Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

320 Trịnh Đình Cửu, Hoàng Mai, Hà Nội

Sự khác nhau giữa thị trường hàng hóa và thị trường ngoại hối


Khi đứng trước các lựa chọn đầu tư, so với thị trường ngoại hối đã quá quen thuộc, thị trường hàng hóa có thể xem là một kênh đầu tư mới mẻ nhưng đầy tiềm năng đối với nhiều nhà đầu tư Việt Nam. Việc đặt cả hai lên bàn cân để phân tích ưu nhược điểm là rất quan trọng, giúp bạn lựa chọn được sân chơi phù hợp nhất với khẩu vị rủi ro và mục tiêu lợi nhuận của mình.

Vậy, thị trường hàng hóa có những lợi thế gì, và làm thế nào để khai thác hiệu quả kênh đầu tư này thông qua các công cụ như hợp đồng tương lai và quyền chọn? Hãy cùng SACT, chuyên gia trong lĩnh vực môi giới và tư vấn đầu tư hàng hóa phái sinh, tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây.

Thị trường hàng hóa là gì

Đặc điểm của thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa (Commodity Market) là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán các sản phẩm là nguyên liệu thô hoặc hàng hóa sơ cấp. Đây là một trong những thị trường tài chính lâu đời nhất, nền tảng cho mọi hoạt động thương mại toàn cầu.

Không chỉ là một khái niệm, thị trường hàng hóa sở hữu những thuộc tính gốc định hình nên cách thức hoạt động của nó:

Đầu tiên là tính vật chất, bởi đối tượng giao dịch là các sản phẩm hữu hình như nông sản, kim loại, năng lượng. Mặc dù các nhà đầu tư hiện đại thường giao dịch qua các công cụ tài chính phái sinh, giá trị của chúng vẫn gắn liền với tài sản vật chất cơ sở.

Thứ hai, giá cả được quyết định bởi sự tương tác cung-cầu. Các yếu tố như điều kiện thời tiết, tình hình địa chính trị, chính sách của các tổ chức quốc tế như OPEC, hay sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đều tác động trực tiếp đến cán cân này, tạo ra tính biến động liên tục cho thị trường. Sự biến động này vừa là rủi ro, vừa là cơ hội tìm kiếm lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Cuối cùng, đây là một thị trường có tính toàn cầu và tính thanh khoản rất cao. Các giao dịch được liên thông với những Sở giao dịch lớn nhất thế giới như CME Group, ICE, LME, đảm bảo nhà đầu tư có thể dễ dàng mở và đóng vị thế gần như ngay lập tức. Tại Việt Nam, mọi giao dịch đều được thực hiện thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đơn vị tổ chức thị trường cấp quốc gia duy nhất.

Hàng hóa được phân thành hai loại chính:

  • Hàng hóa cứng: Các tài nguyên được khai thác tự nhiên như vàng, bạc, đồng, dầu thô, khí đốt.
  • Hàng hóa mềm: Các sản phẩm đến từ nông nghiệp và chăn nuôi như cà phê, ngô, đậu tương, đường, bông.

Bốn nhóm hàng hóa được giao dịch sôi động nhất bao gồm:

  • Nông sản: Ngô, lúa mì, đậu tương, khô đậu tương…
  • Nguyên liệu công nghiệp: Cà phê (Arabica, Robusta), đường, cao su, bông…
  • Kim loại: Vàng, bạc, bạch kim, đồng, quặng sắt…
  • Năng lượng: Dầu thô WTI, dầu thô Brent, khí tự nhiên, xăng pha chế…
Thị trường hàng hóa là gì ?
Thị trường hàng hóa là gì ?

Vai trò của thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa không chỉ là nơi mua bán đơn thuần mà còn giữ nhiều vai trò quan trọng và sở hữu những đặc tính độc đáo. Về vai trò, đây là công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp sản xuất và nông dân thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro giá (hedging). Bằng cách sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn, họ có thể “chốt” trước giá mua nguyên liệu đầu vào hoặc giá bán sản phẩm, bảo vệ lợi nhuận trước những biến động khó lường của thị trường. Đối với các nhà đầu tư, đây là một kênh đầu tư hiệu quả để đa dạng hóa danh mục và tìm kiếm lợi nhuận thông qua các sản phẩm như quỹ ETF hàng hóa hoặc giao dịch phái sinh.

Bên cạnh đó, thị trường này còn có những đặc điểm hiếm có:

  • Giao dịch cả hàng hóa vật chất và phái sinh: Cho phép nhà đầu tư lựa chọn giữa việc sở hữu tài sản thực hoặc tham gia vào thị trường chỉ với một phần vốn nhỏ thông qua các hợp đồng tài chính.
  • Ảnh hưởng bởi các tổ chức quốc tế: Quyết định tăng hay giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có thể ngay lập tức tác động đến giá dầu toàn cầu, một đặc tính ít thấy ở các thị trường khác.
  • Sự ra đời của các sản phẩm hiện đại: Ví dụ như giao dịch dựa trên “vàng điện tử”, cho phép đầu tư vào vàng mà không cần lo lắng về chi phí lưu trữ hay bảo quản vàng vật chất.

Thị trường ngoại hối là gì

Đặc điểm của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động giao dịch ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ. Hay nói cách khác, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị như ngoại tệ. Hai đối tượng chủ yếu trong thị trường này là ngoại tệ và phương tiện thanh toán quốc tế.

Thị trường ngoại hối có một số đặc điểm như:

  • Đối tượng mua bán là ngoại hối vốn đã mang yếu tố quốc tế.
  • Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải có địa điểm giao dịch tập trung. Mà là bất cứ đâu diễn ra việc mua và bán các đồng tiền khác nhau thì ở đó được gọi là thị trường ngoại hối.
  • Xét trên phạm vi quốc tế thì thị trường ngoại hối là thị trường hoạt động 24/24 do múi giờ chênh lệch giữa các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, xét ở góc độ thị trường ở mỗi quốc gia thì thị trường ngoại hối hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày, gọi là “ngày làm việc”.
  • Giá cả hàng hóa trên thị trường ngoại hối chính là tỉ giá hối đoái được hình thành một cách linh hoạt, dựa trên quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường. Do vậy, thị trường hối đoái có sự biến động liên tục.
  • Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng (interbank) với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại.
  • Đồng tiền sử dụng nhiều nhất trong giao dịch của thị trường ngoại hối là đồng Đô la Mỹ (USD), tiếp đến là các ngoại tệ mạnh khác như Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP),.
Thị trường ngoại hối là gì ?
Thị trường ngoại hối là gì ?

Vai trò của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

  • Là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán và trao đổi ngoại tệ.
  • Là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt đồng thương mại và đầu tư quốc tế, bên cạnh đó còn phục vụ cho khát vọng kiếm lời và làm giàu của họ thông qua các hình thức đầu tư vào tài sản hữu hình hay tài sản tài chính.
  • Là công cụ để Ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ.
  • Cung cấp công cụ để phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Sự khác nhau giữa thị trường hàng hóa và thị trường ngoại hối

Mặc dù có một số điểm tương đồng nhất định, nhưng thị trường hàng hoá và thị trường ngoại hối về cơ bản vẫn khác nhau khá nhiều. Cụ thể như sau:

Sản phẩm giao dịch:

  • Sản phẩm của thị trường hàng hóa chia làm 4 nhóm sản phẩm chính: nông nghiệp, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng, kim loại. Nhà đầu tư sẽ mua và ký hợp đồng hàng hóa trong tương lai. Tức là, hàng hóa được mua không phải ở thời điểm hiện tại mà là hàng hóa trong tương lai.
  • Sản phẩm giao dịch trên thị trường ngoại hối chính là tiền của các quốc gia trên thế giới. Mỗi cặp tiền tệ có tỷ giá hối đoái khác nhau và luôn thay đổi theo thời gian, thị trường khác nhau. Các nhà đầu tư khi tham gia thị trường fx sẽ thực hiện mua một loại tiền và bán loại tiền còn lại trong cùng một cặp tiền. Lợi nhuận thu được từ mức chênh lệch về giá do sự thay đổi giá trị của loại tiền này so với loại tiền khác sẽ diễn biến trong tương lai.

Tiêu chí so sánh

Thị trường hàng hóa

Thị trường ngoại hối

Bản chất –  Là giao dịch mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa như cà phê, cao su, lúa mì, đường, thép… trên sàn giao dịch,  tại mức giá xác định và quá trình giao nhận sẽ được thực hiện trong tương lai.–  Hàng hóa phái sinh ra đời trước, được thiết kế dưới dạng hợp đồng tài chính. –  Ngoại hối (còn được biết đến với tên forex hay FX) tức thị trường toàn cầu, là nơi trao đổi, đầu cơ, mua và bán các đồng tiền trên thế giới, thông qua các tổ chức tài chính lớn, các tập đoàn, ngân hàng trung ương, các quỹ phòng hộ và các cá nhân.
Môi trường đầu tư – Thị trường hàng hóa  tiếp cận đến mọi đối tượng mong muốn giao dịch: các nhà đầu tư  phòng ngừa rủi ro, Nhà đầu cơ và nhà kinh doanh chênh lệch giá
– Có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.
– Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể tham gia thị trường ngoại hối.
– Trong thời gian tới có xu hướng bị kiểm soát.
Mức ký quỹ/vốn – Mức ký quỹ ban đầu tương đối lớn. Mức ký quỹ ban đầu khoảng 10% hợp đồng.–  Tỷ lệ ký quỹ vượt trội hơn hẳn so với các kênh đầu tư truyền thống (tối đa 1:30 tuỳ thuộc vào từng mặt hàng). Do đó, nhà đầu tư không cần tốn quá nhiều vốn để giao dịch.–  Vốn bỏ ra tối thiểu có thể là 500 USD. –  Mức ký quỹ thấp nhất, chỉ 1% giá trị giao dịch. Vốn bỏ ra 10 USD là có thể giao dịch được. Đây được cho là thị trường đầu tư tốn ít vốn nhất mà vẫn có thể mang lại lợi nhuận cao.–  Yêu cầu về ký quỹ bổ sung: Trong tương lai, nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay khi số tiền trên tài khoản ký quỹ xuống mức bằng hoặc thấp hơn mức ký quỹ duy trì.
Tính thanh khoản – Tính thanh khoản cao bởi các giao dịch được thực hiện trên cả thế giới. Sản phẩm của thị trường hàng hóa phái sinh là sản phẩm thiết thực. Vì vậy, luôn có đầu ra cho hàng hóa. Nhà đầu tư không cần lo không bán được hàng khi muốn cắt lỗ, chốt lời. –  Lượng tiền giao dịch hàng ngày trên thị trường ngoại hối là rất lớn. Do vậy tính thanh khoản cũng khá cao, nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán. Giao dịch được xử lý 24 giờ một ngày.
Cách mua bán, rút tiền – Nhà đầu tư phải giao dịch thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa MXV.– Giao dịch mua bán hai chiều nên nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế (tức mua hoặc bán) trong phiên giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động lên hoặc xuống của thị trường – Nhà đầu tư có thể dễ dàng đặt lệnh mua bán các loại tiền tệ ( có thể mua vào một loại tiền tệ rồi sau đó bán ra hoặc bán ra trước rồi mua vào sau.) Từ đó thu lời qua việc mua bán chênh lệch giá.
Mức độ rủi ro – Tính rủi ro thấp vì hàng hóa có điểm hòa vốn. Mức độ trong các phiên giao dịch thường chỉ biến động nhẹ. Mọi chi phí đều được dự toán từ trước, nếu lỗ thì hàng hóa vẫn có giá sàn nên khoản lỗ sẽ không quá lớn như những thị trường khác.– Bên cạnh đó, được bộ công thương bảo hộ nên có thể hạn chế rủi ro. – Mức độ rủi ro cao. Do có nhiều sàn khống và sàn ôm lệnh nên nhà đầu tư cần cẩn thận khi tham gia thị trường này.
Tính pháp lý – Thị trường hàng hóa được bảo vệ và quản lý chặt chẽ bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam MXV. Đã được Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động theo Nghị định 51/2018/NĐ-CP. Mọi hoạt động giao dịch đều là hợp pháp. Mọi thông tin về giao dịch hàng hóa đều minh bạch, rõ ràng.
– Tại Việt Nam, Bộ Công thương đã thành lập Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi cho bất kỳ nhà đầu tư nào tại Việt Nam.
– Pháp luật Việt Nam hiện nay không cấm giao dịch thị trường ngoại hối. Tuy nhiên vẫn chưa có luật  định nên nhà đầu tư sẽ không được pháp luật bảo vệ. Tất nhiên, nếu thu được lợi nhuận cũng không cần đóng thuế.– Các giao dịch diễn ra bằng cách chuyển tiền ra nước ngoài qua một trang web. Do đó, mọi giao dịch trên nền tảng giao của sàn chưa minh bạch. Nếu sàn giao dịch không còn nữa thì sẽ gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư.
Phí giao dịch – Chỉ thu phí giao dịch là 350.000 VND/ 1 lần mở hoặc đóng vị thế. Tổng là 700.000 VND/lot.– Ngoài ra không thu thêm bất kỳ chi phí nào khác như phí qua đêm hay lãi vay… – Chi phí xử lý giao dịch chính là khoảng chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán.
– Mất phí giao dịch, phí qua đêm.
Đòn bẩy – Sử dụng đòn bẩy tài chính lớn khá lớn. Khi tham gia giao dịch, nhà đầu tư chỉ cần phải bỏ ra 1/10 (ký quỹ) giá trị của hợp đồng. Đòn bẩy hợp lý để đảm bảo an toàn rủi ro cho nhà đầu tư. – Đòn bẩy ở thị trường ngoại hối cao. Dao động từ 1:50 đến 1:1000 (hoặc hơn). Điều này làm tăng khoản lời nhà đầu tư kiếm được, nhưng đồng thời làm tăng khoản lỗ khi nhà đầu tư thua lệnh. Đòn bẩy càng cao thì rủi ro trên thị trường forex càng lớn.
Công cụ hỗ trợ – Sử dụng phần mềm trực tiếp của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam giao dịch trưc tiếp với Sở giao dịch hàng hóa quốc tế. – Giao dịch chủ yếu trên nền tảng MT4 hoặc MT5. Nhưng các nền tảng chưa thật sự minh bạch. Giao dịch trên máy tính hoặc điện thoại.
Cường độ giao dịch – Cường độ giao dịch linh hoạt. Cách thức giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh cơ bản giống Cổ phiếu. Tuy nhiên, tính chất linh hoạt của các sản phẩm có thể thực hiện bán khống (Mở vị thế bán), giao dịch T+0 chốt lời/chốt lỗ ngay trong ngày.
Tính minh bạch – Sở MXV liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa thế giới nên thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch, cập nhật biến động nhanh chóng.– MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả giao dịch tài chính với các đối tác ở châu Âu.-      Phần mềm giao dịch hoàn toàn bằng Tiếng Việt với độ minh bạch cao. – Vì không được pháp luật quy định nên nếu muốn tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối, các nhà đầu tư nên chọn các sàn có giấy phép của NFA (Mỹ), FCA (Anh), ASIC (Úc)…

Kết luận

Qua những phân tích trên, có thể thấy cả hai thị trường đều mang lại cơ hội lợi nhuận nhưng cũng đi kèm với những rủi ro riêng biệt. Thị trường ngoại hối hấp dẫn bởi đòn bẩy cao và vốn đầu tư ban đầu thấp, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro lớn về pháp lý và tính minh bạch tại Việt Nam.

Ngược lại, thị trường hàng hóa nổi lên như một kênh đầu tư an toàn và bền vững hơn nhờ được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Với sự quản lý chặt chẽ của Bộ Công Thương và Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm về tính minh bạch và pháp lý. Hơn nữa, sự đa dạng của sản phẩm cùng các công cụ phòng ngừa rủi ro chuyên nghiệp làm cho đây trở thành một lựa chọn tối ưu cho cả nhà đầu tư cá nhân và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Để bắt đầu hành trình đầu tư an toàn và hiệu quả trên thị trường hàng hóa, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của SACT ngay hôm nay. Chúng tôi cung cấp dịch vụ mở tài khoản, tư vấn chiến lược và các công cụ phân tích chuyên sâu, giúp bạn tự tin giao dịch trên nền tảng SACT TradingPro đã có mặt tại AndroidIOS.

Xem thêm: So sánh thị trường hàng hoá và thị trường chứng khoán, chứng khoán phái sinh

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: 320 Trịnh Đình Cửu, Hoàng Mai, Hà Nội

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM