Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Giao dịch giao ngay là gì? Ngày giao ngay trong hợp đồng tương lai hàng hóa


Giao dịch giao ngay, hay còn được gọi là giao dịch “spot”, là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và thương mại. Đây là một phương thức giao dịch mà việc trao đổi tài sản diễn ra ngay lập tức sau khi thỏa thuận giá và điều kiện của giao dịch. Hãy cùng SACT tìm hiểu sâu hơn về bản chất cũng như ứng dụng của hình thức giao dịch giao ngay này.

Hợp đồng Giao dịch Giao ngay trong giao dịch hàng hoá là gì?

Hợp đồng giao dịch giao ngay là hợp đồng mà tại thời điểm giao dịch thì giá cả được gọi là giá giao dịch giao ngay (giá cả của hàng hóa được mua bán trên thị trường ngay tại thời điểm này). Nghĩa là việc giao hàng và thanh toán chỉ có thể diễn ra trong vòng 1 hay 2 ngày (làm việc) kể từ khi bản hợp đồng được ký kết, quá trình này được gọi là giao dịch giao ngay.

Giao dịch giao ngay cho phép các công ty, thương nhân và người trung gian đầu tư nhiều loại hàng hóa trong thời gian ngắn. Bởi vậy, giá của một hàng hóa giao dịch giao ngay chịu ảnh hưởng rất nhiều từ áp lực cung cầu trên thị trường tại thời điểm đó.

Chênh lệch giá mua và giá bán của một hàng hóa dùng để bù đắp chi phí giao dịch và đạt một khoản lợi nhuận hợp lý. Do đó, giá bán cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịch hẹp hay rộng và mức độ biến động giá trị của hàng hóa đó trên thị trường. Để có thể so sánh với các loại chi phí giao dịch khác, chênh lệch giá bán và giá mua thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm qua công thức sau:

Chênh lệch (%) = (giá bán – giá mua) * 100 / giá bán

Xem thêm: Sở giao dịch hàng hóa là gì?

Hợp đồng giao ngay trong giao dịch hàng hoá là gì?
Hợp đồng giao ngay trong giao dịch hàng hoá là gì?

Khái niệm hợp đồng tương lai

Futures contract (Hợp đồng tương lai) là loại hợp đồng mà hai bên trao đổi một tài sản cụ thể với giá thoả thuận hôm nay (gọi là giá tương lai) nhưng lại giao hàng vào một thời điểm khác cụ thể trong tương lai (gọi là ngày giao hàng).

Các hợp đồng này được giao dịch thông qua sàn giao dịch tương lai. Hàng hoá cơ sở của hợp đồng tương lai là các mặt hàng như lương thực, kim loại, dầu mỏ… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hàng hoá cơ sở lại có thể là tiền tệ, chứng khoán, tài sản vô hình…

Sự hấp dẫn của sản phẩm hợp đồng tương lai được thể hiện ở việc nhà đầu tư có thể mua, bán mà không cần nắm giữ tài sản tương ứng. Chính vì vậy, khi tin rằng thị trường giảm, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán khống hợp đồng tương lai để bảo vệ danh mục. Sau đó, mua lại để chốt lãi/lỗ. Đây được xem là cơ hội để nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm.

Tham khảo ngay: SACT – Địa chỉ đầu tư hàng hoá uy tín tại Hà Nội

Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai là gì?

Chênh lệch giá giữa Hợp đồng giao ngay và Hợp đồng tương lai

Hầu hết các hàng hóa cơ sở trên thị trường đều có thể được định giá theo giá giao dịch giao ngay và giá tương lai. Có thể thấy, giá giao ngay và giá tương lai đều là báo giá cho một hợp đồng mua bán – giá vốn hàng hóa được thỏa thuận bởi người mua và người bán.

Mặt khác, nếu không muốn thực hiện nghĩa vụ giao nhận hàng thật, Nhà đầu tư phải đóng vị thế trước ngày thông báo đầu tiên (First notice day – FND). Nếu nhà đầu tư muốn giao nhận hàng thật, họ chỉ cần nắm giữ hợp đồng tương lai đến ngày giao dịch cuối cùng (Last notice day – LND). Tất cả những điều này đã tạo ra sự chênh lệch giá giữa Hợp đồng Giao dịch Giao ngay và Hợp đồng Tương lai.

Đa số các nhà đầu tư tham gia thị trường hàng hóa để đầu tư chứ không thực sự mua hợp đồng tương lai hàng hóa. Do đó, để phòng ngừa rủi ro thì hầu hết các hợp đồng tương lai thường được đóng trước thời hạn giao hàng. Khi hợp đồng tương lai đến ngày hết hạn, nhà đầu tư sẽ đánh giá mức độ hiệu quả đầu tư thông qua công thức:

Mức chênh lệch = Giá giao ngay – Giá hợp đồng tương lai

Đối với thị trường giao dịch hàng hóa trên thế giới, người tham gia thị trường có thể là nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia để kiếm lợi nhuận hoặc các nhà sản xuất lớn tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro.

Tuy nhiên, tại thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam thì cơ chế giao nhận hàng thật chưa được thực hiện. Đa số các nhà đầu tư tham gia thị trường để đầu tư kiếm lời. Do đó, thông thường nhà đầu tư tham gia thị trường thường sẽ đóng vị thế trước ngày giao dịch đầu tiên (FND). Nếu một số doanh nghiệp tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro thì họ chỉ có thể phòng ngừa rủi ro về mặt tài chính.

Chênh lệch giá giữa Hợp đồng giao ngay và Hợp đồng tương lai
Chênh lệch giá giữa Hợp đồng giao ngay và Hợp đồng tương lai

Kết luận

SACT hy vọng qua bài viết về khái niệm giao dịch giao ngay được cung cấp trên đây, nhà đầu tư có thể phần nào hiểu được vì sao có sự chênh lệch giá giữa Hợp đồng Giao dịch Giao ngay và Hợp đồng Tương lai. Từ đó, có cái nhìn sâu rộng hơn khi đưa ra quyết định đầu tư tài chính, giao dịch hàng hoá thu lợi nhuận cao.

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM