Giá trừ lùi cà phê là gì? Hiện nay trên thị trường cà phê có rất nhiều thuật ngữ để nói về giá cà phê: giá cà phê nhân, giá hợp đồng kì hạn, giá tính theo các nhóm cà phê…. Tuy nhiên có một loại giá cà phê đóng vai trò khá quan trọng đó là mức giá chênh lệch hay còn gọi là giá trừ lùi. Vậy cụ thể giá trừ lùi cà phê là gì? Hãy cùng SACT hanghoaphaisinh tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
Giá trừ lùi cà phê là gì?
Giá trừ lùi cà phê (Differential) là gì? Giá trừ lùi hay còn được hiểu là mức giá chênh lệch.
Thông thường các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong nước quy định rằng giá cà phê mà chúng ta thấy giao dịch trên thị trường London hàng ngày được hiểu là giá hàng GIAO TẠI CẢNG ĐẾN. Đồng thời theo lý thuyết ví dụ giá cà phê giao trong tháng 10 ở cảng A hôm qua tại mức 1.730 USD. Vậy nếu người mua yêu cầu giao hàng tại càng của người bán. Nơi này thường được gọi là FOB (FOB Hồ Chí Minh, FOB Hải Phòng…) thì họ sẽ trừ đi một khoản phí đó là phí vận chuyển, bảo hiểm…
Tuy nhiên theo sự biến hoá của thị trường ngoài những khoản phí là phí vận chuyển và bảo hiểm. Khoản”trừ lùi” này sẽ không chỉ bao gồm những lí do nêu trên mà còn là chất lượng, uy tín của thương hiệu cà phê nước này so sánh với những nước khác. Nên khoản trừ lùi ấy sẽ khác nhau. Vì vậy ví dụ khi nhắc đến giá cà phê tháng 10 hôm nay tại London 1.730 USD/ tấn, đây chỉ là cách nói rút gọn thôi chứ chưa đủ, mà nó còn chỉ định rõ cà phê đó có chất lượng như thế nào. Ở đây trong giới cà phê mọi người sẽ tự hiểu với nhau đây là loại cà phê R2 với 1% tạp chất, 5% đen vỡ 13% độ ẩm, 90% hạt trên sàng 13 (5ly). Vì đây loại cà phê chất lượng mà khả năng các nhà xuất khẩu có thể chế biến được.
Nếu vào thời điểm đó giá cà phê của nước khác có tiêu chuẩn tốt hơn thì giá trừ lùi sẽ ít hơn.
Ở Việt Nam về mặt chất lượng cà phê xuất khẩu đã có tiến bộ hơn rất nhiều nhờ sự phát triển của các công nghệ chế biến hiện đại hơn. Có những giai đoạn giá khuất khẩu FOB tại cảng Sài Gòn bằng với giá giao dịch tại London cộng thêm.
Đã quá xa cái thời ngày xưa mà mấy ông Tây khi thấy năm đó có năng tốt cà phê ít đen thì đòi mua cà với tiêu chuẩn 8% đen vỡ (để đòi trừ lùi nhiều hơn). Ngược lại những năm nào mưa nhiều thì đó mua cà phê 5% đen vỡ.

Cách tính giá trừ lùi cà phê là gì?
Giá trừ lùi cà phê được tính bằng cách so sánh giá kì hạn của cà phê tiêu chuẩn. Nó sẽ có một khoảng chênh lệch bao gồm:
- Độ chênh lệch giữa mỗi loại cà phê riêng biệt và chất lượng chuẩn trên thị trường kì hạn
- Điều kiện cung cầu
- Điều khoản giao dịch (có thể bao gồm chi phí vận chuyển giữa thị trường trong nước, địa điểm được thoả thuận trong hợp đồng kì hạn, chi phí lưu kho, dỡ hàng đến tháng giao hàng…)
Ví dụ:
- Giá giao ngay = 1.787 USD
- Giá kỳ hạn = 1.876 USD
- “Giá trừ lùi” = mức chênh lệch = differential = basis = 1.787 – 1.876 (giá giao ngay – giá kỳ hạn) = –89.
Vì vậy nếu giá kì hạn tăng (hoặc giảm) 1 đô la Mỹ thì giá thực tế trong nước sẽ tăng hoặc giảm 1 đô la Mỹ (con số này có thể chỉ sấp xỉ 1USD chứ không hoàn toàn chính xác). Ví dụ giá thực tế hàng hoá trong nước chỉ tăng 0,9 đô la Mỹ do cước phí vận chuyển đã tăng lên

Bản chất của giá trừ lùi cà phê?
Ví dụ trong thời điểm tháng 7, người bán đồng ý bán cho người mua với giá được tính theo giá của thị trường London được giao vào tháng 9 với giá trừ lùi là 100USD. Trong khoảnh thời gian cho đến ngày thông báo đầu tiên của tháng 9 (nhằm ngày 2/10), bất kì ngày nào người bán cũng có quyền gọi chốt giá, thậm chí là khi vừa kí hợp đồng xong cũng có quyền gọi chốt giá ngay.

Vì vậy bản chất của giá trừ lùi cà phê không hề xấu hay rủi ro. Mà vấn đề là nằm ở những đặc điểm sau đây:
- Việt Nam chúng ta chưa bao giờ làm chủ được mức giá trừ lùi cà phê. Mà hầu như hoàn toàn do người mua quyết định. Có một sự thật rằng những người mua ở Châu Âu hay Châu Mỹ luôn đặt ra mức giá trừ lùi cà phê thông nhất tại một thời điểm mua nào đó. Trong khi người Việt Nam lại không thực hiện được điều tương tự vậy
- Chúng ta luôn để người mua thống kê tổng số lượng hàng hoá đã bán và sẽ giao nhưng không chốt giá khi bán giá trừ lùi cà phê. Điều này chẳng khác nào chúng ta đang tự đặt số phận của chính mình vào tay thị trường. Điều này hoàn toàn khác biệt với việc chốt giá ngay là do chúng ta tự định đoạt. Nhờ đó mà những thương nhân nàỳ đã nắm chắc được số hàng họ sẽ có trong tay. Vì vậy chỉ trừ khi lửa phun lên ở khắp vùng trồng cà phê ở Brazil họ mới nhảy ra để nâng giá mua. Mà chúng ta lại chẳng có một sự thống kê đáng tin cậy nào cho giới kinh doanh biết được trong nước đã bán được khoảng bao nhiêu phần trăm ở dặng trừ lùi và mức giá là bao nhiêu. Nếu biết được những điều này những nhà kinh doanh cà phê sẽ có sự định hướng cần thiết để xác định kế hoạch buôn bán trong thời gian tới
- Chính vì người mua đã biết chính xác số lượng hàng hoá cho nên sau những thời điểm này khi gọi đặt giá chốt lời trên thị trường rất khó mà khớp lệnh. Bởi vì số lượng sắp hạng chờ đến phiên giao dịch khá dài. Người bán sẽ càng nóng ruột, sợ giá sẽ rớt thêm, người bán hạ giá đặt lệnh xuống, đua nhau lằm như thế, làm cho giá cà phê tụt dốc không phanh.
- Vậy tại sao nhiều công ty ở Việt Nam vẫn thực hiện bán trừ lùi cà phê. Bán trừ lùi vẫn là một công cụ hữu ích giúp nhà kinh doanh có thể thống nhất về mặt chiến lược với nhau. Nhưng vấn đề tài chính mà nhiều công ty xuất khẩu cà phê nước ta gặp phải đều bị các ông tây năm rõ. Chúng ta cũng đã nhiều lần chứng kiến giá cà phê trong nước cao hơn giá cà phê quốc tế. Thì thử hỏi thời điểm này bán ra sao, dù chốt luôn cũng lỗ mà trừ lùi cũng lỗ. Tuy nhiên nhiều công ty vẫn phải bán để làm hợp đồng cơ sở vay tiền. Mà tiền đó nhiều khi cũng chẳng dùng để mua cà phê mà nó dùng để đáo hạn ngân hàng. Vì vậy nhiều người sẽ thực hiện bán trừ lùi cà phê để nuôi hy vọng giá sẽ tăng lên. Chúng ta chưa hoàn toàn có khả năng chủ động tài chính để khi nào giá tốt thì mới bán, giá thấp thì dừng lại.
Kết luận,
Trên đây là những thông tin cần biết về giá bàn lùi cà phê. Rất mong bài viết này sẽ hữu ích với các nhà đầu tư đang muốn tham gia vào thị trường đầu tư cà phê!
Xem thêm bài viết về đầu tư cà phê tại đây: