NGƯỜI NÔNG DÂN – một nắng hai sương, được giá mất mùa, được mùa mất giá đã in hằn sâu vào bao nhiêu con người nông dân khu vực Tây Nguyên. Cảnh thiếu tiền, ma chay cưới hỏi, học hành, thuốc thang cứ bám đuổi người nông dân triền miên, năm này qua năm khác, được năm này rồi mất năm tiếp theo. Ôi còn đâu cái thời giá cà phê lên đỉnh, ước gì giá cà phê cứ giao dịch trên 40,000đ thì đã bớt khổ cho người dân. Thời nay, một ha trung bình thu hoạch 3 tấn cà, thậm chí giống mới có thể mang về 4-6 tấn cà nhưng tính công chăm, phân bón và mức giá 32,000đ/kgs thì còn lời được bao nhiêu?
Chi phí sinh hoạt ngày một tăng, thuê công cán tăng lên 200250K/ngày. Một nông dân Gia Lai kể rằng “gần cuối năm, một số thanh niên trong làng đã bỏ đi Sài gòn làm thuê cho nhà máy, để lại ruộng vườn và nương rẫy cho một số người già, nhờ anh chị em chăm bón hoặc bỏ mặc cây tự phát triển, mặc cho thời tiết hay dịch bệnh tấn công cây…”, điều đặc biệt hơn một số người đã để lại khoản nợ khá lớn với các đại lý do ứng trước tiền công chăm bón,mua phân và vay tiền nóng lo việc gia đình. Tuy nhiên, mặc dù là chủ nợ của dân nhưng một số đại lý lại vỡ nợ hàng loạt, trong thâm tâm chúng tôi rất muốn tìm hiểu lý do tại sao họ lại bị rơi vào hoàn cảnh như vậy, nếu cây có chết vì bệnh thì cũng ảnh hưởng gì đến đại lý! Điều này càng khiến cho chúng tôi muốn tìm hiểu đằng sau mỗi thành công của họ thì phải đối mặt những rủi ro gì và họ đã xử lý tham gia kinh doanh ra sao trong thời buổi hiện nay.
Vào một ngày đẹp trời, chúng tôi có chuyến công tác lên vùng Tây Nguyên và được lại gặp lại Cô Vân Anh – người buôn nông sản mà Tôi từng biết đến, với dáng vẻ thong dong, nụ cười khanh khách vẫn như ngày nào trên miền Cao nguyên nắng gió. Sinh ra từ một người nông dân chân chất nên tính cách cô rất hiền lành và gần gũi, là người mẹ của 3 đứa con nhưng chị ấy rất tảo tần với chồng con và một tay xây dựng lên cơ đồ theo nghiệp cà phê. Trong nhà có khi tới 50 nhân công để làm hàng cà phê và một thân phải chạy qua nhiều vùng khác nhau để liên hệ đối tác làm ăn, rồi trời cũng thương người nông dân với vài ngôi nhà, xe hơi đưa đón che nắng che mưa. Nhưng sao! đằng sau một gương mặt phúc hậu ấy lại có một nỗi buồn miên man, khiến cho chúng tôi phải chậm lại dõi theo câu chuyên chuyện đời về cuộc sống làm ăn. Cô kể “các cháu à, cô bây giờ không còn như ngày xưa nữa, thời cà phê đỉnh cao đã đi qua rồi, cô hiện nay chỉ làm nhỏ đủ ăn và sống thanh thản chứ không mãi mê và xông xáo như ngày xưa nữa”.
Chúng tôi giật mình gặng hỏi thêm cô Vân Anh “Cô ơi vì sao thế, tụi con thấy cô vẫn tốt mà, còn bàn tay lẫn trí óc thì cô lo gì ạ?” Cô Vân Anh đáp ngay “thời nay kinh doanh quá khó khăn, một phần cô rất mạnh mẽ nhưng con nhà nông không được cập nhật kiến thức quản trị doanh nghiệp và rủi ro nên giờ đây cô đã mất một phần tài sản, và cô nghĩ rất khó mà làm trở lại được, với tài sản hiện tại đủ để về hưu thôi con ơi” cô cười khoái chí và tiếp tục câu chuyện…
Ngày xưa cô Vân Anh chỉ tập trung mua cà phê nhân xô với người nông dân rồi bán lại cho các Doanh nghiệp, tiền chênh lệch lãi ứng cho người nông dân và thu lại từ doanh nghiệp ký gửi, nếu làm số lượng lớn và nhiều vòng cũng đủ để gia đình cô sống tốt, càng thuận lợi hơn khi cô mua bán dựa trên chênh lệch độ cà phê. Nhờ uy tín và kinh nghiệm làm ăn lâu năm nên được bà con trong vùng chọn mặt gửi vàng, tùy vào chênh lệch độ cà phê mà thu nhập tăng thêm. Cứ hình dung cà phê nhân xô hiện tại có mức độ ẩm chuẩn là 15, nếu khi đưa mẫu thử lên máy Kett nếu độ cao hơn 15 thì phải trừ nhưng nếu dưới 15 thì không được cộng. Cụ thể ví dụ bạn bán 1000kg với giá là 34,000đ Đại lý sẽ lấy mẫu bất kỳ chổ nào trong bao cà phê của bạn sau đó đem cân 1 lạng đổ vào máy đo độ, màn hình trên máy hiển thị 15 độ thì lấy giá 34,000đ. Nếu màn hình hiển thị 16 độ thì bạn sẽ bị trừ 1 độ = 1,13kg như vậy bạn bán 1000kg-11,3=988,7kg (nghĩa là 1 tấn bạn bạn bị trừ 11.3 kgs) với giả 34,000đ cứ thế nếu 17độ-2,31….còn nếu càphê của bạn dưới 15 độ ví dụ 13 độ ban sẻ được + 1độ tương đương 1,13/100kg= 101,13 với giá 34,000đ, tuy nhiên thường các Đại lý ít khi cộng cho người bán.
Rồi từ từ, ngày qua ngày cái vốn – bốn lời giúp cô và gia đình thoát nghèo, bản tính kinh doanh có một chút phiêu lưu của cô đã giúp tiền lãi và vốn tăng dần đều. Chính vì những yếu tố thuận lợi này, cô càng tiếp tục đầu tư, mua thêm 20 ha rẫy để trồng cà phê, tiêu xen canh bơ, sầu riêng… tạo thu nhập thêm ngoài việc mua bán. “Đây là chính là niềm vui của người nông dân, có cái cây, có cái nắng rám tới mặt mới tạo nên con người Tây Nguyên” Cô Vân Anh khúc khích cười.
Cô Vân Anh tâm sự thêm “nếu như được làm lại như ngày xưa thì cô sẽ MUA NHIỀU BÁN NHIÊU cho khỏe thôi con, và nếu giá lên giá xuống thì cũng MUA NGAY BÁN NGAY, lời chút đỉnh để thời gian làm thêm việc khác nhức đầu lắm cháu à”. Chúng tôi tự hỏi tại sao cô lại lo lắng như vậy, chẳng lẽ với kinh nghiệm lâu năm như cô phải đầu hàng với giá cà hay sao? Hay là do cô thua lỗ một phần đã làm cô nhụt chí kinh doanh.
Chúng tôi lại chấn vấn bản thân, vậy tại sao đã có nhiều bài học và đã được rút ra như vậy nhưng vẫn có nhiều Đại lý, Công ty bể nợ để lại hậu quả khó lường trên từng vùng cà phê. Trường hợp của cô Vân Anh chỉ là hạt muốn bỏ bể thì có gì đặc biệt, chúng tôi càng muốn nói chuyện với cô nhiều hơn để tìm ra vấn đề này.
Phòng đào tạo SACT