Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Phân tích kỹ thuật đầu tư lúa mì


Đầu tư lúa mì là gì? Lúa mì là một trong những loại thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống con người. Vì vậy mà đầu tư hàng hoá phái sinh lúa mì mini có tính thanh khoản rất cao. Được nhiều nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn. Hãy cùng hàng hoá phái sinh SACT tìm hiểu về phân tích kỹ thuật đầu tư lúa mì trong bài viết dưới đây!

Đầu tư lúa mì là gì?

Lúa mì là một trong những loại ngũ cốc ra đời sớm nhất trên thế giới. Nó còn được gọi với một tên gọi khác như là lúa miến hay kiều mạch.

Lúa mì được xem như nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người với sản lượng chỉ đứng sau bắp và gạo. Lúa mì được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến đó là làm ra các loại bánh mì, bột mì. Và các loại thực phẩm như mì sợi, bánh kẹo, rượu, bia hay các nhiên liệu sinh học khác.

Các nông trại có quy mô nhỏ sẽ trồng lúa mì. Sau khi thu hoạch thì phần cỏ khô sẽ được tận dụng để làm nguồn thức ăn cho gia súc và gia cầm. Rơm rạ làm vật liệu xây dựng.

Tổng quan về đầu tư lúa mì là gì
Tổng quan về đầu tư lúa mì là gì

Đặc điểm của lúa mì

Trong một hạt lúa mì sẽ chứa 12% nước, 70% carbohydrate, 12% protein, 2% chất béo, 1,8% khoáng chất và 2.2% chất xơ thô.

Khoảng thời gian từ gieo trồng đến thu hoạch thường từ 110 đến 130 ngày. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào khí hậu, loại hạt giống và điều kiện đất. Để có thể gieo trồng lúa mì đòi hỏi người nông dân cần phải có hiểu biết chi tiết về từng giai đoạn phát triển của cây trồng. Nhờ đó có thể sử dụng phân bón, thuốc diệt cỏ,…cho phù hợp.

Chuỗi giá trị của đầu tư lúa mì trên thế giới

Sản lượng

Trong năm 2022, sản lượng lúa mì của Brazil sẽ đạt mức kỷ lục 9 triệu tấn. Bởi diện tích gieo trồng loại ngũ cốc này ước đạt 2,9 triệu ha đây là mức cao nhất trong 32 năm qua.

Trái lại sản lượng của Đức chỉ đạt mức trung bình do hạn hán kéo dài. Sản lượng lúa mỳ năm 2022 dự kiến đạt 21 triệu tấn thấp hơn so với năm 2021.

Tại Argentina diện tích gieo trồng lúa mì trong niên vụ 2022/2023 dự kiến chỉ đạt 6,2 triệu ha.

Sản lượng lúa mì của Châu Âu dự báo giảm xuống còn 138,4 triệu tấn so với 139 triệu tấn dự báo trong tháng trước.

Sản lượng đầu tư lúa mì của Mỹ dự kiến sẽ giảm do tình hình thời tiết không mấy khả quan. Nông dân Mỹ chỉ gieo được 49% diện tích họ định gieo lúa vụ Xuân.

(Nguồn: tuoitre.vn)

Đặc điêm thị trường đầu tư lúa mì

Tình hình đầu tư xuất nhập khẩu lúa mì:

“Úc và Ấn Độ là hai quốc gia cung cấp lúa mì lớn. Bởi sau khi xuất khẩu tư Nga và Ukraine bị thắt chặt. Dự kiến Ấn Độ xuất khẩu sẽ đạt khoảng 11-12 triệu tấn trong năm 2022/23.

Lúa mì toàn cầu tăng trong tháng 4/2022, tăng lên 791,1 triệu tấn. Đây là số liệu mà USDA dự kiến.

Ai Cập, nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, liên tục thu mua khối lượng lớn lúa mì của Nga và Ukraine để đáp ứng nhu cầu trong nước.”

(Nguồn ASEM connect)

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá đầu tư lúa mì:

Giá của đồng đô la Mỹ:

Tương tự với lúa mì Kanas: lúa mì được tính bằng đồng đô la Mỹ. Vì vậy khi giá của đồng USD thay đổi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giá của lúa mì.

Giá đồng đô la Mỹ mạnh sẽ làm giảm giá lúa mì, ngược lại nếu giá của nó yếu thì giá lúa mì sẽ tăng cao.

Mức dự trữ:

Các kho dự trữ sẽ là nơi phản ánh rõ nhất sự chênh lệch của cán cân cung cầu. Vì vậy mà nó sẽ gây ảnh hưởng đến giá của lúa mì. Nếu sản xuất gặp những bất lợi thì sẽ hạn chế lượng lúa mì dự trữ. Khi đó dự trữ giảm sẽ làm giá của lúa mì tăng cao lên. Ngược lại giá lúa mì sẽ giảm khi dự trữ tăng.

Thị trường mới nổi:

Tại các quốc gia như Châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông nhu cầu lương thực của họ đang tăng lên. Lúa mì chính là một trong những nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Vì vậy nó có thể trở thành một trong những mặt hàng chủ lực ở các thị trường đầu tư hàng hóa mới nổi. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu gây tác động đến giá của lúa mì.

Yếu tố ảnh hưởng đến giá lúa mì
Yếu tố ảnh hưởng đến giá lúa mì

Chính trị:

Lúa mì là một trong những mặt hàng chính trị quan trọng tương tự với dầu thô. Bởi vì nó là loại lương thực đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Các nhà lãnh đạo luôn cố gắng đảm bảo sự ổn định của nguồn cung lương thực. Và cố hắng ngăn chặn hết mức sự thiếu hụt lương thực, phòng tránh nạn đói.

Nhờ đó mà nhiều hiệp định thương mại và chính sách thuế được ban hành đảm bảo cho nguồn cung lúa mì. Khi chính phủ Mỹ áp thuế lúa mì tăng lên, hoặc các nước áp hạn ngạch hoặc cấm nhập khẩu lúa mì của Mỹ. Kết quả là, thiệu hụt nguồn cung tại các quốc gia tiêu thụ dẫn đến giá tăng.

Chiến tranh Nga-Ukraine gần đây đã khiến giá lúa mì tăng hơn 60% do Nga và Ukraine là 2 quốc gia sản xuất lúa mì lớn nhất châu Âu.  Các nhà cung cấp Nga chiếm 16% tổng lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu và các nhà sản xuất Ukraine chiếm 10%.

Đặc điểm đầu tư lúa mì

  1. Đầu tư lúa mì là một cách đa dạng hóa portfoliO: Đầu tư vào lúa mì có thể là một phần trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn. Khi các thị trường khác như chứng khoán hoặc bất động sản gặp khó khăn, lúa mì có thể mang lại lợi nhuận và bảo vệ khỏi rủi ro.
  2. Cung và cầu lúa mì ảnh hưởng đến giá cả: Sự biến động của giá lúa mì phụ thuộc vào yếu tố cung và cầu trên thị trường. Các yếu tố như thời tiết, mùa màng, sản lượng và xuất khẩu có thể ảnh hưởng đến giá cả lúa mì. Nhà đầu tư cần phân tích và theo dõi sự thay đổi này để đưa ra quyết định đầu tư thông minh.
  3. Rủi ro và cơ hội: Đầu tư vào lúa mì mang theo rủi ro vì giá cả có thể biến đổi theo thị trường và các yếu tố khác. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra cơ hội đối với nhà đầu tư thông minh để tận dụng những biến đổi giá cả và tạo ra lợi nhuận.
  4. Kiến thức và nghiên cứu là quan trọng: Để đầu tư lúa mì hiệu quả, nhà đầu tư cần có kiến thức và nghiên cứu sâu về thị trường lúa mì. Các yếu tố kỹ thuật, tài chính, chính sách và xu hướng thị trường đều cần được theo dõi để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
  5. Sử dụng công cụ tài chính phái sinh: Các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng tương lai lúa mì có thể được sử dụng để đầu tư vào lúa mì. Các hợp đồng này cho phép nhà đầu tư tận dụng biến động giá cả lúa mì mà không cần sở hữu thực tế.
Đặc điểm của đầu tư lúa mì là gì
Đặc điểm của đầu tư lúa mì là gì

Dưới đây là một mô tả tổng quan về hợp đồng đầu tư lúa mì:

  1. Tên hợp đồng: Hợp đồng đầu tư lúa mì (Wheat Investment Contract)
  2. Sàn giao dịch: Hợp đồng lúa mì thường được giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa phái sinh như sàn Chicago Board of Trade (CBOT) ở Hoa Kỳ.
  3. Đơn vị giao dịch: Hợp đồng lúa mì được giao dịch theo đơn vị số lượng, thường là bushel (bu) hoặc metric ton (MT).
  4. Kích thước hợp đồng: Kích thước hợp đồng lúa mì có thể thay đổi tùy theo sàn giao dịch và quy định của từng hợp đồng cụ thể. Ví dụ, trên sàn CBOT, một hợp đồng lúa mì có kích thước là 5,000 bushels.
  5. Thời hạn hợp đồng: Hợp đồng lúa mì có thời hạn cụ thể, thường là các tháng trong tương lai, ví dụ như hợp đồng tháng 3, tháng 5, tháng 7, và cứ như vậy.
  6. Giá cả: Giá cả của hợp đồng lúa mì được xác định dựa trên sự cung và cầu trên thị trường. Giá cả có thể thay đổi hàng ngày theo yếu tố thị trường và tin tức liên quan đến lúa mì.
  7. Mục đích đầu tư: Hợp đồng đầu tư lúa mì được sử dụng để đầu tư vào biến động giá cả lúa mì. Nhà đầu tư có thể mua hoặc bán hợp đồng lúa mì để tận dụng cơ hội tăng giá hoặc giảm giá của lúa mì trong tương lai.
  8. Rủi ro: Đầu tư vào hợp đồng lúa mì mang theo rủi ro liên quan đến biến động giá cả và các yếu tố thị trường. Nhà đầu tư nên hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả lúa mì và có chiến lược riêng để quản lý rủi ro.

Lưu ý rằng các đặc tả và quy định cụ thể của hợp đồng đầu tư lúa mì có thể khác nhau tùy thuộc vào sàn giao dịch và hợp đồng cụ thể mà nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra bạn có thể quan tâm đến phân tích đầu tư lúa mì mini

Phân tích hợp đồng tương lai đầu tư lúa mì

Hàng hóa giao dịch  Lúa mì Chicago Soft Red Winter CBOT 
Mã hàng hóa  XW 
Độ lớn hợp đồng  1000 giạ / Lot 
Đơn vị yết giá  cent / giạ 
Thời gian giao dịch  Thứ 2 – Thứ 6: 
• Phiên 1: 07:00 – 19:45
• Phiên 2: 20:30 – 01:45 (ngày hôm sau)
Bước giá  0.125 cent / giạ 
Tháng đáo hạn  Tháng 3, 5, 7, 9, 12 
Ngày đăng ký giao nhận  Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên 
Ngày thông báo đầu tiên  Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn 
Ngày giao dịch cuối cùng  Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn 
Ký quỹ  Theo quy định của MXV 
Giới hạn vị thế  Theo quy định của MXV 
Biên độ giá  Giới hạn giá ban đầu  Giới hạn giá mở rộng 
$0.70/giạ  $1.05/giạ 
Phương thức thanh toán  Giao nhận vật chất 
Tiêu chuẩn chất lượng  Lúa mì SRW loại 1, loại 2 

Trên đây là những phân tích về thị trường, sản lượng, và những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư lúa mì. Nhờ đó mà nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp và hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM