Nhiều nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường rất dễ nhầm lẫn giữa các khái niệm của thị trường hàng hóa với các hàng hóa được giao dịch trong các thị trường khác. Áp dụng những kiến thức từ các thị trường cũ như chứng khoán, forex là một trong những sai lầm cơ bản mà người mới dễ mắc phải. Hiểu được điều đó, đội ngũ SACT đã biên soạn lại một phần của cuốn sách “Đầu tư hàng hóa cơ bản”. Mong rằng nguồn tài liệu này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư có thể phân biệt được những khác biệt thị trường cơ bản.
Đối với giao dịch hàng hóa tập trung, tài sản cơ sở của hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn là hàng hóa tiêu chuẩn, tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn. Ví dụ, Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Ngô niêm yết giao dịch trên Sở CBOT có tài sản cơ sở là Ngô; Hợp đồng quyền chọn Ngô niêm yết giao dịch trên Sở CBOT có tài sản cơ sở là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn Ngô. (Đọc thêm về hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, hợp đồng quyền chọn tại đây)
Trên thế giới phân biệt rõ ràng các dạng tài sản cơ sở, được cụ thể hóa bằng các điều luật, trong đó có các định nghĩa và phân định về mặt pháp lý của các tài sản cơ sở. Ví dụ như tại thị trường Mỹ, thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán được tách bạch từ cách đây gần 100 năm bởi 2 đạo luật: Đạo luật giao dịch Chứng khoán Securities Exchange Act ra đời năm 1934 và Đạo luật giao dịch hàng hóa Commodity Exchange Act ra đời năm 1936.
Sự khác biệt giữa hàng hóa và các dạng tài sản cơ sở tài chính khác:
- Hàng hóa là vật chất tồn tại thực và tài sản cơ sở có thực.
- Không giống như các tài sản cơ bản là sản phẩm tài chính thuần như cổ phiếu trái phiếu, một số hàng hóa có yếu tố mùa vụ là một trong những yếu tố tác động lên giá khi giao dịch
- Một số sản phẩm tài chính giá được căn cứ vào độ tín nhiệm tín dụng hoặc vị thế tài chính của nhà phát hành bên cạnh lãi suất và phần bù rủi ro (được coi là chênh lệch giữa tỷ lệ lợi nhuận đầu tư dự kiến so với lãi suất phi rủi ro) và nhiều yếu tố khác thuần tài chính. Trong khi đó, giá hàng hóa gần như hoàn toàn thiên về mối quan hệ giữa cung cầu
Giao dịch hàng hóa là giao dịch đặc thù
Khác biệt thị trường hàng hóa và các thị trường tài chính nằm ở đặc điểm của thị trường, các quá trình và quy trình diễn ra trên thị trường, được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Quá trình giao hàng
Đối với các hợp đồng phái sinh hàng hóa, quá trình giao hàng vật chất bao gồm một chuỗi các bước được hoàn thành theo một thứ tự cụ thể và trong khoảng thời gian xác định trước. Đối với các hợp đồng phái sinh tài chính được giao dịch tại sở giao dịch trên toàn cầu, phần lớn các hợp đồng phái sinh được thanh toán bằng tiền mặt và việc thanh toán bằng tiền mặt chỉ liên quan đến quá trình chuyển tiền giữa người mua và người bán.
Trường hợp các hợp đồng phái sinh hàng hóa, số lượng các hợp đồng thực hiện giao hàng vật chất cao hơn đáng kể so với con số của các hợp đồng phái sinh tài chính khác được giao dịch tập trung.
Chất lượng của tài sản cơ sở
Đối với các hợp đồng phái sinh hàng hóa, việc kiểm định chất lượng đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là các sản phẩm nông sản. Các hợp đồng phái sinh hàng hóa quy định các tiêu chuẩn, quy trình đảm bảo chất lượng và chứng nhận cho tài sản cơ sở
Kho hàng
Trong giao dịch phái sinh hàng hóa, kho hàng đóng vai trò trung tâm. Việc giao hàng vật chất được thực hiện thông qua các kho hàng được công nhận, vào ngày đáo hạn đối với hàng hóa kỳ hạn. Trong khi đó, việc trao đổi các công cụ phái sinh tài chính, giao dịch chứng khoán và tiền mặt được thực hiện qua chuyển khoản thông qua tài khoản ngân hàng và tài khoản demat (dạng tài khoản phi vật lý, tài sản trực tuyến dùng để lưu trữ các tài sản cơ sở đa phần là cổ phiếu trái phiếu).
Thời gian thông báo giao hàng toàn
Không giống như hợp đồng kỳ hạn tài chính, người bán hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa có quyền thông báo giao hàng trong khoảng thời gian giao hàng. Mục đích của thông báo này là cung cấp thời gian thích hợp cho người mua về những yêu cầu nhận hàng. Điều này được yêu cầu bởi thực tế là việc thanh toán giao nhận vật chất đòi hỏi phải có sự chuẩn bị từ cả hai phía, bên giao hàng và bên nhận hàng, ví dụ như sắp xếp bốc dỡ và vận chuyển.
Về bản chất giao dịch
Giao dịch hàng hóa là giao dịch trực tuyến qua hệ thống giao dịch đạt tiêu chuẩn được phép kết nối trực tiếp đến hệ thống khớp lệnh của các Sở giao dịch hàng hóa. Đối với các sản phẩm hàng hóa được niêm yết ở nước ngoài thì kết nối với hệ thống khớp lệnh của Sở giao dịch hàng hóa có liên thông.
Bản chất của giao dịch là những tin nhắn được mã hóa đạt tiêu chuẩn của hệ thống và được chuyển thẳng vào hệ thống nhận lệnh của Sở giao dịch hàng hóa mà không có bất cứ can thiệp nào của bên thứ ba. Quyền truy cập và kiểm soát, hay xem các giao dịch được thực hiện đều tương đồng như nhau ở các cấp tài khoản người dùng cho đến tài khoản thành viên và tài khoản quản lý thị trường. Khi lệnh đã được khớp trên Sở giao dịch hàng hóa quốc tế có liên thông thì kết quả khớp lệnh sẽ chuyển trả lại người giao dịch, mà quá trình và kết quả giao dịch này không thể được sửa đổi cũng như hủy bỏ.
Về lệnh giao dịch, hệ thống và dữ liệu giao dịch
Giao dịch hàng hóa là giao dịch trực tiếp kết nối và nhận thông tin lệnh khớp, không khớp hay bị từ chối trực tuyến với hệ thống nhận lệnh của các sở giao dịch hàng hóa. Giao dịch hàng hóa bao gồm các thông tin, trong đó quan trọng nhất là giá giao dịch và khối lượng giao dịch. Thị trường hoạt động theo đúng cơ chế thị trường trên thực tế phải được quyết định bởi độ sâu cung cầu (depth of market), và thanh khoản của thị trường thể hiện qua tổng khối lượng giao dịch của toàn thị trường.
Để có thể có được dữ liệu về hàng hóa hoặc sở giao dịch hàng hóa theo nhu cầu, khách hàng cần phải chi trả một khoản phí nhất định. Đó là do tính chính thống của các dữ liệu này, các nhà phân phối (data vendor hay distributor) cho đến người dùng trên toàn thế giới phải trả mức phí để có quyền truy cập và cung ứng dữ liệu đồng nhất này. Tùy theo phân loại đối tượng sử dụng mà mức phí có thể rất cao, cho đến người dùng thông thường không chuyên thì mức phí phải trả là rất thấp.
Dù chi trả mức phí như thế nào thì các nhà giao dịch sẽ nhìn thấy hiển thị giá và chờ mua chờ bán của thị trường ở mọi hệ thống, mọi phần mềm giao dịch, mọi cơ nhau trên cơ sở cùng tốc sở dữ liệu hiển thị trên các thiết bị khác nhau có điểm mù trong việc cung ứng dữ liệu giá và kết quả khớp lệnh độ internet ở môi trường tương tác tương đối giống nhau. Không giao dịch.
Hệ thống giao dịch trực tuyến được sử dụng rộng rãi trong thị trường giao dịch hàng hóa chủ yếu là hệ thống CQG (trụ sở tại Mỹ), thị phần lớn nhất thế giới, sau đó là các đối tác khác như Trading Technologies (trụ sở tại Anh), Pat system (POEM) và các hệ thống daib khác. Các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba sử dụng giải pháp API từ các nhà cung cấp lớn phía trên. Các nhà cung cấp trên cũng là một dạng đối tác cung ứng dữ liệu data vendor của các sở giao dịch hàng hóa, cho phép họ phân phối dữ liệu cho các khách hàng mua các gói dữ liệu thị trường trong giao dịch hàng hóa
Giao dịch hàng hóa là giao dịch T+0
Giao dịch hàng hóa phái sinh là các giao dịch có thể thực hiện đóng mở vị thế trong phiên và được thanh toán bù trừ liên tục bởi Trung tâm thanh toán bù trừ theo phương thức CCP (Center Counterparty).
Nhờ giao dịch T+0, cho phép khách hàng sử dụng nguồn lực của mình có được không hạn chế để thực hiện các giao dịch mà không bị vướng hạn chế thời gian của dòng tiền phát sinh sau giao dịch tất toán, hoàn toàn linh hoạt trong giao dịch cũng như nộp rút one ký quỹ.
Giao dịch không hạn chế ở cả hai chiều mua hoặc bán
Khách hàng ở một số tài sản khác như bất động sản hay chứng khoán, điều duy nhất được kỳ vọng là sự gia tăng giá trị của tài sản cơ sở mình nắm giữ, tuy nhiên với hàng hóa, khách hàng được phép có cả kỳ vọng giá xuống bên cạnh kỳ vọng giá lên.
Điều đó có nghĩa, khi có kỳ vọng giá xuống, khách hàng hoàn toàn có thể làm lệnh bán (short) và ngược lại khi nhận thấy kỳ vọng cơ hội giá lên, khách hàng có thể làm lệnh mua (long). Việc thực hiện lệnh bán không yêu cầu khách hàng phải đi vay tài sản hoặc có vị thế mua trước đó, khi thực hiện lệnh bán có nghĩa khách hàng xác định chiều giao dịch là bán hàng hóa. Không có hạn chế với việc mở vị thế bán (short) với mọi đối tượng khách hàng.
Đòn bẩy tài chính
Trong thực tế, mỗi hàng hóa và thị trường của hàng hóa đó đều chấp nhận việc phải ký quỹ để có thể giao dịch một khối lượng/ một hợp đồng hàng hóa giao dịch tiêu chuẩn (đơn vị là lot). Hệ số của mức ký quỹ ban đầu chia cho giá trị danh nghĩa của hàng hóa cho biết đòn bẩy tài chính của hàng hóa này là bao nhiêu.
Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa chính là mức ký quỹ đặt cọc mà các đối tác trong giao dịch song phương phải thực hiện. Đặc biệt trong giao dịch qua mô hình giao dịch tập trung thì mỗi đối tượng đều phải ký quỹ một mức để chắc chắn bảo đảm nghĩa vụ của mình trong giao dịch.
Đòn bẩy của mỗi hàng hóa được quy định bởi các Sở giao dịch hàng hóa. Đòn bẩy gần như cố định, chỉ ở mức 5-20% giá trị danh nghĩa của hàng hóa. Khi giá hàng hóa tăng hoặc giảm quá mức, mức ký quỹ ban đầu thường được điều chỉnh ±10% để giữ cho đòn bẩy là mức vốn sẵn. Điều đó đảm bảo mức độ rủi ro của các khách hàng ở mức chấp nhận được, và cũng đủ hấp dẫn để các nhà phòng vệ giá có động lực tham gia để chuyển rủi ro trên thị trường phái sinh. Họ có thể chỉ phải bỏ ra 1 tỷ VND hoặc hơn để phòng vệ cho một đơn hàng có giá trị 20 tỷ VND. Đó là ý nghĩa của đòn bẩy trong thị trường giao dịch hàng hóa.
Không phát sinh chi phí lãi vay, chi phí khác
Đối với giao dịch phái sinh hàng hóa, các giao dịch dạng này trong thực tế có đòn bẩy, tuy nhiên không giống các thị trường khác, khách hàng không được yêu cầu phải trả chi phí vay với việc nắm giữ vị thế qua đêm, hay vay để dùng một số tiền nhỏ giao dịch một số tiền lớn hơn. Chỉ khi khách hàng thiếu hụt ký quỹ, không nộp theo yêu cầu bổ sung ký quỹ bắt buộc, khách hàng có thể bị phạt mức lãi suất trên khoản thiếu hụt theo quy định hoặc bị yêu cầu bắt buộc tất toán vị thế.