Tiếp tục câu chuyện giữa chúng tôi và Cô Vân Anh…
Tập quán kinh doanh đơn giản khi nông dân đến bán cà cho cô thì chỉ có hai cách thôi cháu à, một là cô giữ luôn chờ gom nhiều rồi bán cho các đại lý khác hoặc bán luôn cho công ty xuất khẩu. Tuy nhiên, để có lời nhiều thì phải chịu rủi ró chút xíu ví dụ hôm nay Cô Vân Anh chốt mua vào 50 tấn cà phê giá 54,000đ/kgs và nghĩ rằng tối nay giá sẽ tăng nên ngày mai sẽ chuyển tiền bốc hàng.
Đến đây chắc hẳn rất nhiều bạn thường hỏi Tôi tại sao Đại lý A lại không bán đi mà chờ giá lên bởi vì lý do đơn giản là trong thị trường trăm người bán, vạn người mua nếu không Mua giá cao thì làm sao có hàng do đó phải chờ đợi giá lên.
“Bây giờ là tháng 8, hy vọng hàng robusta tháng 11 trên thị trường Luân Đôn tăng 15 USD, Cô sẽ chốt lời” Cô Vân Anh chia sẻ. Bởi Tôi hiểu được rằng nếu đêm nay giá lên 15 USD nghĩa là Đại lý sẽ mua của Cô Vân Anh giá 54,350 đồng/kgs (15 USD x tỷ giá 23400 = 350đ/kgs), lợi nhuận của Cô Vân Anh kỳ vọng sẽ là 17,500,000đ.
Gần như cả đêm cô Vân Anh mất ngủ và điện thoại cứ cầm trên tay chờ giá lên để gọi cho công ty xuất khẩu để chốt hàng.
Rồi đêm nay, thực tế giá không lên mà lại tiếp tục hạ, cô chặc lưỡi “thôi giảm thì giảm, ngày kia sẽ lên thôi”. Cái khó kinh doanh là đây, nếu dự đoán được thị trường lên xuống thì luôn luôn có lời và nếu dễ như vậy thì ai cũng nhảy vào đi làm cà phê. Đằng này, đã mua của nông dân cả trăm tấn hàng đêm giá rớt là mất mấy chục triệu chứ đâu phải chơi. Có lẽ việc này đã khá quen với cô bao nhiêu năm nay nên cái cảm giác đã bị chai sạn, thậm chí xem như không có gì xảy ra và coi đó là hoạt động bình thường. Cô nói tiếp “nếu hàng giảm, ngày mai cô có thể mua thêm để bình quân giá rồi chờ phiên tiếp theo cháu à”, tôi hỏi ngay nếu hôm sau cũng không
tăng thì sao hả cô, cô nhanh nhảu trả lời không tăng thì chờ tiếp và cười xòa”, đúng là làm đại lý đâu có dễ, chịu nhiều rủi ro giá cả và tối về vẫn chưa thể ngủ ngon.
Sáng mai thức giấc cô phải làm hợp đồng để mua hàng như đã hứa với người ta ngày hôm qua, tiền vốn mua hàng đã hết, tiền mua lần này phải giải ngân từ Ngân hàng. Trong kinh doanh cà phê cũng giống như các ngành khác, chỉ nhận điện thoại đồng ý mua thì không thể thay đổi và chấp nhận thanh toán giao hàng, đây là chữ tín số một trong làm ăn. Ở các thôn, bon trên Tây Nguyên mọi người thường nhớ tên cả họ trong gia tộc nên có mối quan hệ rất khăng khít, mỗi sự trục trặc nhỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến danh tiếng khi mua bán cà. Chính điều này, cô càng phải kiếm ra nguồn tiền để mua hàng như đã chốt.
Như vậy, tiền lãi bắt đầu tính cho cô bắt đầu hôm nay, “mỗi lần vay và chờ giá lên vất vả lắm cháu à? Cô Vân Anh tiếp tục trăn trở. Hóa ra khoản tiền mua tiếp theo, cô Vân Anh đi vay từ ngân hàng. Cô kể “ngày xưa cô không dám vay làm ăn nhưng nếu không xoay được nhiều vòng thì không đủ tiền lời và thu nhập tăng thêm nên việc vay làm ăn đã diễn ra cả chục năm nay”.
Trong kho cô đã dữ trợ 300 tấn rồi, nhưng với giá cà phê hiện nay 55,000đ, nếu dữ trợ 1000 tiếp tấn phải có trong tay 55 tỷ đồng. Với số tiền này trong nghề nông sản là bình thường nhưng với một đại lý nhỏ như cô thì thuộc hàng lớn trong vùng, thường thì người ta mua vào bán ra để quay vòng vốn chứ mua dữ trữ thế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tài chính. Lúc đó, cô nghĩ giá cà phê sẽ lên và quyết định vay ngân hàng 55 tỷ đồng với tài sản thế chấp là sổ hồng nhà được định giá (80 tỷ đồng), quá trình vay ngân hàng cũng rất chặt chẽ từ việc đi làm giao dịch tài sản đảm bảo, xuất trình hóa đơn mua hàng mới được giải ngân…
Đêm đó, cô quyết định chốt giá với công ty xuất khẩu, họ nhắn tin và gửi email xác nhận
“Cô Vân Anh – Đại lý XYZ đã bán 200 tấn giá 58,000đ, Phụ lục Hợp đồng sẽ thực hiện vào ngày mai”
Giá cà phê đang hồi phục trở lại khá mạnh do tình hình thị trường thuận lợi, gần đến ngày giao hàng cho các nhà rang xay nên một số doanh nghiệp tăng mức trừ lùi và trên thị trường thế giới đồng đô la thế giới giảm khiến cho giá cà phê tăng vút vào phiên hôm đó. Cô Vân Anh rất tự tin và chỉ chốt trước vài trăm tấn, chờ giá tăng thêm hơn nữa do mới tăng được vài trăm đồng, mới đủ tiền lãi thôi.
Những ai biết trước chữ ngờ, thị trường sụp đổ hoàn toàn vào ngày thứ 6 cuối tuần. Do hoạt động bán ra của một quỹ đầu cơ, cộng với việc giá arabica giảm mạnh mẽ từ đầu phiên, khiến cho các nhà giao dịch tiếp tục bán tháo qua cả thị trường robusta. Lại đến một ngày cuối tuần không vui, chờ đến tuần sau xem giá thế nào?
Cứ vậy hoạt động mua rồi bán cứ tiếp diễn, lần này Cô Vân Anh tiếp tục ứng tiền từ các Công ty xuất khẩu lớn tối đa đến 70% sau khi ký gửi hàng và chưa chốt giá. Có được tiền, lại trả cho nông dân hoặc các đại lý nhỏ hơn để lấy hàng về kho. Quá trình này thực hiện một phần để duy trì hoạt động hàng ngày cho nhân công, lấy giá rẻ hơn lô sau bù đắp cho lô trước, dòng tiền vẫn phải chạy… Như vậy xét về bản chất dòng vốn tiếp tục được đòn bẩy tăng lên ba đến bốn lần, rủi ro sẽ nhân lên nếu giá cà không thuận lợi.
Tuần sau, giá vẫn cứ đi ngang thậm chí giảm 10-20 USD mỗi phiên, cô đã có dấu hiệu xao động trước việc thôi bán đi hay tiếp tục chờ? Cô đi vào đi ra, tham khảo thông tin của bạn hàng và quyết định bán hết. Nhưng khi cầm máy điện thoại lên cô lại tắt đi, quyết định giữ lại chờ tuần sau
Tiếp tục thêm một cuối tuần như ngồi trên đống lửa, giá cà phê lũy kế đã giảm 20%. Do cô đã chốt trừ lùi và ứng tiền nên phải chuyển thêm ký quỹ nếu như không muốn bị cắt lỗ tại giá thị trường. Tiền mua hàng đã hết nhưng làm sao đây, chẳng lẽ phải chấp nhận cắt. Cô lại sáng lên hy vọng giá sẽ tăng thời gian tới và vay nóng bên ngoài ký quỹ cho công ty xuất khẩu, lãi vay nóng lên tới 1.3%/tháng khiến cô phải chấp nhận bởi nếu không vay thì cũng chẳng còn nguồn nào, vay của anh em thì được một ít nhưng không có đủ cho cô ký quỹ thêm với số lượng hàng lớn như vậy.
Tháng 11 chốt hàng đã sắp hết, ngày thông báo đầu tiền đã đến gần. May thay cô nhìn lại hợp đồng có điều khoản được chuyển tháng thêm một lần. Nghĩa là cô còn cơ hội chốt hàng trong tháng 1 năm sau.
Tuy nhiên, mọi việc đều có cái giá, nếu cô muốn chuyển tháng thì cô phải thanh toán hai loại phí cơ bản. thứ nhất là phí chuyển tháng với 17 USD/tấn cộng với chênh lệch chuyển tháng 35 USD/tấn. Như vậy, với mức 52 USD/tấn tương đương 1,2 triệu đồng/tấn (mất gần 2.5%)
Lãi mẹ đẻ lãi con, tiền lãi ngân hàng, tiền lãi ứng tiền của Công ty xuất khẩu bắt đầu gây áp lực lên đôi vai của cô. Giá thì liên tục giảm, tiền vay và lãi tiếp tục thâm vào tiền vốn
Vào vòng xoáy, sau nhiều đêm suy nghĩ nếu như không có tiền bỏ ký quỹ cho lượng hàng đã bán thì giá sẽ được tự động lấy theo giá thị trường, lúc đó toàn bộ lượng hàng của cô xem như đã được fixed (chốt) cơ hội chờ giá lên sẽ không còn, kiểu như thương vụ kinh doanh đã kết thúc, người bán và người mua thanh toán giao hàng cho nhau.
Cô càng toát mồ hôi hơn khi nghĩ đến kỳ trả lãi ngân hàng, “cháu ơi nếu không có tiền sẽ bị chuyển nhóm nợ khi quá 10 ngày đó cháu à, và sau này cô không thể vay ở đâu được nữa do các Ngân hàng đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp cô không uy tín”.
Và rồi cái thế bắt buộc Cô quyết định bán lượng cà gửi của bà con để tiếp tục có tiền để xoay vòng, trả nợ nông dân, ký quỹ công ty xuất khẩu. Trước khi làm việc này cô đã cân nhắc rất kỹ, bởi nếu giá cà lên trên mức giá bán xem như cô bị lỗ và chỉ hy vọng giá xuống mà thôi. Thực ra, trong quá khứ cô đã làm một vài lần nhưng cô chợt nghĩ “nếu sử dụng cá này bán, lấy tiền để kinh doanh cà hoặc mua cà thì không sao, đằng này cô lại đang đi đắp thêm cho khoản lỗ của mình, chiếm dụng vốn của nông dân sẽ có ngày gặp hậu quả lớn”.
Tôi tự hỏi bản thân, nếu cô đã bán cà như thế này chờ giá xuống mà hàng ký gửi lại đi chờ giá lên, điều ngày có vẻ gây mâu thuẫn cho Tôi. Tôi tiếp tục hỏi cô Vân Anh “cháu thấy cô đang cắt lỗ và đóng trạng thái rồi chứ đâu phải kinh doanh gì ở đâu”. Cô nhẹ nhàng trả lời tôi “Ai cũng biết như vậy cháu à, Cô phải ứng trước một ít để lo công việc chứ không là lỗ kim không bịt sẽ thành lỗ voi, bản chất là chấp nhận một phần đấy cháu”.
Tưởng chừng như giá cà phê có thể quay trở lại, nào ngờ xu . hướng giá liên tục đi ngang và thậm chí còn giảm nhẹ. Và cuối cùng lỗ chồng thêm lỗ, lãi chồng thêm lãi, tiền cà phê phải trả cho nông dân bắt đầu tăng dần
Than ôi! Đại lý cô gửi hàng bị vỡ nợ, một phần lượng hàng ký gửi đã biến mất, do Đại lý này khá quen ứng trước tiền đến 80% và lãi suất suất rất thấp nên cô quyết định gửi ít hàng để quan hệ dù gì cũng là bạn hàng bao nhiêu năm, chẳng lẽ vài trăm tấn cà không làm được. Đầu cô như muốn nổ tung và lặng lẽ đi về tìm cách xử lý tình huống này.
Phòng đào tạo SACT