1, El Nino là gì?
Bên ngoài những yếu tố liên quan đến chính trị, kinh tế, thời tiết cũng là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến với giá hàng hóa xoay quanh vấn đề cung-cầu và biến động về môi trường. Trong những năm gần đây, các thuật ngữ liên quan đến El Nino và La Nina dần trở nền phổ biến với những tác động của chúng lên biến đổi khí hậu toàn cầu và là tác nhận gây nên những thiên tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường nông sản thế giới cũng như biến động giá hàng hóa nông nghiệp toàn cầu. Đặc biệt, El Nino, hơn cả, là thuật ngữ chiếm vị trí không nhỏ trong những đầu báo hiện nay và những tác động của nó, được đặc trưng bởi khí hậu nóng lên bất thường ở khu vực xích đạo và Trung Đông Thái Bình Dương thường kéo dài từ 8-12 tháng với chu kì 3-4 năm/ lần, gây ra những thảm họa liên quan đến băng tan gây lũ lụt, hạn hán kéo dài do nhiệt độ tăng cao.
2, Sự biến chuyển của El Nino qua từng thời kỳ.
Cụ thể, theo cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), năm 2023, bên cạnh những năm 2016 và năm 2020, được coi là một trong những năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại với sức lan tỏa mạnh mẽ của El Nino. Đặc biệt, NOAA chỉ ra rằng năm 2023 sẽ có 56% đón nhận một đợt El Nino mạnh mẽ và có thể kéo dài trong khoảng thời gian 1 năm, khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến biến động giá hàng hóa cũng như dòng chảy thương mại trong năm 2023. Cụ thể, trong tháng 6/2023, hạn hán đã lan rộng một cách mạnh mẽ xuyên suốt nước Mỹ với mức tăng từ 19% cuối tháng 5 và 27% cuối tháng. Vùng Trung Tây và Vùng Đông Bắc nước Mỹ, được đặc trưng thông qua vùng Đại Bình Nguyên (Great Plains), và vùng Ngũ Đại Hồ (Great Lakes region), những nơi có sản lượng nông nghiệp cao nhất nước Mỹ, khiến ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực và biến động giá lương thực. Cũng theo như NOAA, tháng 7 tiếp tục được dự đoán là tháng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của El Nino và có thể khiến cho Vùng Ngũ Đại Hồ trở nên khô kiệt, làm nghiêm trọng hóa vấn đề hạn hán tại Mỹ trong những tháng sắp tới.
3, Tác động của El Nino lên thị trường hàng hóa Thế giới.
Trong tháng 6, Hợp đồng phái sinh tương lai gạo đã ghi nhận mức tăng kỉ lục trong suốt 15 năm, phần lớn bởi hiện tượng thiếu hụt nguồn nước và hạn hán gây ra bởi El Nino đã khiến cho sản lượng gạo bị cắt giảm phần lớn tại 3 nước xuất khẩu chính là Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ. Hơn nữa, bởi vì thiếu hụt nguồn nước cần thiết cho việc thâm canh, Thái Lan đã cắt giảm mùa vụ lúa từ 2 vụ/ năm xuống còn 1 vụ/ năm, gây thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gạo khiến cho giá hàng hóa này biến động mạnh.
Bên cạnh những biến động về gạo, năng suất của 2 loại cafe là Robusta và Arabica cũng ghi nhận những biến động mạnh mẽ do hiện tượng El Nino. Cụ thể, cuối tháng 6, hợp đồng tương lai của cafe Robusta ghi nhận mức tăng đột biến 60%, cao nhất kể từ 2008 do vấn đề hạn hán được ghi nhận tại Việt Nam, một trong những nhà xuất khẩu cafe Robusta hàng đầu với 36% thị phần xuất khẩu toàn cầu, khiến cho năng suất cây trồng bị suy giảm mạnh. Sản lượng cafe Arabica, tương tự như Robusta, cũng ghi nhận sự suy giảm rõ rệt sản lượng tại vùng sản xuất tại Brazil và Colombia, khiến cho giá Arabica ghi nhận sự suy giảm mạnh.
Tác động của El Nino cũng ảnh hưởng nghiệm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của Argentina, nhà xuất khẩu đậu tương, ngô và lúa mì hàng đầu. Những đợt hạn hán gây ra bởi sự suy giảm về lượng mưa, có những nơi lên tới 50% gây ra bởi El Nino, cụ thể , đã khiến cho vấn đề năng suất trở nên trầm trọng. Trong báo cáo hàng tháng tại tháng 5/2023, Ủy ban Rosario, đã ước tính sản lượng đậu tương giai đoạn 2022/2023 xuống 21,5 triệu tấn, giảm 6,5% so với 23 triệu tấn ước tính từ trước và ít hơn một nửa so với khối lượng 42 triệu tần trong giai đoạn 2021/2022.
Về tác động của El Nino lên sản lượng lúa mì, đầu tháng 6/2023, Bộ Nông Nghiệp Australia ước tính sản lượng đầu ra Lúa mì của vụ Đông tại nước này đã giảm hơn 30% so với vụ trước bởi vì sự khô hạn gây ra bởi hiện tượng El Nino. Cùng với đó, Tổ chức khí hậu Thế giới cũng dự đoán sản lượng xuất khẩu lúa mì năm 2023 của Argentina sẽ giảm 28% so với năm ngoái với số tiền tổn thất lên tới 14 tỉ dollar Mỹ.
Bên cạnh đó, hợp đồng phái sinh đường đã đạt được mức tăng giá cao nhất trong vòng 12 năm qua, phần lớn liên quan đến lệnh cấm xuất khẩu đường được đặt ra bới Ấn Độ, nhà sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới bởi vì vấn đề sản lượng gây ra bởi những cuộc hạn hán kéo dài, nghiêm trọng gây ra bởi El Nino, khiến cho lượng cung đường bị cắt giảm rõ rệt.
Phòng Phân tích và tin tức