
Kết phiên thứ 2 ngày 10 tháng 10 cho thấy tâm điểm chú ý là mặt hàng nông sản với diễn biến giá lúa mì trên Sở Chicago bật tăng mạnh mẽ trước các lo ngại về nguồn cung. Hợp đồng Tương lai Lúa mỳ Hoa Kỳ – 12/22 (ZWZ22) tăng +6.56% ghi nhận mức đóng cửa cao nhất trong vòng hơn 3 tháng qua. Căng thẳng chính trị leo thang lại một lần nữa là nguyên nhân thúc đẩy đà tăng đối với mặt hàng này. Nguy cơ xảy ra các hoạt động chiến sự khiến cho thị trường lo ngại về khả năng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc trên Biển Đen chấm dứt và là thông tin hỗ trợ rất mạnh đối với giá lúa mì.
Giá ngô đã bật tăng mạnh và đóng cửa ở ngay sát mốc kháng cự tâm lí 700 cents/giạ. Mặc dù đà tăng trong phiên sáng chủ yếu xuất phát từ ảnh hưởng của lúa mì nhưng lo ngại về hoạt động xuất khẩu ở các nước sản xuất chính đã giúp lực mua được duy trì.
Với hóm năng lượng, hôm qua là một phiên biến động giằng cơ và sau cùng đà giảm. Giá đã có lúc tăng nhẹ do tác động của lo ngại về thiếu hụt nguồn cung do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh OPEC+ cắt giảm sản lượng trong khi các lệnh cấm vận nhập khẩu dầu Nga của EU đang sắp đi vào triển khai. Tuy vậy, đến phiên tối, giá đã giảm trở lại sau khi chạm kháng cự tại vùng 93,2 USD/thùng. Bên cạnh đó, tuần này thị trường cũng đón nhận một loạt các dữ liệu mới về tình hình vĩ mô cũng như dữ liệu thị trường.
Nhóm kim loại có diễn biến trái chiều, trong khi Hợp đồng Tương lai Đồng – 12/22 (CPEZ22) tăng +1.52% do được hỗ trợ bởi thông tin nguy cơ kim loại của Nga bị cấm trên Sàn giao dịch Kim loại London (LME) có thể loại một số doanh nghiệp lớn nhất thế giới khỏi thị trường, gây rung chấn lớn trên toàn thế giới. Vào hôm 6/10, LME đã khởi động quá trình thảo luận dài ba tuần về việc cấm kim loại của Nga, có khả năng đi vào hiệu lực sớm nhất trong tháng tới; thì Hợp đồng Tương lai Bạc – 12/22 (SIZ2) giảm tới -3.18%.
Nhóm nguyên liệu biểu hiện rõ sự phân hóa và biến động hẹp khi mà Bông tăng +4.45%; Cà phê Arabica giảm -0.3% trong khi ca cao giảm -0.59%, Đường giảm -0.37%