Logo SACT

Thị trường hàng hóa là gì – Đặc điểm của thị trường hàng hóa


Ở Việt Nam hiện nay, thị trường hàng hóa phái sinh ở Việt Nam vẫn còn là một khái niệm khá mới đối với nhiều nhà đầu tư. Hãy cùng SACT tìm hiểu xem thị trường hàng hoá là gì qua bài viết này nhé.

Nội dung chính

Thị trường giao dịch hàng hóa là gì

Thị trường hàng hóa hay còn gọi là Commodity Market nơi để trao đổi, mua bán hay kinh doanh các loại sản phẩm như vàng, bạc, dầu thô, nông sản… Thị trường hàng hóa có thể là thị trường ảo hoặc thị trường vật lý.

Thị trường hàng hóa là một thị trường xuất hiện từ những năm 1630 tại Hà Lan và Anh Quốc và chính thức hoàn thiện vào cuối thể kỷ thứ 19. Đây là một trong những thị trường tài chính lâu đời nhất trên thế giới hiện nay.

Chúng ta nhìn thấy hàng hoá ở khắp mọi nơi quanh chúng ta. Giá cả của hàng hóa tăng hay giảm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Để có thể hiểu một cách đơn giản:

  • Những ai đi xe sử dụng xăng dầu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp khi giá xăng dầu thế giới tăng cao. Việc di chuyển của chúng ta sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với mọi khi, ảnh hưởng đến tài chính cá nhân.
  • Dự báo thời tiết nói rằng: lượng mưa ít có thể khiến cho cây ngô khó phát triển, khiến cho lượng ngô bị khan hiếm, từ đó giá ngô tăng lên và ảnh hưởng trực tiếp đến bữa ăn hàng ngày của chúng ta.
Xăng tăng giá ảnh hưởng người đi xe sử dụng xăng, dầu
Xăng tăng giá ảnh hưởng người đi xe sử dụng xăng, dầu (ảnh minh hoạ)

Vai trò của thị trường hàng hóa

Có thể nói, hàng hoá là một phần vô cùng quan trọng, không thể thiếu và tách rời trong cuộc sống của chúng ta.

Và để giải quyết được vấn đề này thì tồn tại một thị trường, đó chính là thị trường hàng hoá. Từ thời xa xưa, con người đã biết sử dụng tiền làm vật trao đổi giá chung. Việc trao đổi thông qua tiền đã tạo tiền đề, thúc đẩy cho nền văn minh loài người phát triển một cách vượt bậc.

Tuy nhiên, trước khi tiền giấy ra đời, thì cách thức thanh toán của con người chính là hình thức hàng – hàng. Nếu bạn muốn mua một đôi giày, thì bạn phải trao đổi với họ một loại hàng hoá mà người bán giày mong muốn hoặc hàng hoá mà bạn có.

Nhưng nếu bạn là một người chăn bò, chắc chắn bạn sẽ không muốn trao đổi cả một chú bò để đổi lấy một đôi giày chứ. Tuy đây là hình thức trao đổi khá hạn chế, nhưng nó đã tạo thành nền móng cho một công cụ cực kỳ thiết yếu phục vụ cho việc kinh doanh, đời sống loài người hiện nay.

Hình thức hàng đổi lấy hàng
Hình thức hàng đổi lấy hàng (ảnh minh hoạ)

Hàng hóa phái sinh là một hình thức giao dịch mà khi đó các nhà đầu tư tiến hành thực hiện việc mua và bán một khối lượng hàng hóa tại một mức giá xác định và việc chuyển giao này được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa… đều được xác định bởi Sở giao dịch hàng hóa quy định.

Trước đây, để thực hiện được việc giao dịch này, bạn cần phải đến những nơi như ngân hàng thương mại, sở giao dịch hàng hoá để thực hiện giao dịch. Cùng với đó bạn cũng phải biết vẽ những biểu đồ phân tích kỹ thuật và phân tích bằng tay – điều mà một chuyên gia phân tích mới có thể làm được.

Ngày nay, chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối internet và ngồi tại nhà, bạn cũng có thể thực hiện việc mua – bán cũng như phân tích với những công cụ biểu đồ được tích hợp sẵn trên những nền tảng giao dịch cũng như các bên cung cấp dịch vụ biểu đồ giá.

Chính vì điều này, nên tính minh bạch của thị trường hàng hoá ngày càng tăng cao khi bất cứ ai, ở bất kỳ đâu, bất kể thời gian nào trên thế giới đều có thể giao dịch hàng hoá phái sinh.

Tại Việt Nam, Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á SACT là một trong những sàn giao dịch hàng hóa phái sinh hàng đầu với mức phí giao dịch ưu đãi, được chứng nhận thành viên bởi Bộ Công thương, cung cấp những dịch vụ giao dịch sản phẩm hàng hoá.

Cách để tham vào thị trường này có hai cách:

  • Cách trực tiếp là thông qua thị trường phái sinh hàng hoá
  • Cách gián tiếp là mua/ bán cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực kinh doanh – sản xuất hàng hoá.

Các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường hàng hóa

 Thị trường hàng hoá được chia ra làm 4 nhóm chính: Nông sản – Năng lượng – Kim loại – Nguyên liệu công nghiệp

  • Nhóm Nông sản gồm những loại nông sản như đậu tương, lúa mỳ, ngô,…
  • Nhóm năng lượng gồm dầu thô, khí gas tự nhiên, than, điện,…
  • Nhóm Kim loại được chia làm 2 loại là Kim loại thường (gồm sắt – thép – alumi – đồng) và Kim loại hiếm (gồm vàng – bạc – platium – palladium)
  • Nhóm nguyên liệu công nghiệp gồm: bông, café, ca cao, đường,…
Các loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường hàng hoá phái sinh
Các loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường hàng hoá phái sinh (ảnh minh hoạ)

Với mỗi nhóm hàng hoá sẽ có những đặc điểm và những yếu tố tác động đến giá cả khác nhau, cùng với đó là các khung giờ giao dịch khác nhau. Nhà đầu tư cần nắm rõ những điều này trước khi bắt đầu giao dịch để việc đầu tư diễn ra một cách hiệu quả. Đọc thêm về những điều cần lưu ý của mỗi nhóm hàng hoá này tại đây.

Đặc điểm của thị trường hàng hóa

Nếu như những năm gần đây, đầu tư chứng khoán đang chiếm ưu thế và được đông đảo những nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn thì đến nay, sự xuất hiện, ra đời của đầu tư hàng hóa phái sinh đang dần thay thế cho các kênh đầu tư cơ sở truyền thống. Sau đây là 4 lợi ích từ đầu tư hàng hóa phái sinh:

  • Tính minh bạch cao: được Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động công khai tại Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh đã được pháp luật bảo vệ nên các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm giao dịch, thực hiện một cách minh bạch, an toàn.
  • Tỷ lệ ký quỹ vượt trội: so với những kênh đầu tư truyền thống khác như bất động sản hay chứng khoán, thì phái sinh hàng hóa có tỷ lệ ký quỹ ưu việt hơn. Tối đa 1:30 trên một hợp đồng, mức ký quỹ này có thể sẽ thay đổi tùy theo từng mặt hàng.
  • Tính thanh khoản cao: đối với thị trường bất động sản hay gửi lãi ngân hàng, các nhà đầu tư sẽ mất một khoảng thời gian mới có lợi nhuận. Nhưng với thị trường hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao do thực hiện giao dịch trực tiếp tới các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế và thời gian giao dịch sẽ tùy theo từng mặt hàng giao động từ 8 giờ đồng hồ đến 18 giờ trên ngày (từ thứ 2 – thứ 6). Thực hiện giao dịch hai chiều với thời gian chờ T+0, vì vậy nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận về ngay sau khi thực hiện giao dịch mua và bán.
  • Đầu tư mọi lúc mọi nơi: đầu tư hàng hóa phái sinh chủ yếu được diễn ra qua hình thức trực tuyến, qua hệ thống phần mềm giao dịch tiện ích đa nền tảng, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm đầu tư mọi lúc mọi nơi chỉ cần có thiết bị liên kết mạng Internet. Điều đó giúp hạn chế tối đa thời gian đi lại và tiết kiệm chi phí cho các nhà đầu tư.
Ưu và nhược điểm thị trường hàng hoá phái sinh
Đặc điểm thị trường hàng hoá phái sinh (ảnh minh hoạ)

Các chủ thể trên thị trường hàng hóa

Trên thị trường phái sinh hàng hoá, có 3 chủ thể chính tham gia vào thị trường này:

  • Các nhà đầu tư thương mại hoặc tổ chức của hàng hóa (hay còn gọi là những người tạo lập thị trường)
  • Những nhà phòng vệ giá
  • Những nhà đầu tư chênh lệch giá
Các chủ thể trên thị trường hàng hoá phái sinh
Các chủ thể trên thị trường hàng hoá phái sinh (ảnh minh hoạ)

Nhà tạo lập thị trường (Market Maker) là một trong những thành viên của các sở giao dịch hàng hoá, có nghĩa vụ tạo thanh khoản cho các thị trường bằng cách niêm yết mua và bán hai chiều cùng thời điểm ở bất cứ lúc nào cho các hàng hoá đặc tả theo yêu cầu của sở giao dịch hàng hoá. Đây là một trong những yếu tố chính để có thể duy trì được thị trường.

Những nhà phòng vệ giá (Hedger), là những người muốn giảm thiểu rủi ro tối đa cho mỗi thương vụ của mình để thu về được lợi nhuận mong muốn cho việc kinh doanh của mình. Những nhà phòng vệ giá có thể là những người nông dân cần bảo vệ giá trước sự xuống dốc của mùa vụ, hay những nhà chế biến thực phẩm khi họ gặp phải sự tăng giá nguyên liệu đầu vào…

Việc tồn tại thị trường phái sinh hàng hoá còn giúp cho những nhà phân phối cùng các bên dịch vụ xử lý được những vấn đề về chi phí cũng như dòng tiền, giúp việc kinh doanh không bị gián đoạn.

Những nhà đầu tư chênh lệch giá (Arbitrageurs) đơn giản là những nhà đầu tư quan tâm đến sự tăng giảm của giá cả hàng hoá, từ đó có thể kiếm được khoảng chênh lệch giá, tạo ra lợi nhuận.

Có thể bạn quan tâm:

So sánh thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán

Ban đầu nếu thoạt nhìn những biểu đồ, thì có thể bạn sẽ nghĩ rằng thị trường chứng khoán và thị trường hàng hoá là giống nhau, nhưng thực tế thì không phải như vậy:

  • Cả hai thị trường đều là thị trường tài chính được pháp luật bảo hộ và có những nhà tạo lập thị trường. Tuy nhiên, định nghĩa của “tạo lập” ở đây khá là đối lập nhau. Một nhà tạo lập ở thị trường chứng khoán chỉ ở một khu vực, lãnh thổ nhất định, hoàn toàn có thể thao túng giá cổ phiếu theo ý mình nhằm mục đích cá nhân. Còn với thị trường hàng hóa, vì nền kinh tế toàn thế giới đều phải tham gia vào dòng chảy của thị trường này, vậy nên rất khó (hoặc có thể nói là không thể) thao túng được giá của mỗi loại hàng hoá. Điều này giúp cho thị trường hàng hoá có tính minh bạch rất cao, nhà đầu tư có thể yên tâm khi tham gia thị trường.
  • Thời gian khớp lệnh của thị trường chứng khoán T+3 (tức 3 ngày sau khi mua cổ phiếu mới có thể bán và tiền bán cổ phiếu về sau 2 ngày), còn của thị trường hàng hoáT+0. Nhà đầu tư hoàn toàn mở lệnh ngay lập tức khi thấy có cơ hội và đóng ngay khi thấy có rủi ro xuất hiện.
  • Vì thời gian khớp lệnh của thị trường hàng hoá là T+0, không chỉ có vậy, thị trường hàng hoá còn có thể giao dịch hai chiều, nên những cơ hội đầu tư trên thị trường này xuất hiện hàng ngày. Ngoài ra, nếu bạn gặp phải thua lỗ, bạn có thể mua – bán đối ứng với vị thế hiện tại để giảm phần thua lỗ. Còn thị trường chứng khoán chỉ có thể giao dịch một chiều là mua lên, nên nếu thị trường giảm giá, không có cách nào khác để có thể giảm lỗ ngoài việc chờ giá cổ phiếu tăng trở lại hoặc cắt lỗ. 
  • Hàng hoá phái sinh khi giao dịch sẽ không bị tính phí qua đêm, còn thị trường chứng khoán là khoảng 13%/năm. Vậy nếu nhà đầu tư có xu hướng nắm giữ lâu dài, thì thị trường hàng hoá sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được chi phí hơn rất nhiều so với thị trường chứng khoán
Khác biệt giữa thị trường chứng khoán và thị trường hàng hoá phái sinh
Khác biệt giữa thị trường chứng khoán và thị trường hàng hoá phái sinh (ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần trang bị những kiến thức về quản lý rủi ro cá nhân và tâm lý đầu tư vì biến động của giá cả hàng hoá trong một ngày sẽ xảy ra liên tục. Nhà đầu tư cần phải trang bị đầy đủ các kiến thức trên để có thể có những phương án đầu tư hiệu quả, tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.

Sơ lược về thị trường hàng hóa Việt Nam

Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV
Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (ảnh minh hoạ)

Trong năm 2020 vừa qua, tổng vốn hoá thị trường hàng hóa phái sinh thế giới đạt ~ 1 tỷ USD, trong đó, Việt Nam chúng ta trong năm vừa qua lần đầu vượt mức vốn hoá 10k tỷ VNĐ (chiếm 4,27% tổng vốn hoá toàn cầu).

Đây là một con số đáng nể khi mà lượng nhà đầu tư tham gia thị trường phái sinh hàng hoá mới chỉ chiếm 0,2% dân số Việt Nam. Điều này cho thấy một sự tăng trưởng vô cùng nhanh của thị trường này tại Việt Nam, một tiềm năng to lớn khi mà bản thân Việt Nam chúng ta cũng là một nước có lượng xuất/ nhập khẩu mặt hàng nông sản thuộc top thế giới.

Nhà nước vẫn liên tục tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường hàng hoá khi chúng ta vẫn liên tục bổ sung thêm các sản phẩm mới nhằm bắt kịp xu hướng mới của thế giới. Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV cũng đã đặt mục tiêu nỗ lực nâng cao tầm vóc và vị thế của Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành Sở giao dịch hàng hóa lớn nhất khu vực Đông Nam Á trong tương lai gần.

Bên cạnh đó, người hàng xóm láng giềng của chúng ta là Trung Quốc có tổng khối lượng giao dịch chiếm tới hơn nửa tổng giao dịch của toàn thế giới. Điều đó cho thấy họ có tham vọng và mong muốn tạo lập, làm chủ thị trường hàng hoá một cách có chiều sâu.

Việc nằm cạnh một đất nước có sự phát triển mạnh về thị trường hàng hoá như vậy có thể thúc đẩy rất nhiều cho những thị trường non trẻ như chúng ta.

Thị trường hàng hoá là một thị trường thích hợp cho bất cứ ai muốn phòng vệ giá trước những rủi ro của thị trường cũng như những người muốn gia tăng lợi nhuận từ những thương vụ đầu tư.

Để có thể thực hiện việc này, bạn chỉ cần mở một tài khoản giao dịch hàng hoá phái sinh tại Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á và thực hiện việc mua bán của mình trên thị trường phái sinh.

Với thủ tục đơn giản, thực hiện mua – bán nhanh gọn trên nền tảng CQG, việc quản trị rủi ro về giá cả hay đầu tư gia tăng lợi nhuận sẽ trở nên vô cùng đơn giản và tiện lợi. Tìm hiểu thêm về cách mở tài khoản và giao dịch tại đây

SACT chúc anh chị đầu tư hiệu quả, chỉ gồng lãi chứ không gồng lỗ!

Viết một bình luận

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com