Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Sở giao dịch hàng hóa là gì? Những điều chưa biết về Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam


Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, một cái tên vừa lạ vừa quen đối với các Nhà đầu tư mới biết đến và tìm hiểu về thị trường hàng hóa phái sinh. Vậy Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì? Cách thức hoạt động ra sao, mời các Nhà đầu tư cùng tìm hiểu với SACT nhé!

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV là gì?

 

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

 

Sở giao dịch hàng hóa là một tổ chức trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương, cung cấp và duy trì nơi để thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa với các tiêu chuẩn và quy tắc giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam có tên gọi quốc tế là Vietnam Commondity Exchange (MXV) và hiện nay đang thực hiện được các giao dịch hàng hóa phái sinh như Xăng dầu, cà phê, cao su, gạo thô,…

MXV được thành lập ngày 01/9/2010 và chính thức được liên thông với các Sở Giao dịch hàng hóa thế giới từ ngày 09/4/2018 dựa trên Nghị định số 51/2018NĐ-CP. Ngày 17/8/2018 Sở Giao dịch hàng hóa Việt nam chính thức được vận hành. Đây được coi là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp Quốc gia duy nhất tại Việt Nam.

Cho tới thời điểm hiện tại MXV đã kết nối với hơn 40 Sở giao dịch hàng hóa quốc tế dựa trên hệ thống phần mềm giao dịch CQG, CQG là phần mềm giao dịch và lưu trữ dữ liệu uy tín nhất thế giới đã được vào hoạt động thay thế cho phần mềm Vision Commodity kể từ tháng 07/2020. Phần mềm này được cung cấp bởi Công ty Công nghệ đa quốc gia CQG.

Ngoài ra vào tháng 1/2021 MXV cũng đưa hệ thống M-System vào vận hành. M-System là hệ thống phần mềm quản trị giao dịch có giao diện thân thiện dễ sử dụng và đáp ứng được đầy đủ yêu cầu từ phía nhà đầu tư.

MXV đã và đang liên tục bổ sung, cải tiến và đa dạng hóa danh mục đầu tư để phục vụ nhu cầu giao dịch từ phía Nhà đầu tư bao gồm cả việc bảo hiểm rủi ro về giá hàng hóa cũng như các giao dịch chênh lệch giá của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. MXV đang từng bước mở rộng thị trường hàng hóa Việt Nam nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Chức năng và trách nhiệm của MXV

Hãy cùng SACT đi vào chi tiết để tìm hiểu về những nhiệm vụ quan trọng mà MXV thường đảm nhận.

Chức năng của Sở Giao Dịch Hàng Hóa

Theo khoản 1 điều 67 Luật thương mại số 36/2005/QH11 năm 2005, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV có 3 chức năng chính:

  • Cung cấp các điều kiện vật chất-kỹ thuật cần thiết để giúp giao dịch mua bán hàng hóa.
  • Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm
  • Điều hành các hoạt động giao dịch

Các chức năng này thể hiện thông qua việc:

  • Bảo hiểm giá cho người bán: Việc giao dịch thông qua Sở giao dịch hàng hóa sẽ giúp giá cả được ổn định hơn, giảm thiểu được rủi ro cho người bán, tránh được tình trạng “được mùa mất giá” bởi giá cả sẽ được các thành viên trên Sở giao dịch hàng hóa định giá.
  • Tạo lập thị trường: Sở giao dịch hàng hóa là nơi kết nối giữa các nhà đầu tư với người sản xuất và người tiêu dùng tạo nên chuỗi giao dịch tuần hoàn trên thị trường. Việc tạo nên những kết nối như vậy sẽ giúp thị trường hoạt động theo đúng quy chuẩn và giúp các nhà giao dịch thực hiện các hợp đồng thuận lợi hơn.
  • Nguồn thông tin nhanh chóng chính xác trên thị trường; Tất cả các thông tin từ các thị trường trên thế giới sẽ được phổ biến tại đây, bao gồm các dữ liệu thống kê, tình hình giao dịch hợp đồng trên thị trường, từ đó trở thành nguồn thông tin hữu ích cho mọi nhà giao dịch.
  • Phân loại hàng hóa: Tại sở giao dịch hàng hóa, tất cả các hàng hóa đều sẽ được phân loại và sắp xếp , kèm với đó là các thông tin chi tiết về sản phẩm giúp các nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn khi giao dịch hàng hóa tương lai.

Trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Tại điều 16 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) quy định về trách nhiệm của MXV như sau:

  • Tổ chức hoạt động mua bán hàng hóa đúng với quy định của Nghị định và điều lệ hoạt động của MXV.
  • Tổ chức thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa qua MXV.một cách công bằng, trật tự và hiệu quả.
  • Công bố Điều lệ hoạt động, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại phê chuẩn, cấp, sửa đổi, bổ sung; công bố danh sách và các thông tin về thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa; công bố thông tin về các giao dịch và lệnh giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và các thông tin khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
  • Thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thương mại về các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua MXV. và danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo.
  • Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch mua bán qua MXV.
  • Thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật.
  • Chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động mua bán qua MXV.
  • Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ.
  • Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên của MXV. trong trường hợp MXV gây thiệt hại cho các thành viên, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ hoạt động của MXV và theo các quy định khác của pháp luật.

Trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Cách thức hoạt động của MXV

Việc mua bán, giao dịch thông qua MXV được thực hiện thông qua các hợp đồng. Các loại hợp đồng đó bao gồm:

Hợp đồng kỳ hạn

Là loại hợp đồng mà bên bán cam kết giao, bên mua cam kết nhận một khối lượng hàng hóa xác định tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Với hình thức này thì bên mua tức nhà đầu tư hàng hóa chỉ cần nộp trước một khoản kỹ quỹ hoặc thế chấp tài sản nào đó để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng giữ hai bên, sau khi ký hợp đồng các bên cần tuân thủ và thực hiện hợp đồng và giá tri hợp đồng không bị ảnh hưởng bởi giá thị trường

Hợp đồng quyền chọn

Là loại hợp đồng mà bên mua có quyền được mua hoặc được bán một loại hàng hóa xác định với mức giá được định trước và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này. Bên mua quyền có quyền chọn mua hoặc không mua hàng hóa đó và người bán quyền chọn có trách nhiệm phải thực hiện quyền chọn mà bên mua đã lựa chọn,

Hợp đồng tương lai

Là hợp đồng phổ biến nhất, trong hợp đồng tương lai chỉ có giá sản phẩm là được thỏa thuận, còn lại khối lượng, thời gian và địa điểm giao – nhận hàng hóa đều được ấn định cụ thể và tiêu chuẩn hóa theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa.

Hợp đồng giao ngay

Là loại hợp đồng mà giá cả của hàng hóa ngay tại thời điểm giao dịch được lấy làm giá giao ngay và việc thực hiện hợp đồng diễn ra sau 1-2 ngày ký kết hợp đồng

Hợp đồng hoán đổi

Là loại hợp đồng mà người sử dụng hàng hóa muốn đảm bảo giá ở mức tối đa và đồng ý trả cho tổ chức tài chính một mức giá cố định. Đổi lại người sử dụng sẽ nhận được những khoản thanh toán dựa trên giá cả thị trường cho những hàng hoá liên quan. Ngược lại, người sản xuất muốn cố định thu nhập và đồng ý trả giá thị trường cho tổ chức tài chính, đổi lại cho việc nhận những khoản thanh toán cố định cho hàng hoá.

Thời gian giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)

Thời gian giao dịch mua bán trên Sở giao dịch hàng hóa sẽ được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch trên hợp đồng. Ngay sau khi hết hạn giao dịch, các bên nắm giữ hợp đồng phải có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản đã quy định trong hợp đồng.

Thời gian giao dịch sẽ do Sở giao dịch hàng hóa công bố cụ thể bao gồm: ngày giao dịch, phiên giao dịch, thời gian khớp lệnh giao dịch và giờ mở, đóng cửa của ngày giao dịch, nên các nhà đầu tư cần lưu ý theo dõi để thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.

Xem thêm: So sánh sự khác nhau giữa thị trường hàng hoá và thị trường ngoại hối

Phương thức giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)

Để có thể thực hiện được các giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV, các nhà đầu tư cần:

  • Tài khoản giao dịch tại công ty thành viên được MXV cấp phép như SACT
  • Nắm rõ thông tin về sản phẩm, hàng hóa và về thị trường cũng như các kiến thức giao dịch, đầu tư.
  • Nộp tiền ký quỹ và kích hoạc tài khoản giao dịch
  • Theo dõi email để nhận các thông tin về sao kê giao dịch hàng ngày
  • Rút, nạp tiền theo nhu cầu hoặc theo yêu cầu từ các thông báo SMS

Để thực hiện được nhứng điều này, nhà đầu tư cần lựa chọn chính sách công ty thành viên và bổ sung các kiến thức cần thiêt, xác định được mức vốn sẽ đầu tư và lựa chọn đầu tư sản phẩm phù hợp.

Một vài nguyên tắc trong giao dịch hàng hóa:

  • Lệnh mua có mức giá cao hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước
  • Lệnh bán có mức giá thấp hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
  • Trường hợp xuất hiện các lệnh mua, lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nào nhập trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Tham khảo ngay: So sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán, chứng khoán phái sinh

Những loại hàng hóa được giao dịch tại MXV

Căn cứ vào Quyết định số 4361/QĐ-BTC của Bộ Công thương quy định các loại hàng hóa được mua bán giao dịch trên MXV bao gồm:

Các loại hàng hóa được giao dịch tại MXV

TT Mô tả hàng hóa Mã H.S Ghi chú
01 Cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in 0901.11  
02 Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa 4001.10 Chỉ áp dụng đối với các mã HS: 40011011 và 40011021
03 Cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su xông khói 4001.21 Chỉ áp dụng đối với các mã HS: 40012110 (RSS1); 40012120 (RSS2); 40012130 (RSS3); 40012140 (RSS4); 40012150 (RSS5)
04 Cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật 4001.22 Các loại TSNR gồm SVR 10; SVR 20; SVR L; SVR CV; SVR GP; SVR 3L, SVR5
05 Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng 7208  
06 Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng 7209  
07 Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng 7210  
08 Các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán 7214 – Loại trừ các thép cơ khí chế tạo;- Chỉ áp dụng với loại có hàm lượng các bon dưới 0,6% tính theo trọng lượng

 

Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Đông Nam Á

Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa Đông Nam Á (SACT) là một trong những công ty hàng hóa phái sinh uy tín hàng đầu tại thị trường tài chính Việt Nam. Tháng 5/2022 SACT chính thức trở thành Thành viên kinh doanh (TVKD) của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV). Chúng tôi luôn tự hào về Giá Trị Cốt Lõi và Tầm nhìn Sứ mệnh của mình trong quá trình hỗ trợ Khách hàng đầu tư sinh lời cao trọng thị trường hàng hóa phái sinh  nói riêng và Sự phát triển của Thị trường Hàng Hóa Việt Nam nói chung. Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành và bộ phận tư vấn viên dày dặn kinh nghiệm, Nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện các giao dịch tại SACT

Kết luận

Trên đây là tổng hợp thông tin cơ bản về Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV, hy vọng với nguồn thông tin hữu ích này sẽ giúp các Nhà đầu tư có thêm kiến thức đầu tư để tham chiến đầu tư hiệu quả trên thị trường đầy tiềm năng này. SACT luôn sẵn sàng trở thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy của các Nhà đầu tư.

SACT kính chúc các Nhà đầu tư thành công!

 

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM