Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Mô hình nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing) – Cách tìm điểm vào lệnh chính xác


Mô hình nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing) là gì? Mô hình nhấn chìm giảm là một mô hình báo hiệu tín hiệu đảo chiều giảm cực kì mạnh mẽ, đây là công cụ hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm các điểm ra vào lệnh hợp lý, đón đầu được xu hướng của thị trường. Vậy cụ thể mô hình nhấn chìm giảm là gì? Hãy cùng hàng hoá SACT tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mô hình nhấn chìm giảm là gì?

Mô hình nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing) là một mô hình nến Nhật tạo tín hiệu đảo chiều cho xu hướng hiện tại. Từ Bearish có nghĩa là thị trường đang được kì vọng sẽ giảm giá, xu hướng “gấu”. Còn Engulfing là nhấn chìm. Thuật ngữ Bearish Engulfing là chỉ việc cung cấp những dấu hiệu đảo chiều xu hướng từ tăng chuyển sang giảm, khá là tin cậy. Đây là mẫu hình nến trái ngược hoàn toàn với Bearish Engulfing, nó khá phổ biến trên biểu đồ.

Mô hình nến này bao gồm hai cây nến có màu sắc trái ngược nhau. Cây nến thứ nhất là cây nến màu xanh, thân nhỏ. Ngược lại cây nến thứ hai là cây nến màu đỏ, thân của nó gần như bao trùm hoàn toàn cây nến phía trước.

Mô hình nhấn chìm tăng xuất hiện phổ biến ở cuối một xu hướng tăng hoặc ở một giai đoạn điều chỉnh tăng giá của xu hướng giảm. Mô hình này đánh dấu bên mua đã có động thái mạnh mẽ và đang chuẩn bị chiếm lĩnh thị trường, nó cho tín hiệu dự báo lúc này thị trường đang sắp xửa đào chiều từ tăng sang giảm. Nhà đầu tư có thể vào lệnh BÁN và đóng lệnh MUA đang mở để đón đầu xu hướng.

Đặc điểm của mô hình nhấn chìm giảm là gì?

Để luôn nắm bắt cơ hội đầu tư mà mô hình Bearish Engulfing cho tín hiệu, nhà đầu tư cần nắm được đặc điểm của mô hình sau:

  • Mô hình nhấn chìm giảm bao gồm hai cây nến có những đặc điểm như sau:
    • Nến đầu tiên là cây nến xanh, nó có phần thân khá ngắn. Nếu đây là nến Doji hoặc là nến con xoay sẽ càng củng cố thêm tín hiệu mạnh mẽ hơn. Bởi nó thể hiện được sự lưỡng lự từ cả hai phe trong xu hướng hiện tại
    • Nến thứ hai là một cây nến đỏ, có phần thân nến che phủ toàn bộ cây nến phía trước. Giá mở cửa của cây nến này phải cao hơn mức giá đóng cửa của cây nến thứ nhất (nến xanh) phía trước. Đồng thời giá đóng cửa cũng thấp hơn giá mở cửa của cây nến đó.
dac-diem-cua-nen-nhan-chim-giam
  • Phần bóng nến cũng hầu như không có ảnh hưởng lớn trong mô hình này dù là bóng trên hay bóng dưới.
  • Mô hình nhấn chìm giảm này có thể xuất hiện trên mọi vị trí. Tuy nhiên nó chỉ xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng hoặc tại giai đoạn điều chỉnh của xu hướng giảm. Nó cũng có thể được hình thành tại khu vực kháng cự.
  • Ở cây nến thứ hai có khối lượng giao dịch rất lớn

Ý nghĩa của mô hình nhấn chìm giảm là gì?

Mô hình nến Nhật này giúp nhà đầu tư có thể linh hoạt trong quá trình giao dịch. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng mà nến Bearish Engulfing mang lại:

y-nghia-mo-hinh-nen-nhan-chim-giam
  • Giúp nhà đầu tư cung cấp điểm ra vào lệnh chính xác: Những tín hiệu đảo chiều mà mô hình nến mang lại sẽ giúp nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch tại mức giá tốt nhất trong xu hướng. Như đã nói phía trên, nhà đầu tư có thể cân nhắc việc thoạt các lệnh BUY đang mở và vào lệnh SELL. Nhà đầu tư có thể nhận biết được điểm thoát lệnh khi mà xu hướng đang diễn ra kết thúc.
    • Điểm Stop Loss: là điểm nằm ở trên phần bóng nến, lúc này cách hữu hiệu nhất là nhà đầu tư nên xem các cây nến bên cạnh có đang tạo ra các vùng kháng cự không, nếu có thì nên đặt ở vùng kháng cự này một vài pips
    • Điểm Take profit: có thể đặt ở mức hỗ trợ ở trước đó và phải đảm bảo dược tỉ lệ Risk-Reward dương.
    • Điểm entry tiêu chuẩn: Vào lệnh BÁN ở mức giá đóng cửa của cây nến đỏ (nến thứ hai)
  • Theo dõi được diễn biến tâm lý thị trường: Nhà đầu tư có thể theo dõi tâm lý thị trường qua việc quan sát cây nến này. Bởi ở cây nến thứ nhất bên mua tiếp tục kiểm soát thị trường, tiếp tục đẩy giá lên theo với xu hướng chính đang tiếp diễn. Nến thứ hai cho thấy bên bán đang áp đảo bên mua, cố gắng nắm quyền kiểm soát thị trường. Ví dụ khi nến nhấn chìm giảm xuất hiện trong xu hướng giảm thì nhiều khả năng thị trường tiếp tục giảm.

Cách áp dụng nến nhấn chìm giảm:

Bước thứ nhất: cần xác định được xu hướng dài hạn và điểm vào lệnh lý tưởng của nhà đầu tư

Bước thứ hai: quản lý rủi ro, điểm Stop Loss hợp lý

Stop Loss: đặt trên cây nến thứ hai khoảng 2 pip

Bước thứ ba: Đặt giao dịch

Điểm Take Profit: điểm vào lệnh khi cây nến đỏ kết thúc

Bước 4: Thời gian thoát khỏi giao dịch là khi nào?

Nhà đầu tư trong bất cứ giao dịch nào cũng nên đặt tỉ lệ rủi ro:lợi nhuận là 1:1. Đồng thời tỉ lệ tối đa để được phép đặt take profit là 1:2. Đây là một tỉ lệ an toàn cho nhà đầu tư. Hiểu một cách đơn giản thì khoảng cách từ điểm vào lệnh đến mức chốt lời phải cao gấp đôi khảng cách từ lúc và lệnh đến mức dừng lỗ.

cach su dung mo hinh nhan chim giam 1

Kết luận,

Mô hình nhấn chìm tăng sẽ cho ra tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ hơn khi có sự kết hợp với MACD. Mô hình Bearish Engulfing là một công cụ tuyệt vời giúp nhà đầu tư có thể xác định các hướng đi của thị trường.

Để có thể cập nhật thêm những kiến thức về đầu tư hàng hoá. Hãy theo dõi và liên hệ Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa Đông Nam Á (SACT)

Xem thêm:

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM