Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

ĐĂNG NHẬP ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN

LỊCH SỬ THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ PHÁI SINH


Một điều hết sức bất ngờ là giao dịch hang hoá phái sinh bắt đầu từ thế kỷ thứ 17 tại Nhật Bản, thế nhưng theo nhiều tài liệu lịch sử liên quan, thì những giao dịch hàng hoá đầu tiên được ghi nhận từ thời kỳ cổ đại trước Công nguyên.

Ngày nay, chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại hay máy tính có kết nối internet là hoàn toàn có thể thực hiện được việc giao dịch hang hoá một cách nhanh chóng và thuận tiện, vậy những người cổ đại đã làm thế nào khi mà thời đó vẫn chưa có các công nghệ tiên tiến như hiện nay?

Hôm nay, hãy cùng SACT tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của giao dịch hang hoá phái sinh nhé.

KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ PHÁI SINH

Thị trường hàng hóa là thị trường trao đổi hoặc giao dịch trong lĩnh vực kinh tế cơ bản, ví dụ: ca cao , trái cây và đường hay hàng hóa cứng được khai thác (vàng và dầu). 

Trong thị trường hàng hoá thì người ta dùng một thứ gọi là hợp đồng tương lai. Hợp đồng giao dịch tương lai là cách đầu tư lâu đời nhất vào hàng hóa. Thị trường hàng hóa có thể bao gồm giao dịch vật chất và giao dịch phái sinh bằng cách sử dụng giá giao ngay , kỳ hạn , hợp đồng tương lai và quyền chọn trên hợp đồng tương lai.

Người nông dân từ xa xưa đã sử dụng một hình thức giao dịch phái sinh đơn giản trên thị trường hàng hóa trong nhiều thế kỷ để quản lý rủi ro giá cả.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ PHÁI SINH

Thời kỳ Cổ đại – khai sinh thị trường hàng hoá phái sinh

Thị trường giao dịch hàng hóa đã hình thành từ hơn 100.000 năm trước, khi con người bắt đầu trao đổi hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu. Phương thức cơ bản nhất được biết đến là Barter (hàng đổi hàng). Vấn đề của hoạt động trao đổi này là rất khó giao dịch giữa các hàng hóa có thời kỳ thu hoạch khác nhau trong năm, hoặc các sản phẩm có giá trị không tương xứng.

Hình thức Barter (hàng đổi hàng)
Hình thức Barter (hàng đổi hàng)

Lấy ví dụ: bạn là người nuôi bò, thứ bạn muốn mua là một quả chuối. Đương nhiên bạn sẽ không thể (hay không muốn) trao đổi một con bò chỉ để lấy một quả chuối chứ.

Giải pháp đc đưa ra là sử dụng mặt hàng khó hỏng, giữ được lâu dài như rượu vang, ngũ cốc làm trung gian trao đổi. Những hoạt động trao đổi này cuối cùng dẫn đến sự phát triển của tiền tệ hàng hóa (commodity money), một công cụ giá trị trung gian hỗ trợ mở rộng cơ hội trao đổi hàng hóa có thời vụ khác nhau. 

Đến khoảng 8000 năm trước Công nguyên, khi chữ viết và toán học phát triển ở nước Sumer – nền văn minh cổ đại sớm nhất trong lịch sử loài người, nằm ở khu vực sông Tigris và Euphrates, tại Trung Đông, người Sumer sử dụng thẻ đất thay cho rượu vang làm hợp đồng thỏa thuận cung cấp một lượng hàng hóa (tức là họ sẽ đánh dấu trên thẻ đất) vào ngày nhất định  với giá cả ấn định ở ngày thỏa thuận.

 Đến khoảng 3500 trước Công nguyên, người Sumer thay thế thẻ đất sét thành bảng đất sét. Những giao dịch lúc đó đã tương tự như hợp đồng kỳ hạn. 

Cho đến thời kỳ cổ đại, nhiều nơi cũng xuất hiện giao dịch hàng hóa phái sinh. Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, người Athen thiết lập hợp đồng vận chuyển thương mại tương tự như hợp đồng kỳ hạn.

