cấu trúc quyền chọn nhằm bảo hiểm rủi ro giá cà phê lên xuống. Ở các chương trước, chúng ta đã được làm quen với các sản phẩm quyền chọn đơn giản (vanilla). Trong phần này, nhóm tác giả muốn đi sâu hơn nhằm phản ánh những giải pháp cụ thể mà các nhà rang xay lớn trên thế giới sử dụng, cũng như một số sản phẩm phức hợp của nhiều môi giới đã và đang giúp bảo hiểm khá hiệu quả khi giá cà phê biến động mạnh.
Hợp đồng cấu trúc quyền chọn là gì? là tổng hợp của các chiến lược mua bán hợp đồng quyền chọn đơn giản, ví dụ mua call + bán put, mua put + bán call…cùng mức giá chốt hoặc khác mức giá sẽ cho ra những sản phẩm cấu trúc khác nhau nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh dựa trên một mức chi phí phù hợp.
Theo thông lệ, nhà đầu tư (doanh nghiệp cà phê) trên thế giới có thể Mua quyền chọn mua, Mua quyền chọn bán; Bản quyền chọn mua và bán quyền chọn bán. Nhưng thực tế diễn ra chỉ có chiều Mua quyền chọn Mua hoặc Bán mới được phép, pháp luật Việt Nam cũng quy định rất rõ đối với hoạt động giao dịch hàng hóa, giao dịch ngoại tệ của khách hàng và ngân hàng. Bạn có thể dễ dàng thấy rằng, trên thế giới rất hạn chế đối với những giao dịch bán quyền chọn do đặc điểm rủi ro không giới hạn của sản phẩm, do đó các tổ chức định chế cần được cấp hạn mức giao dịch hoặc ký quỹ trước khi thực hiện.
Trước khi đi vào nghiên cứu sâu hơn, chúng ta lấy biểu giá đang giao dịch thực trên sàn như sau để thống nhất cùng phân tích tác động của hợp đồng cấu trúc khi giao dịch.
Giá cà phê Robusta hiện tại là hợp đồng giao dịch tháng 9 trên ICE Europe: 1450 USD/tấn.
Doanh nghiệp A: Là doanh nghiệp cà phê đang lo ngại giá cà phê robusta giảm giá, mức giá cuối cùng mà A dự kiến bảo hiểm đầu ra là 1400 USD/tấn, đây là giá bán tối thiều kỳ vọng của Doanh nghiệp trong thương vụ này:

a) Tình huống 1: Doanh nghiệp cà phê A ký kết với Ngân hàng B với nội dung hợp đồng như sau:
“Nếu giá cà phê giảm dưới mức 1400 USD/tấn. Ngân hàng sẽ thanh toán chênh lệch này cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu giá cà phê tăng lên trên mức 1500 USD/tấn, thì doanh nghiệp A phải trả chênh lệch cho Ngân hàng”.
Phân tích hợp đồng:
– Doanh nghiệp A hoàn toàn có lợi khi tham gia gói bảo hiểm này khi xác định mức giá bán rẻ nhất cũng là 1400 USD.
– Nếu giá tăng thì Doanh nghiệp A sẽ bán được hàng thật với giá cao hơn nên không quá lo lắng khi giá cà phê vượt lên mức 1500 USD.
Phân tích chi phí của hợp đồng cấu trúc quyền chọn:
Bản chất của gói bảo hiểm cấu trúc quyền chọn này là Mua quyền chọn Bán và Bán quyền chọn Mua. Nhìn vào bảng điện chi phí trên cho thấy

Chi phí của Doanh nghiệp trong việc bảo hiểm giá Robusta là: – 25 + 16 = – 9 USD/lot (tương đương 0.9 USD/tấn), mức chi phí này là khá hợp lý để sử dụng công cụ bảo hiểm này.

MÔ PHỎNG BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP

b) Tình huống 2: Doanh nghiệp cà phê A ký kết với Ngân hàng B với nội dung hợp đồng như sau:
“Nếu giá cà phê giảm dưới mức 1400 USD/tấn, Ngân hàng sẽ thanh toán chênh lệch này cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu giá cà phê tăng lên trên mức 1500 USD/tấn, thì doanh nghiệp A phải trả chênh lệch cho Ngân hàng, mức tối đa thanh toán chênh lệch là 100 USD/tấn”.
Phân tích hợp đồng:
– Doanh nghiệp A hoàn toàn có lợi khi tham gia gói bảo hiểm này khi xác định mức giá bán rẻ nhất cũng là 1400 USD.
– Nếu giá tăng thì Doanh nghiệp A sẽ bán được hàng thật với giá cao hơn nên không quá lo lắng khi giá cà phê vượt lên mức 1500 USD.
– Nếu giá vượt quá mức 1500 USD, mức tối đa doanh nghiệp phải thanh toán là 100 USD/tấn.
Phân tích chi phí của hợp đồng cấu trúc quyền chọn:
Bản chất của gói bảo hiểm cấu trúc quyền chọn này là Mua quyền chọn Bán, Mua quyền chọn Mua và bán quyền chọn Mua. Nhìn vào bảng điện quyền chọn chi phí trên cho thấy:

Chi phí của Doanh nghiệp trong việc bảo hiểm giá robusta là: – 25 +16 – 12 = – 21 USD/lot (tương đương 2.1 USD/tấn), mức chi phí này là khá hợp lý để sử dụng công cụ bảo hiểm này.

MÔ PHỎNG BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP

Lưu ý: Đối với những Doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cấu trúc sản phẩm quyền chọn đặc biệt lưu ý đến những vấn đề sau:
– Phí đã niêm yết trên mạng nên hoàn toàn công khai minh bạch, doanh nghiệp có thể chọn các tháng bảo hiểm để tính toán chi phí.
– Thời hạn hợp đồng quyền chọn hết hạn cũng là lúc sản phẩm cấu trúc quyền chọn kết thúc, do đó cần xem xét những yếu tố liên quan như ngày thông báo đầu tiên, ngày giao dịch cuối cùng.
– Nếu giá đi ngược xu hướng Doanh nghiệp phải trả chênh lệch, thường thì các nhà môi giới sẽ cắt tài khoản ký quỹ.
– Giá hàng thật luôn biến động chậm hơn giá trên sàn, nên tập trung cho hàng trừ lùi.
Phòng đào tạo SACT