Thị trường tín chỉ carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto 1977 của Công ước Khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Đây được coi là công cụ chính để giảm tại lượng khí carbon ra môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Và hôm nay giao dịch hàng hóa Đông Nam Á sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin thú vị về thị trường giao dịch này.
Tín chỉ carbon là một giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một được carbon nhất định hoặc các khí nhà kính khác. Đây là một phần của chương trình “giới hạn và thương mại”. Các công ty có lượng khí thải lớn sẽ được trao các khoản tín dụng cho phép họ thải một lượng nhất định và giới hạn này sẽ giảm theo định kỳ và công ty có thể bán lại khoản tín chỉ không cần thiết này cho các công ty khác có nhu cầu.
Ví dụ: Công ty sản xuất đệm cao su trong mỗi lần sản xuất sẽ thảo ra môi trường 10 tấn khí thải trong khi giới hạn cho phép là 8 tấn thì họ có thể mua lại 2 tín này từ các công ty có lượng khí thải ra môi trường thấp hơn mức tín chỉ cho phép. Việc giao dịch này sẽ được xác nhận bởi một bên thứ 3 và chúng được thực hiện giao dịch trên thị trường carbon.
Thuật ngữ “Thị trường tín chỉ carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto năm 1977 của Công ước Khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Theo nghị định này thì “Thị trường carbon” được hiểu là các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thảo nhiều hơn hoặc ít hơn lượng được cho phép. Từ đó trên thế giới hình thành một loại hàng hóa mới được tạo ra với tên gọi là “tín chỉ carbon” và tín chỉ này được giao dịch trên thị trường carbon.
Các loại thị trường tín chỉ Carbon
Thị trường tín chỉ carbon bắt buộc (Mandatory carbon maket): là thị trường mà việc mua bán carbon dựa trên những cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) để hướng tới muc tiêu cắt giảm lượng khí nhà kính độc hại ra môi trường. Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc đồng thực hiện (JI)
Thị trường tín chỉ carbon tự nguyện (Voluntary carbon market): là thị trường dựa trên cơ sở hợp tác song phương hoặc đa phương giữa các đơn vị là tổ chức hoặc công ty cũng có thể là Quốc gia. Bên mua tín chỉ carbon sẽ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện và đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm lượng carbon.
Các thị trường tín chỉ Carbon trên thế giới
Một trong các thị trường tín chỉ carbon lớn trên thế giới phải kể đến là Liên Minh châu Âu, hình thành và đi vào phát triển từ những năm 2005. Đây cũng được coi là thị trường quan trọng nhất của Liên Minh Châu Âu bởi nó là phương án kịp thời và hiệu quả để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu. Thị trường này chiếm khoản 45% tổng lượng khí thảo toàn cầu.
Sau Liên Minh Châu Âu thì Trung Quốc cũng bắt đầu đề xuất xây dựng thị trường carbon trong kế hoạch xây dụng và phát triển kinh tế. giai đoạn 2011 – 2015 và đã được triển khai rộng rãi tới các khu vực, thành phố trọng điểm của Quốc gia này. Đến ngày 16/7/2021 thì thị trường giao dịch carbon mới chính thức được vận hành hoàn chỉnh và có mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.
Thị trường tín chỉ Carbon tại Việt Nam
Bên cạnh các Quốc gia đã bắt đầu triển khai thị trường carbon thì tại Việt Nam, ngày 07/1/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về việc giảm lượng khí thải và khí nhà kính nhằm bảo vệ tầng ozon. Trong Nghị định có thống nhất về việc đến hết năm 2027 sẽ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch mức thảo khí nhà kinh và tín chỉ carbon cũng như xây dụng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam.
Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch carbon kể từ năm 2025, triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường tín chỉ carbon. Tới năm 2028 sẽ chính thức tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon, quy định các hoạt động kết nối và trao đổi tín chỉ carbon trong nước và các khu vực trên thế giới.
Đầu năm 2022 Việt Nam đã lập một danh sách gồm 1912 tập đoàn và doanh nghiệp lớn như Panasonic, Seoul Semiconductor, piaggio, Masan,… phải tiến hành kiểm kê lượng khí thải và lập kế hoạch để giảm thiểu. các tập đoàn và doanh nghiệp cũng đã và đang thực hiện cũng như tuân thủ hệ thống giới hạn và thương mại đang chờ xử lý của Việt Nam bằng các hành động thiết thực khi tuyến bố muốn mua điện mặt trời trực tiếp từ các nhà sản xuất thay vì điện lưới. Những hành động thiết thực này sẽ giúp cắt giảm lượng khí thải ra môi trường.
Có thể thấy, vấn đề về bảo vệ môi trường cũng như việc thành lập thị trường giao dịch tin chỉ carbon đang dần có tầm ảnh hưởng và đóng vai trò quan trong trong thị trường giao dịch trên thế giới. Đây cũng là cơ hội mới dành cho các Nhà đầu tư trong thị trường đầy hấp dẫn này. Hy vọng với nguồn thông tin từ SACT sẽ giúp các Nhà đầu tư có thêm nhiều kiến thức bổ ích về thị trường giao dịch carbon.
Tham khảo: