Tổng quan thị trường Bạc
Nhu cầu Bạc
- Đồ dùng và Trang sức bạc
- Chiếm khoảng 25% sản phẩm vật chất (VD: trang sức, dụng cụ ăn uống bằng bạc)
- Bạc sterling (hợp kim của bạc và đồng) phổ biến như là 1 lựa chọn trang sức thay thế với giá rẻ hơn
- Nhu cầu công nghiệp
- Khoảng 50% nguồn cung bạc hàng năm được sử dụng trong công nghiệp
- Phạm vi ứng dụng rộng lớn bao gồm đồ điện tử, gương, pin, công nghệ nano, nhiếp ảnh, thiết bị y tế, nha khoa
- Nhu cầu công nghiệp tác động đến Bạc mạnh hơn nhiều so với Vàng
- Tuy nhiên, chỉ một lượng nhỏ bạc được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng công nghiệp khiến nhu cầu tương đối kém co giãn khi giá tăng đột biến
- Nhu cầu đầu tư
- Chỉ chiếm hơn 25%
- Các nguồn đầu tư bao gồm đồng xu bạc, bạc thanh, đầu tư vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF)
- Có các đác điểm tương tự như Vàng, là tài sản đầu tư có tương quan cao với giá Vàng
- Nhìn chung, Bạc biến động mạnh hơn vàng.
Nguồn cung bạc
- Kết hợp nguồn cung khai thác mỏ và nguồn phế liệu
- Không giống như Vàng, hầu hết Bạc sẽ được sử dụng và bỏ đi mà không được tái chế
- Hầu hết Bạc được khai thác là sản phẩm phụ của quá trình khai thác các kim loại khác
- Rất ít các mỏ chỉ khai thác riêng Bạc chỉ khi giá Bạc thấp nhưng vẫn cao hơn so với chi phí năng lượng cần để khai thác
- Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức và Trung Quốc dẫn đầu về lượng cung cấp bạc phế liệu
Các yếu tố ảnh hưởng tới giá bạc
Trong ngắn hạn
- USD và lãi suất
- Bạc và đồng USD tương quan nghịch trong lịch sử
- Đồng đô la Mỹ mạnh hơn làm giảm sức hấp dẫn của kim loại này như một tài sản thay thế và khiến hàng hóa được định giá bằng đô la trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
- Bạc không mang lại lợi nhuận và từ lâu đã được xem là phương tiện lưu trữ giá trị
- Lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của Bạc
- Giá vàng
- Tương quan cao với giá Vàng
- Nhìn chung Bạc là tài sản biến động mạnh hơn Vàng
- Nhiều nhà đầu tư chọn giao dịch GSR (Tỷ lệ Vàng – Bạc)
- Địa chính trị và biến động
- Bạc được xem là tài sản dự trữ an toàn tương tự như Vàng
- Bạc được cho là giữ giá trị tốt hơn tiền pháp định trong thời điểm kinh tế bất ổn
Trong trung/dài hạn
- Công nghệ
- Công nghệ mới mang đến những ứng dụng mới cho Bạc do đặc tính vật lý độc đáo của nó và có thể làm tăng nhu cầu
- Tuy nhiên, tiến bộ công nghệ cũng có thể có tác động ngược lại nếu công nghệ thay thế việc sử dụng Bạc trong công nghiệp bằng vật liệu khác (ví dụ: hợp kim Nhôm dùng trong sản xuất gương)
- Năng lượng mặt trời là một ứng dụng quan trọng và tương đối mới đối với Bạc
- Lạm phát
- Bạc là một tài sản cố định – sức mua được bảo toàn trong các giai đoạn lạm phát cao
- Tác động vào lãi suất thực – lãi suất thực âm lại là dương đối với Bạc
- Các loại nguyên liệu công nghiệp khác
- Trong lịch sử, các vật liệu chuyên dụng khác như Đồng, Nhôm, Thép đều có mối tương quan thuận với Bạc, nhưng mối tương quan ngày càng yếu đi trong những năm gần đây
Tổng quan thị trường nhóm bạch kim
Nhu cầu Nhóm Bạch kim (PGM)
- Bạch kim
- Chất xúc tác động cơ ô tô (diesel) : 30-44%
- Trang sức : 23-30%
- Ứng dụng công nghiệp khác : 27-36%
- Đầu tư : 10% – 20%
- Palladium
- Chất xúc tác động cơ ô tô (Gasoline) : 83%
- Trang sức : 1%
- Ứng dụng công nghiệp khác : 16%
Nguồn cung Nhóm Bạch kim (PGM)
- Nguồn cung rất tập trung
- ~70% Bạch kim được sản xuất bởi Nam Phi
- ~80% Palladium được sản xuất bởi Nga và Nam Phi
Các yếu tố tác động giá PGM
- Câu chuyện về 2 kim loại
- Giá cả trong lịch sử có mối tương quan chặt chẽ với nhau
- Giá trong lịch sử có mối tương quan chặt chẽ với Vàng
- Hiện tại, mối tương quan yếu hơn
- Sản phẩm thay thế và tiến bộ về công nghệ
- 2 ứng dụng chính của Bạch kim và Palladium là chất xúc tác trong động cơ ô tô
- Tình trạng thay thế sẽ xảy ra khi giá 2 kim loại chênh lệch lớn
- Tác động của tiến bộ về công nghệ – động cơ hybrid mới ưa chuộng 1 trong 2 kim loại hơn
- Địa chính trị, môi trường hoạt động mang tính địa phương, tác động của tiền tệ
- Cần nhớ rằng khu vực sản xuất PGM tập chung chủ yếu ở Nga/ Nam Phi
- Tác động của các cuộc đình công mỏ, thiên tai, biến động tiền tệ