Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

4 hiệu ứng tâm lý trong giao dịch có thể thổi bay tài khoản của bạn


Hiệu ứng tâm lý trong giao dịch là điều dễ gặp phải khi nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường. Có một số hiệu ứng nổi bật và hay thường gặp ở đa số người tham gia. Dưới đây là 4 hiệu ứng có thể khiến tài khoản của nhà đầu tư “bốc hơi” trong một đêm. Cùng tìm hiểu ngay!

Hiệu ứng tâm lý FOMO

FOMO (Fear of missing out) là hiệu ứng tâm lý trong giao dịch sợ bỏ lỡ. Đây là tác nhân gây ra hiệu ứng đám đông. Khi vướng phải triệu chứng tâm lý này, người giao dịch thường không cảm thấy an tâm khi đứng ngoài trào lưu. Lúc này, thay vì thực hiện phân tích dữ liệu, theo dõi sự biến động của thị trường thì nhà đầu tư sẽ đưa ra lựa chọn dựa trên các nhà đầu tư khác.

Hiệu ứng tâm lý trong giao dịch FOMO
Hiệu ứng tâm lý FOMO

Ví dụ: Trong thời gian trở lại đây, hàng hoá A được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì giá tăng, đem lại lợi nhuận lớn. Khi đó, nhiều người tham gia thị trường sợ bỏ lỡ cơ hội tốt này nên cũng muốn sở hữu hàng hoá A. Chấp nhận mua ở mức giá cao. Khi giá giảm sâu, nhà đầu tư sẽ hoảng loạn và mong bán nhanh để gây tránh thua lỗ lớn.

Có nhiều lý do khiến nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý FOMO, cụ thể như:

  • Sự thiếu hiểu biết về thị trường và sự háo thắng tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng
  • Mong muốn gỡ gạc thất bại
  • Hy vọng có chiến thắng lớn mà không tốn công sức
  • Quá tự tin hoặc tự ti về bản thân, thiếu kiên nhẫn

Để không vướng phải hiệu ứng tâm lý trong giao dịch này, nhà đầu tư cần tích luỹ kiến thức sâu sắc về thị trường nhằm làm chủ quyết định mua hoặc bán của mình. Bên cạnh đó, sở hữu một kế hoạch giao dịch rõ ràng thì nhà đầu tư sẽ không đi lệch hướng khi thị trường xảy ra biến động. Mạnh dạn cắt lỗ khi giá giảm theo chiều hướng tiêu cực để bảo toàn một phần vốn.

Hiệu ứng mỏ neo

Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring effect) là dạng nhận thức sai lệch khiến người ta tin tưởng vào phần thông tin có sẵn để đưa ra quyết định sau này. Cụ thể, kết quả giao dịch đầu tiên gây tác động mạnh mẽ đến tâm lý của nhà đầu tư. Họ thường xem đây là cơ sở để thực hiện những lần giao dịch phía sau hoặc cố gắng tái hiện lại kết quả của lần trước.

Nếu kết quả giao dịch lần đầu là thắng lợi, nhà đầu tư liên tục thử lại kỹ thuật này với hy vọng chiến thắng ở những lần sau. Ngược lại, nếu kết quả ban đầu thua lỗ, nhà đầu tư sẽ cảm thấy sợ hãi, hồi hộp và không dám vào lệnh hoặc cắt lãi quá nhanh. Nhìn chung, hiệu ứng tâm lý trong giao dịch mỏ neo khiến người giao dịch đưa ra quyết định một cách vội vã và thiếu lý trí.

Một số yếu tố tác động đến Anchoring effect đặc trưng có thể kể đến là:

  • Kinh nghiệm: Đối với nhà giao dịch có kinh nghiệm thì hiệu ứng này có khả năng bị yếu đi bởi họ có khả năng kháng lợi “mỏ neo” ban đầu.
  • Khả năng nhận thức: Người tham gia giao dịch có nhận thức cao về thị trường ít bị anchoring effct hơn số đông người khác.
  • Tính cách: Yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến độ mạnh yếu của hiệu ứng. Những người có tính cách thân thiện có xu hướng bị anchoring effect tác động mạnh hơn người có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán.
batch abstract psychologyhd wallpapers desktop background android iphone 1080p 4k udaul
Hiệu ứng mỏ neo

Hiệu ứng tâm lý FUD

FUD (Fear – Uncertainty – Doubt) là hiệu ứng tâm lý trong giao dịch ngược lại với FOMO. Ý nghĩa của FUD là sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ. Thông thường, người dễ bị mắc hội chứng FUD thường là người mới tham gia thị trường, có ít kinh nghiệm và có một số dấu hiệu cụ thể như:

  • Tâm lý nôn nóng giao dịch trên thị trường
  • Không xây dựng kế hoạch giao dịch chi tiết
  • Không có thói quen đính chính thông tin mặc dù cập nhật thông tin thường xuyên
  • Dễ bị ảnh hưởng tâm lý do chưa đủ vững vàng phân tích chiến thuật

FUD thường xuất hiện ở những nhà đầu tư mới tham gia thị trường và chưa có đủ kinh nghiệm chinh chiến. Để vượt qua hiệu ứng tâm lý FUD thì cần sở hữu một số nguyên tắc sau:

  • Nắm vững kiến thức thị trường: Hiểu rõ thị trường là nguyên tắc căn bản nhất giúp nhà đầu tư vượt qua hầu hết tâm lý giao dịch. Bởi lẽ, bất kỳ thị trường nào cũng là cơ hội để đầu tư và thua lỗ hay lợi nhuận là điều mà ai cũng gặp phải. Do đó, cần tỉnh táo trước mọi biến động là điều cần thiết.
  • Quản lý vốn hiệu quả: Phân bổ và quản lý vốn hiệu quả giúp nhà đầu tư quản lý được rủi ro do hiệu ứng FUD gây ra. Điều này giúp nhà đầu tư duy trì được một khoản lợi nhuận ổn định. Từ đó, không còn gây ảnh hưởng đến tâm lý của người giao dịch.

Hiệu ứng Hot hand

batch gaslighting la gi 1 1
Hiệu ứng Hot hand

Hiệu ứng tâm lý Hot hand dễ xảy ra khi nhà đầu tư sở hữu một chuỗi chiến thắng liên tiếp. Tâm lý chiến thắng này sẽ khiến người tham gia ngủ quên trên chiến thắng bởi họ sẽ tin rằng các giao dịch phía sau 100% giành được lợi nhuận như những lần trước đó. Họ sẵn sàng đặt lệnh mà không cần suy xét rủi ro giao dịch, dễ khiến thua lỗ và “bay sạch” tài khoản.

So sánh về mức độ nguy hiểm thì Hot hand không thua kém gì Fomo, thậm chí còn nặng nề hơn. Hot hand gây ra ảo ảnh về một tương lai tươi đẹp với nhiều chiến thắng liên tục. Nhà đầu tư quên đi rủi ro thường gặp phải mà tự tin vào thẳng một lệnh có khối lượng lớn hơn bình thường.

Trên đây là 4 hiệu ứng tâm lý trong giao dịch thường gặp có thể “thổi bay” tài khoản của nhà đầu tư. Hy vọng thông tin mà Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á cung cấp đã giúp nhà đầu tư làm chủ thị trường tốt hơn.

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM