Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và giá cả hàng hóa


Lạm phát, lãi suất và tỷ giá là các thành tố có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Hiểu được mối quan hệ này giúp nhà đầu tư đưa ra được các quyết định chính xác và hiệu quả. Vậy mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Khái niệm về lãi suất, lạm phát và giá cả hàng hoá

Lạm phát là gì?

Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá
Khái niệm về lãi suất, lạm phát và giá cả hàng hoá

Lạm phát là sự tăng trưởng mức giá chung liên tục của hàng hoá và dịch vụ theo thời gian, kéo theo đó là một loại tiền tệ nào đó bị mất giá trị. Khi mức giá chung bị đẩy lên cao, với cùng một đơn vị tiền tệ nhưng chúng ta chỉ mua được ít hàng hoá hơn so với trước đây.

So với các quốc gia khác, lạm phát được xem là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với loại tiền tệ của quốc gia khác. Đây là hiện tượng kinh tế phổ biến của mọi quốc gia trong giai đoạn phát triển kinh tế. Đơn vị đo lường lạm phát là CPI (chỉ số giá tiêu dùng) được cơ quan thống kê quốc gia công bố hàng tháng, quý, năm.

Lãi suất là gì?

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định phát sinh từ giao dịch cho vay giữa các bên. Đây là loại giá cả đặc biệt được hình thành dựa trên giá trị sử dụng khoản vốn vay. Thay vì được biểu thị bằng số tuyệt đối thì lãi suất lại được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm.

Đây là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, đầu tư, thất nghiệp,…

Giá cả hàng hoá là gì?

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá là số tiền dùng để mua một mặt hàng hoá nào đó. Đây là số tiền mà người mua phải trả để sở hữu, sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Trong kinh tế vi mô, giá cả hàng hoá là vấn đề được nghiên cứu thường xuyên bởi nó có tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

Tác động qua lại

batch phuc hung golden 1 3453
Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

Khi Ngân hàng nhà nước cắt giảm lãi suất cơ bản khiến lãi suất của các khoản vay cũng giảm theo, khiến người dân quan tâm hơn đến các khoản vay. Bởi vậy, lượng tiền lưu thông và mức tiêu dùng xã hội cũng tăng lên. Cùng với đó, lượng cung tiền với giá rẻ sẽ làm giảm giá trị đồng tiền quốc gia thấp hơn so với các loại ngoại tệ khác. Đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát có thể tăng lên.

Ngược lại, khi Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất cơ bản khiến các Ngân hàng thương mại cũng gia tăng lãi suất ở các kỳ hạn. Nhu cầu sử dụng tiền mặt giảm xuống. Khi đó, người dân có xu hướng gửi tiền vào các ngân hàng để hưởng mức lãi suất cao. Vì thế, nhu cầu tiêu dùng thấp đi làm giảm nguy cơ tăng giá hàng hoá. Việc tăng lãi suất sẽ làm giảm lượng tiền trong lưu thông, tác động tích cực đến đồng tiền của một quốc gia. Từ đó, giảm tình trạng lạm phát.

Lãi suất cao vừa là biện pháp kiềm chế lạm phát nhưng cũng có tác động làm tăng chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Vì vậy, nó góp phần làm tăng giá cả hàng hoá khi doanh nghiệp chuyển chi phí đó cho người tiêu dùng.

Quan hệ chặt chẽ

Theo quy luật kinh tế thị trường, lạm phát phải thấp hơn lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền gửi phải thấp hơn lãi suất cho vay. Nếu tỉ lệ lạm phát cao hơn lãi suất tiền gửi thì gửi tiền vào ngân hàng sẽ là vô ích. Vì thế, người dân muốn dùng tiền mặt để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ, cất trữ vàng. Nếu lãi suất và tỷ lệ lạm phát tương đương nhau thì tình hình cũng tương tự nhưng mức độ chậm hơn.

batch ty gia doi hoai 2 1024x610 1
Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá

Có thể nói, lạm phát và lãi suất có quan hệ chặt chẽ với nhau, là nguyên nhân và hệ quả của nhau. Khi lạm phát cao thì cần áp dụng chính sách lãi suất cao để đảm bảo lãi suất thực. Áp dụng chính sách lãi suất cao trong một khoảng thời gian có thể kìm chế khả năng lạm phát. Bởi vậy, lạm phát và lãi suất có thể thuận chiều hay nghịch chiều tuy từng giai đoạn.

Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá

Khi lạm phát tăng cao, đồng nội tệ trở nên mất giá so với ngoại tệ. Từ đó, có tác động làm gia tăng tỷ giá. Khi lạm phát giảm, đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, có tác động làm hạ thấp tỷ giá.

Tỷ giá là một công cụ của Nhà nước trong việc điều hành các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Cụ thể như lạm phát, cán cân thương mại, cán cân thanh toán. Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ xuống giá, có lợi cho xuất khẩu, làm gia tăng lạm phát. Ngược lại tỷ giá giảm, đồng nội tệ lên giá, có lợi cho nhập khẩu, giảm tác động lạm phát. Như vậy, tỷ giá có biến động cùng chiều với lạm phát.

Kết luận

Lạm phát, lãi suất và tỷ giá là các yếu tố có tác động nhiều đến nền kinh tế. Mối quan hệ giữa lãi suất, lạm phát và tỷ giá có tác động chặt chẽ với nhau. Nhà đầu tư khi nắm bắt được sự tác động qua lại này sẽ đưa ra quyết định đầu tư chính xá hơn. Hy vọng bài chia sẻ trên đây của Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á đã giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái quát hơn về thị trường kinh tế.

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM