Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

So sánh sự khác nhau giữa thị trường hàng hoá và thị trường ngoại hối


Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ đang đưa thị trường ngoại hối (Forex) trở thành một trong những kênh đầu tư hàng đầu hiện nay. Cũng nằm trong top các kênh đầu tư được quan tâm nhiều nhất, thị trường hàng hoá đang bộc lộ ra nhiều ưu điểm và mang lại lợi nhuận lớn cho người tham gia. Vậy hai thị trường này có gì khác nhau? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc so sánh thị trường hàng hoá và thị trường ngoại hối để dễ dàng hơn khi đưa ra lựa chọn cho mình. Cùng SACT tìm hiểu ngay nhé!

Thị trường hàng hóa là gì?

Bên cạnh thị trường chứng khoán và chứng khoán phái sinh, thị trường hàng hoá (Commodity Market) là một thị trường vật lí hay thị trường ảo để mua, bán hay kinh doanh các sản phẩm thô hoặc sơ cấp. Hàng hóa được chia thành hai loại, bao gồm hàng hóa cứng và hàng hóa mềm.

Hàng hóa cứng thường là tài nguyên thiên nhiên cần quá trình dò tìm và khai thác như vàng, cao su và dầu. Mặt khác, hàng hóa mềm là sản phẩm nông nghiệp (ngô, lúa mì, cà phê,…) hoặc chăn nuôi như thịt lợn.

Thị trường hàng hoá
Thị trường hàng hoá

Thị trường ngoại hối là gì?

Có thể hiểu, thị trường ngoại hối (Forex) là nơi diễn ra giao dịch mua, bán, trao đổi tiền tệ quốc tế. Tại đó, các nhà kinh doanh tiến hành mua, bán ngoại hối để kiếm lời. Chủ yếu là trao đổi, mua, bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế.

Bất kể ở đâu diễn ra giao dịch giữa các đồng tiền khác nhau thì nơi đó được gọi là thị trường ngoại hối. Đây được xem là thị trường phi tập trung toàn cầu. Các nhà giao dịch và bên tham gia thị trường thực hiện hợp đồng dưới dạng điện tử theo phương thức ngoài sàn (Over the counter – OTC).

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện nay, chỉ các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới được cho phép kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam. Nếu ngoài các tổ chức trên thì việc kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực chưa được pháp luật cho phép.

Đồng thời, tại Việt Nam cũng chưa được phép mở các sàn Forex. Bởi vậy, khi người dân quyết định đầu tư vào lĩnh vực này là phải tự chịu trách nhiệm về những rủi ro tương lai và không được bảo vệ bởi Pháp luật Việt Nam.

Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối

So sánh thị trường hàng hoá và thị trường ngoại hối

  THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
Hình thức – Là thị trường mua – bán và trao đổi các nguyên liệu, nhiên liệu thô hoặc các sản phẩm sơ cấp.
– Phái sinh hàng hóa là giao dịch mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và quá trình giao nhận sẽ được thực hiện trong tương lai.
– Hàng hóa phái sinh ra đời trước được thiết kế dưới dạng hợp đồng tài chính. 
– Thị trường ngoại hối (Forex hoặc Foreign Exchange) là giao dịch ngoại hối trên thị trường tiền tệ thông qua các tổ chức tài chính lớn, các tập đoàn, ngân hàng trung ương, các quỹ phòng hộ và các cá nhân.
– Đầu tư ngoại hối được hiểu là hoạt động mua một loại tiền và bán loại tiền còn lại trong cùng 1 cặp tiền. Các nhà đầu tư sẽ tận dụng sự thay đổi giá trị của loại tiền này so với loại tiền khác bằng sự chênh lệch về giá sẽ diễn biến trong tương lai để tìm kiếm lợi nhuận. 
Pháp lý – Thị trường hàng hóa được bảo vệ và quản lý chặt chẽ bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam MXV. Đã được Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động theo Nghị định 51/2018/NĐ-CP.
– Tại Việt Nam, Bộ Công thương đã thành lập Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi cho bất kỳ nhà đầu tư nào tại Việt Nam.
– Tại Việt Nam, chưa được Nhà Nước cấp phép và công nhận thị trường Forex.
– Các giao dịch diễn ra bằng cách chuyển tiền ra nước ngoài qua một trang web. Do đó, mọi giao dịch trên nền tảng giao của sàn chưa minh bạch. Nếu sàn giao dịch không còn nữa thì sẽ gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư.
Sản phẩm giao dịch – Đuợc chia thành 4 nhóm chính : Nông nghiệp, Năng lượng, Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại. Bao gồm 35 sản phẩm hàng hóa giao dịch. 
– Nhà đầu tư thực hiện mua và ký hợp đồng tương lai. Tức là, hàng hóa được mua không phải ở thời điểm hiện tại mà là hàng hóa trong tương lai.
– Sản phẩm giao dịch chính là tiền của các quốc gia trên thế giới. Mỗi cặp tiền tệ có tỷ giá hối đoái khác nhau và luôn thay đổi theo thời gian hoặc theo thị trường. Các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này sẽ thực hiện mua bán các lọai tiền và kiếm lợi nhuận từ mức chênh lệch đấy.
Môi trường đầu tư – Thị trường hàng hóa phái sinh là môi trường đầu tư phù hợp với tất cả nhà đầu tư nhỏ lẻ, quỹ đầu tư và cả doanh nghiệp. 
– Có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.
– Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể tham gia thị trường ngoại hối.
– Trong thời gian đến có xu hướng bị kiểm soát. 
Mức kỹ quỹ – Mức ký quỹ cao
– Tỷ lệ ký quỹ vượt trội hơn so với các kênh đầu tư truyền thống (tối đa 1:30 đối với từng mặt hàng).
– Vốn bỏ ra tối thiểu có thể là 500 USD.
– Đây được cho là thị trường có mức ký quỹ thấp nhất, chỉ 1% giá trị giao dịch. Vốn bỏ ra 10 USD là có thể giao dịch được.
– Trong tương lai, nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay khi số tiền trên tài khoản ký quỹ xuống mức bằng hoặc thấp hơn mức ký quỹ duy trì.  
Cách thức mua bán – Mua bán qua công ty hàng hóa lên sở giao dịch hàng hóa – Giao dịch được xử lý bởi một cá nhân hoặc tập thể. Nhà giao dịch có thể mua vào một loại tiền tệ rồi sau đó bán ra hoặc bán ra trước đó rồi mua vào sau.
Tính rủi ro Tính rủi ro thấp vì hàng hóa có điểm hòa vốn. Mức độ biến động nhẹ. Tính rủi ro cao
Phí giao dịch – Chỉ thu phí giao dịch là 350.000 VND/ 1 lần mở hoặc đóng vị thế. Tổng là 700.000 VND/lot. 
– Không mất phí qua đêm, phí vay. 
– Chi phí xử lý giao dịch là khoảng chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán.
– Mất phí giao dịch, phí qua đêm.
Đòn bẩy Khi tham gia giao dịch, nhà đầu tư chỉ cần phải bỏ ra 1/10 (ký quỹ) giá trị của hợp đồng. Đòn bẩy hợp lý để đảm bảo an toàn rủi ro cho nhà đầu tư.  Đòn bẩy ở thị trường ngoại hối cao. Giao động từ 1:50 đến 1:1000( hoặc hơn). Điều này làm tăng khoản lời nhà đầu tư kiếm được, đồng thời làm tăng khoản lỗ khi nhà đầu tư thua lệnh. Đòn bẩy càng cao rủi ro càng lớn. 
Công cụ hỗ trợ Sử dụng phần mềm trực tiếp của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam giao dịch trưc tiếp với Sở giao dịch hàng hóa quốc tế.  Giao dịch chủ yếu trên nền tảng MT4 hoặc MT5. Nhưng các nền tảng chưa thật sự minh bạch. Giao dịch trên máy tính hoặc điện thoại.

Xem thêm: So sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán, chứng khoán phái sinh

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp Nhà đầu tư có thể so sánh được sự khác nhau giữa hai thị trường là thị trường hàng hoá và thị trường ngoại hối. Thông qua đó để đưa ra lựa chọn chính xác khi quyết định “bước chân” vào thị trường.

SACT kính chúc Nhà đầu tư thành công!

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM