Nhu cầu trao đổi tiền tệ và giao thương giữa các nước ngày càng lớn thì khái niệm về tỷ giá cũng được nhắc đến thường xuyên hơn. Vậy tỷ giá là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường? Cùng tìm hiểu khái niệm tỷ giá hối đoái ngay dưới đây!
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái (tiếng anh là Exchange Rate) là giá trị đồng tiền của một nước được thể hiện bằng đồng tiền của một nước khác. Tỷ giá giữa hai loại tiền tệ là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.
Khi giao dịch tại ngân hàng, chúng ta thường thấy có 2 loại tỷ giá hối đoái. Đó là tỷ giá mua và tỷ giá bán. Trong đó, tỷ giá mua luôn cao hơn tỷ giá bán một lượng nhất định. Có nghĩa là, ngân hàng luôn thu mua ngoại tệ với giá rẻ hơn giá bán ra. Đây chính là tiền lãi mà ngân hàng kiếm được từ dịch vụ giao dịch tiền tệ.
Các loại chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay
Tỷ giá hối đoái thả nổi
Tỷ giá hối đoái thả nổi là loại tỷ giá được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu thị trường. Sự thay đổi của tỷ giá này phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của thị trường.
Sử dụng tỷ giá hối đoái giúp cho nguồn lực được cân bằng và phân bố một cách hợp lý hơn. Với chế độ tỷ giá này giúp nền kinh tế thế giới được ổn định, cán cân thanh toán cân bằng cũng như hạn chế được rủi ro và bất lợi đối với nền kinh tế.
Trên thực tế, không có quốc gia nào áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi. Bởi lẽ, chính phủ sẽ can thiệp nhằm hạn chế sự biến động mạnh của tỷ giá trong ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước.
Tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá hối đoái cố định được Nhà nước thiết lập và duy trì giúp môi trường đầu tư nước ngoài ổn định. Từ đó, giảm tỷ lệ lạm phát cũng như giảm thiểu sự biến động của thị trường.
Nhưng chế độ tỷ giá hối đoái này lại không được sử dụng tại các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ, việc duy trì chế độ tỷ giá này trong một thời gian dài có thể dẫn đến mất cân bằng cán cân thanh toán.
Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều kiện
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều kiện biến động theo mối quan hệ cung cầu nhưng vẫn có sự can thiệp của ngân hàng trung ương. Loại tỷ giá này được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng.
Với tính chất ổn định nên loại tỷ giá hối đoái này góp phần ổn định kinh tế. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đảm bảo tính độc lập của các chính sách tiền tệ.
Khi thị trường ngoại hối có biến động quá lớn, ảnh hưởng đến an toàn chung nền kinh tế thì ngân hàng trung ương sẽ đưa ra các giải pháp cần thiết giúp ổn định lại thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá
Lạm phát
Lạm phát là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi tỷ lệ lạm phát trong nước tăng cao thì giá trị đồng nội tệ giảm. Ngược lại, tỷ lệ lạm phát trong nước thấp hơn tức là tỷ giá hối đoái giảm, khi đó thì giá trị đồng nội tệ tăng.
Lãi suất
Lãi suất có tác động không hề nhỏ đến các hoạt động đầu tư nước ngoài. Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất trong nước thấp hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm.
Ngược lại, khi lãi suất trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ tăng.
Nợ công
Bên cạnh tỷ lệ lạm phát, lãi suất thì nợ công cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Bởi lẽ, nợ công tăng dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng cao, điều này gây ra tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái.
Trao đổi thương mại
Yếu tố trao đổi thương mại ở đây sẽ bao gồm 2 hình thức là tình hình tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại.
+ Tình hình tăng trưởng kinh tế: Trong trường hợp tốc độ tăng giá của các sản phẩm xuất khẩu cao hơn so với tốc độ tăng giá của các sản phẩm nhập khẩu tức là tỷ lệ trao đổi thương mại tăng. Điều này làm cho đồng nội tệ tăng, tỷ giá giảm. Và ngược lại.
+ Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng nội tệ giảm, đồng ngoại tệ tăng dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, nếu cán cân thanh toán quốc tế giảm sẽ làm cho đồng ngoại tệ giảm, đồng nội tệ tăng làm cho tỷ giá hối đoái giảm.
Vai trò của tỷ giá đối với nền kinh tế
- Tỷ giá hối đoái là công cụ quan trọng để so sánh sức mua đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Qua đó, đánh giá được giá cả hàng hoá trong nước so với nước ngoài.
- Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng tức là giá cả của hàng hóa xuất khẩu quốc gia đó thấp hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường nước ngoài, điều này làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Khi tỷ giá hối đoái tăng thì giá hàng hóa nhập khẩu đắt hơn, làm tăng tỷ lệ lạm phát và ngược lại.
Kết luận
Tỷ giá có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Hy vọng với chia sẻ trên đây của Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á, nhà đầu tư đã nắm rõ kiến thức liên quan đến tỷ giá hối đoái để đưa ra các quyết định đầu tư chiến lược và chính xác.