Bearish Side-by-Side White Lines là một mô hình xuất hiện khá phổ biến trong biểu đồ nến Nhật. Đây được coi là một tín hiệu đáng tin cậy để có thể xác nhận đà tiếp tục giảm của xu hướng giá. Chủ đề ngày hôm nay sẽ giúp cho quý nhà đầu tư hiểu hơn về mô hình này là gì và cách để áp dụng.
MÔ HÌNH NẾN NHẬT BEARISH SIDE-BY-SIDE WHITE LINES LÀ GÌ?
Bearish Side-by-Side White Lines là mô hình dùng để xác định liệu xu hướng của giá có tiếp tục giảm trong tương lai hay không.
Khi nhìn thấy mô hình này, nhà giao dịch sẽ hiểu rằng xu hướng giảm giá sẽ tiếp tục được diễn ra. Đây là mô hình có thể giúp nhà đầu tư tự tin nắm giữ vị thế của mình đã có trước đó.
Đôi lập với mô hình này là mô hình Bullish Side-by-Side White Lines.
CẤU TẠO MÔ HÌNH
Cấu tạo của mô hình nến Bearish Side-by-Side White Lines khá đơn giản gồm:
- Cây nến đầu tiên là nến đen có thân tiêu chuẩn.
- Cây nến thứ 2 sẽ gap xuống so với cây nến đen trước đó
- Cây nến thứ 3 có giá mở bằng với giá mở cây thứ 2 và có thân nến tương đương nhau
Lưu ý: hai cây nến thứ 2 và thứ 3 có thể là màu xanh hoặc đỏ đều được chứ không nhất thiết phải là màu xanh. Miễn là hai cây nến chỉ ngang nhau, không quan trọng biến động mà chỉ quan trọng cây nến khi đóng giá cuôi cùng có tương đương nhau hay không và vẫn ở vùng giá gap dưới cây nến đầu tiên.
GIẢI THÍCH Ý NGHĨA MÔ HÌNH NẾN BEARISH SIDE-BY-SIDE WHITE LINES
Khi nhìn thấy mô hình này xuất hiện, nhà đầu tư có thể hiểu là sau khi giá gap xuống thấp, phe mua cho rằng đây là vùng giá thấp và kết thúc xu hướng giảm nên có một lực mua ở đây. Tuy nhiên lực bán vẫn tin tưởng vào một xu hướng giảm giá tiếp diễn nên đã có một lực cản mạnh tại vùng giá này, kết quả là cây nến thứ 2 và 3 (hoặc hơn) là nỗ lực thất bại trong việc đảo chiều xu hướng, xu hướng giảm giá vẫn được giữ nguyên.
VÍ DỤ THỰC TẾ
Trong thực tế thì bạn có thể gặp mô hình này khá nhiều. Một số ví dụ có thể kể đến:
NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH BULLISH SIDE-BY-SIDE WHITE LINES
So với các mô hình nến tiếp tục xu hướng giảm khác, mô hình Bearish Side-by-Side White Lines tuy có thể đáng tin cậy, nhưng vẫn có những nhược điểm như sau:
- Không sử dụng cho việc tính điểm bán vì tỉ lệ rủi ro cao: thông thường, khi mô hình này xuất hiện, thì chắc chắn sẽ có một khoảng gap lớn xuất hiện giữa hai cây nến, nêu nếu bạn không có vị thế từ giá trước đó hay cây nến trước đó, thì chắc chắn bạn phải chấp nhận việc bán đuổi giá cao. Nhưng thông thường, việc bán đuổi đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận cắt lỗ nhiều hơn. Trong giao dịch tài chính thì tỉ lệ rủi ro/ lợi nhuận là cực kỳ quan trọng. Kể cả bạn có kế hoạch giao dịch tốt mấy nhưng vi phạm tỉ lệ này, thì rủi ro nhận lại của bạn vẫn cực kỳ lớn vì thị trường tài chính luôn đầy biến động bất ngờ, và chưa chắc tâm lý bạn đã đủ mạnh mẽ để có thể chiến thắng được những biến động đó.
- Tuy có một sự tin tưởng cao, nhưng trong trường hợp nhiễu loạn thì giá có thể duy trì đi ngang (sideway) rồi bất ngờ tăng giá, nên nếu sử dụng những vị trí gap xuống như vậy để bán gia tăng cũng không phải là ý tưởng hay, có thể khiến bạn mất đi phần lãi trước đó kha khá, hoặc tệ hơn là âm ngược tài khoản.
- Vẫn cần những sự hỗ trợ đi kèm từ các công cụ phân tích như chỉ báo hay công cụ vẽ để tăng tính chính xác hơn.
Vậy nên, nhà giao dịch thường coi đây là dấu hiệu để tiếp tục yên tâm nắm giữ vị thế nếu đã có trước đó của mình, thay vì là sử dụng để tìm thêm các điểm bán mới. Tuy nhiên, đây vẫn là mô hình có độ tin tưởng cao trong các loại mô hình nến tiếp tục xu hướng giảm.
LỜI KẾT
Mô hình Bearish Side-by-Side White Lines là mô hình có độ tin cậy cao trong việc xác định đà giảm tiếp tục của xu hướng. Hi vọng qua chủ đề này, quý anh chị đầu tư có thêm cho mình cách để nhận biết được xu hướng tiếp tục giảm giá thông qua mô hình nến này. Nhưng nên nhớ, bộ mô hình nến hay nến không bao giờ đi một mình, hãy kết hợp các công cụ khác để có thể nâng cao tính chính xác hơn nhé.
SACT chúc quý nhà đầu tư thành công và gặp nhiều may mắn
Biên tập
Chế Linh