Cũng trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, Trong một số tài liệu lịch sử ghi chép vào giữa thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên bởi Aristoteles, có nhắc đến giao dịch quyền chọn đầu tiên trên trong lịch sử thế giới. Giao dịch này được thực hiện bởi triết gia nổi tiếng trong lịch sử Hy Lạp cổ đại Thales – người phát minh ra định lý Ta-lét mà chúng ta được học trong lớp Toán cấp trung học.

Triết gia Thales
Triết gia Thales

Thales là một nhà toán học và thiên văn học nổi tiếng, đại diện cho nền văn minh Hy Lạp cổ đại vào khoảng năm 624/623 – 548/545 trước Công nguyên.

Ở Hy Lạp cổ đại, ô liu và dầu ô liu cũng giống như dầu thô ngày nay, được mô tả là vàng lỏng. Vì dầu không chỉ dùng cho mỗi việc tiêu dùng và nấu ăn, chúng còn được dùng làm nước hoa và các nghi lễ tôn giáo lớn (điều cực kỳ quan trọng ở các nền văn minh cổ đại), nên nhu cầu về dầu ô liu sẽ cực kỳ lớn, điều này làm gia tăng nhu cầu về máy ép ô liu vì người nông dân cần tiết kiệm cho mùa vụ của họ. 

Thales bắt đầu đến các cơ sở ép ô liu và đưa ra một lời đề nghị: đặt trước cho họ một khoản tiền mặt nhỏ nếu họ đồng ý cho ông thuê máy ép với giá cố định khi ông xuất hiện ở mùa thu hoạch. Nếu ông không xuất hiện thì họ có thể giữ tiền mặt của ông và cho người khác thuê.

Khi mùa vụ tới, ai cũng đều tìm kiếm cho mình một chiếc máy ép để làm dầu nhưng các chủ cơ sở máy ép không thể cho thuê vì Thales mới là người đang thực sự sở hữu quyền cho thuê chúng, và Thales cứ để kệ đó cho tới khi mọi người thực sự sợ hãi, lo lắng. Lúc này, những ai trả giá cao nhất mới được thuê chiếc máy ép và sử dụng chúng. Đây chính là giao dịch quyền chọn đầu tiên trên thế giới và tồn tại mãi cho đến tận ngày nay.

Đến khoảng năm 1100, các thương gia châu Âu phát triển thứ gọi là “văn tự hội chợ” (fair letter) – giống như thư tín dụng giữa người mua và người bán. Những lá thư này sau đó được thanh toán tại hội chợ thương mại khu vực châu Âu như Hội chợ Champagne và Brie của Pháp, thị trường thương mại chính ở Bắc Âu.

Hội chợ Champagne lúc mới thành lập chỉ phục vụ cho trao đổi nông sản, nhưng về sau phát triển thành thị trường thương mại lớn với nhiều mặt hàng. Hội chợ Champagne trở thành trung tâm thanh toán bù trừ quốc tế cho các giấy nợ, thư tín dụng. 

Thời kỳ Phục hưng

Trong thời kỳ Phục hưng (kéo dài từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI) Các thương nhân đã sử dụng hợp đồng phái sinh như một phương tiện trao đổi trong hoạt động thương mại trong dài hạn. Một trong những hợp đồng như vậy là hối phiếu. 

Châu Âu thời kỳ Phục hưng
Châu Âu thời kỳ Phục hưng

Hối phiếu trong thời kỳ Phục hưng có cấu trúc như một hợp đồng quyền chọn ở thời điểm hiện tại. Khi hoạt động thương mại mở rộng, việc trao đổi các hối phiếu đã tăng lên đáng kể, do đó nhiều thương nhân đã chuyển từ trao đổi hàng hóa giao dịch hối phiếu. Cho đến năm 1541, các giao dịch này đã bị cấm vì những lo ngại về rủi ro tài chính (ngày nay được gọi là rủi ro hệ thống) do giao dịch hối phiếu mang lại cơ hội lớn cho các thương nhân đầu cơ chênh lệch giá và tìm kiếm lợi nhuận (Giống như các nhà đầu cơ hàng hóa phái sinh bây giờ).

Sau khi hối phiếu không được sử dụng, thì hợp đồng kỳ hạn đã được giới thiệu rộng rãi tại thành phố Bruges và thành phố Antwerp (Bỉ), và sau đó là tại thành phố Amsterdam (Hà Lan). Thành phố Antwerp ban đầu là trung tâm giao dịch hàng hóa quan trọng nhất. Năm 1531, Sở giao dịch Antwerp thành lập và giao dịch đồng thời hợp đồng kỳ hạn, thời điểm đó hợp đồng quyền chọn đã xuất hiện.

Năm 1565, Sở giao dịch Hoàng gia thành lập tại London theo mô hình của Sở giao dịch Antwerp. Sự sụp đổ của Sở giao dịch Antwerp vào năm 1585 và sau đó là sự di cư của các thương nhân lớn đã góp phần đáng kể vào sự trỗi dậy của các sở giao dịch hàng hóa và tài chính quan trọng tại Amsterdam và London. 

năm 1611, việc thành lập thị trường giao dịch Amsterdam đã đánh dấu sự khởi đầu mang tính biểu tượng quyền bá chủ của thương mại Hà Lan. Trong suốt thế kỷ 17 và 18, việc giao dịch các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn trên Sở giao dịch Amsterdam đã thể hiện nhiều đặc điểm thiết yếu của việc giao dịch tập trung tại các thị trường phái sinh hiện đại. 

Giao dịch các hợp đồng phái sinh lan rộng từ Amsterdam sang Pháp vào cuối thế kỷ 17, và từ Pháp sang Đức vào đầu thế kỷ 19. Các công cụ phái sinh ban đầu được sử dụng để phòng vệ rủi ro một cách hiệu quả. Đó cũng là lý do đằng sau sự phát triển nhanh chóng của các giao dịch phái sinh.

Thời kỳ Khai sáng – sự khai sinh của Sở giao dịch gạo Dojima

Trong khi hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn được xuất hiện lần đầu tại châu Âu, thì bằng chứng đầu tiên về hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn lại được tìm thấy vào năm 1650 tại chợ gạo Yodoya tại Osaka, Nhật Bản. 

Sở giao dịch gạo Dojima
Sở giao dịch gạo Dojima

Năm 1697, chợ gạo Yodoya chuyển đến Dojima, một hòn đảo nhỏ ở đồng bằng của ba con sông chính tại phía bắc Osaka, và trở thành Sở giao dịch Gạo Dojima. 

Sở giao dịch Gạo Dojima được Mạc phủ Tokugawa chính thức cho phép giao dịch gạo vào năm 1730. Sở giao dịch Gạo Dojima bao gồm hai loại thị trường gạo: thị trường shomai (nghĩa là thị trường “gạo thực”) và thị trường choaimai (nghĩa là “gạo trên sổ sách”). Thị trường shomai là thị trường giao ngay và thị trường choaimai là thị trường kỳ hạn. 

Trên thực tế, mỗi thương nhân giao dịch gạo cần phải đăng ký và có giấy phép hoạt động trên Sở giao dịch Dojima. Ngoài ra, các thương nhân được chỉ định giao dịch vào những khoảng thời gian cố định 

Các hợp đồng được giao dịch dưới dạng hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa (đơn vị giao dịch tiêu chuẩn là 100 koku, mỗi hợp đồng bằng 100 koku và bước giá tối thiểu được đo bằng 1 koku). Chất lượng gạo cũng được tiêu chuẩn hóa. Vào ngày cuối cùng của giai đoạn giao dịch, tất cả các vị thế phải được tất toán bằng tiền mặt hoặc bằng cách giao hàng thực thông qua trung tâm thanh toán bù trừ. Mỗi thương nhân phải ký quỹ tại trung tâm thanh toán bù trừ, các trung tâm thanh toán bù trừ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong trường hợp thương nhân mất khả năng thanh toán. 

Thị trường phái sinh hiện đại tại Mỹ

Năm 1848, Sở giao dịch hàng hóa phái sinh Chicago – Chicago Board of Trade (CBOT) được thành lập tại một thị trấn, bởi một nhóm các doanh nhân, với mục tiêu điều chỉnh thị trường ngũ cốc vốn rất rối loạn của vùng Trung Tây. Hiện nay, CBOT là Sở giao dịch hàng hóa phái sinh lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn đang hoạt động. 

Tham khảo: Hàng hóa phái sinh là gì

Chicago board of Trade
Chicago board of Trade

Vào thời điểm đó, giá nông sản đặc trưng bởi giá cao vào mùa đông vì đó là thời gian ngũ cốc trở nên khan hiếm, và  giá giảm thấp trong mùa vụ thu hoạch do lượng ngũ cốc dồi dào. Để tránh trường hợp giá giảm mạnh, người nông dân thường tiêu hủy hoặc rút bớt ngũ cốc ra khỏi thị trường.

Hội đồng Thương mại cung cấp một giải pháp để đảm bảo giá hàng hóa bằng cách thương lượng các hợp đồng kỳ hạn, còn được gọi là “to-arrive contracts”. Người nông dân có thể thương lượng một mức giá mà họ mong muốn ngay từ khi sản phẩm của mình vẫn đang trong thời gian gieo trồng và đợi giao hàng vào mùa vụ thu hoạch. Đồng thời, người mua có thể đảm bảo trước cho mình một nguồn cung cố định. Do đó, những hợp đồng này cho phép người nông dân chốt giá trước và giao hàng sau. 

Năm 1973 Hội đồng Thương mại Chicago đã mở Sở giao dịch quyền chọn Chicago. Năm 1975, Hội đồng Thương mại Chicago giới thiệu hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn lãi suất đầu tiên. 

Sự phát triển quan trọng tiếp theo của các công cụ phái sinh là giao dịch điện tử, được ra mắt lần đầu bởi Chicago Mercantile Exchange vào năm 1992 ngay lập tức đã được chấp nhận rộng rãi Giữa những năm 1990 đã chứng kiến sự xuất hiện của các công cụ tài chính hiện đại, như hoán đổi nợ tín dụng và những thay đổi đáng kể trong giao dịch phái sinh được hỗ trợ bởi hai Đạo luật của Quốc hội, Đạo luật Hiện đại hóa Dịch vụ Tài chính (the Financial Services Modernization Act) và Đạo luật Hiện đại hóa Hàng hóa Kỳ hạn tiêu chuẩn (the Commodity Futures Modernization Act). 

Bắt đầu từ thiên niên kỷ mới, thị trường phái sinh ghi nhận sự mở rộng đáng kể đạt mức 25 tỷ hợp đồng được giao dịch vào năm 2017, giá trị tăng hơn gấp đôi so với năm 2006. 

Một trong số những nguyên nhân giải thích cho sự phát triển của giao dịch hàng hóa là có sự xuất hiện của giao dịch điện tử, hay người ta còn gọi đó là giao dịch kiểu Point-and-Click.

Sử dụng lần đầu tiên trên Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME) năm 1992, giao dịch điện tử đã nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi. Năm 2005, cả Sở Liên lục địa ICE và CME hoàn tất việc cập nhật giao dịch điện tử trên mọi nền tảng, đánh dấu cuộc cách mạng toàn diện trong giao dịch hàng hóa.

Lợi ích có được từ giao dịch điện tử là tính minh bạch, thanh khoản cao và giảm chi phí giao dịch. Ngày nay, hầu như hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh, hàng hóa, hoặc chứng khoán có thể được thực hiện tại nhà riêng của mỗi cá nhân hay bất cứ nơi đâu người dùng có thể thoải mái và tiện lợi trong việc đăng nhập các hệ thống giao dịch điện tử bằng điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính

LỜI KẾT

Nếu bạn đang là một thương nhân, muốn tìm kiếm phương án để phòng vệ giá trước những rủi ro của thị trường, hay là một nhà đầu tư muốn tìm kiếm cho mình một thị trường để có thể gia tăng tài sản, thì có thể tham khảo kênh hàng hoá phái sinh.

Công ty cổ phần giao dịch hàng hoá Đông Nam Á là công ty giao dịch duy nhất có mức phí giao dịch ưu đãi tại Việt Nam cùng châm ngôn: “Hiệu quả lan toả niềm tin” SACT luôn không ngừng nỗ lực giúp khách hàng đầu tư hiệu quả.

Chúc quý nhà đầu tư luôn thành công và gặp nhiều may mắn.


THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM KHÁC GÌ SO VỚI THẾ GIỚI?

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH HÀNG HÓA TẬP TRUNG

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Hướng dẫn

Thông tin tài khoản

Đặt lại mật khẩu

Hướng dẫn nạp tiền

Hướng dẫn rút tiền

Hướng dẫn giao dịch

Bảng phí giao dịch

Danh mục sản phẩm

Mức ký quỹ

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM