Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Mô hình búa ngược (Inverted Hammer) – Mô hình được ưa chuộng bởi trường phái Price Action


Mô hình búa ngược (Inverted Hammer) là mô hình nến đảo chiều xuất hiện rất thường xuyên trên các biểu đồ giá. Nến búa ngược là báo hiệu cho sự thay đổi cảm tính của thị trường. Nếu kết hợp mô hình này với các công cụ giao dịch khác sẽ cho ra tín hiệu vô cùng chính xác về xu hướng thị trường. Vậy cụ thể mô hình búa ngược (Inverted Hammer) là gì? Hãy cùng hanghoaphaisinh SACT tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mô hình búa ngược (Inverted Hammer) là gì?

Mô hình búa ngược (Inverted Hammer) là mô hình nến Nhật đơn có phần bóng nến trên dài hơn 2-3 lần so với thân nến. Bóng nến dưới sẽ rất ngắn hoặc hầu như không có, còn phần thân nến nhỏ nằm ở phía dưới. Bởi vì hình dạng của nó sẽ ngược lại so với nến Hammer. Chính vì vậy nên nhìn trên biểu đồ rất giống hình dáng của một cây nến Hammer đảo ngược.

Thông thường nến Inverted Hammer sẽ xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Nó chính là dấu hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng. Nó thường được áp dụng để có thể nhận biết được các hướng đi tiếp theo của giá.

Khi nhận diện chính xác mô hình búa ngược, nhà đầu tư sẽ có cơ hội tìm kiếm lệnh mua vào vô cùng tiềm năng. 

Mô hình búa ngược là gì
Mô hình búa ngược là gì

Cách thức hình thành nên mô hình búa ngược

Mô hình búa ngược xuất hiện khi giá mở, giá đáy và giá đóng sát nhau. Búa ngược được tạo ra trong xu hướng giảm hoặc sau xu hướng giảm, và là dấu hiệu cho khả năng xảy ra đảo chiều xu hướng cao. Nó xuất hiện khi các nhà giao dịch tăng giá sẵn sàng thay đổi xu hướng sau khi các nhà giao dịch giảm giá đã hạ giá xuống. Bấc phía trên cho thấy nỗ lực của phe tăng giá để đẩy giá lên càng cao càng tốt. Ngược lại, mức giá thấp hơn là do phe giảm giá gây ra.

Mô hình búa ngược đại diện cho mô hình đảo chiều tăng giá trong một ngày. Thân của nó có thể là giảm (giá mở cao hơn giá đóng) hoặc tăng giá (giá đóng cao hơn giá mở). Nhưng nó trông như thế nào không quan trọng. Trong mọi trường hợp, nó sẽ được xem là đáy của xu hướng giảm và đường thị trường dự kiến sẽ đảo chiều.

Đặc điểm nhận dạng mô hình búa ngược là gì?

Hiện nay các nhà đầu tư thường rất dễ nhầm lẫn mô hình nến búa ngược với mô hình Shooting Star. Vì vậy, nhà đầu tư cần nắm rõ đặc điểm nhận dạng của cả hai mô hình này để tránh bị nhầm lẫn. Đặc điểm của mô hình Inverted Hammer bao gồm: 

  • Phần thân của mô hình nến Nhật này thường rất ngắn do giá mở và đóng cửa gần nhau, thân của nến cũng nằm ở phía dưới. 
  • Bóng nến không có hoặc thường rất ngắn gấp 2-3 lần thân nến. Bóng nến trên càng dài chứng tỏ bên mua càng mạnh, tín hiệu đảo chiều cũng theo đó mà củng cố tính chính xác hơn.
  • Màu sắc của cây nến cũng không có quá nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu là nến xanh nó sẽ cho ra tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ hơn.
  • Mô hình búa ngược sẽ xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, giúp cung cấp tín hiệu đảo chiều tăng. 

Sự khác nhau giữa nến Inverted Hammer xanh và nến Inverted Hammer đỏ:

  • Nến Inverted Hammer xanh báo hiệu giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa
  • Nến Inverted Hammer đỏ báo hiệu giá mở cửa cao hơn mức giá đóng cửa

Về mặt bản chất thì dù là nến xanh hay đỏ thì đều chứng tỏ là bên mua đang có xu hướng tăng rõ ràng, tuy lượng bán ra cũng không hề thua kém nhưng cũng không thể tạo áp lực để có thể đẩy giá xuống sâu hơn nữa. Vì lẽ đó mà bóng nến phía dưới có thể rất ngắn hoặc không có.

Đặc điểm của mô hình búa ngược là gì
Đặc điểm của mô hình búa ngược là gì

Ý nghĩa của mô hình búa ngược 

Khi mô hình nến Nhật này xuất hiện có nghĩa là thị trường đang mở cửa tại mức thấp nhất hoặc gần với mức thấp nhất trong ngày. Giá sau đó sẽ thay đổi xu hướng và sẽ có đợt tăng giá. Thân nến càng ngắn bao nhiêu thì giá mở và đóng cửa càng gần nhau bấy nhiêu. Đồng thời bóng nến phía trên dài chứng minh rằng có những lúc phe mua đã đẩy giá lên cao nhưng sau đó phe bán cũng tạo áp lực. Kết quả là giá giảm đến gần với mức giá mở cửa

Mô hình nến búa ngược còn là tín hiệu cho thấy thị trường đang bắt đầu thả tín hiệu thăm dò các mức giá phía trên với mong muốn kì vọng là mức giá sẽ còn được đẩy cao hơn nữa.

Trong phiên giao dịch kế tiếp theo, nếu giá nằm ở ngay thân của mô hình nến này thì các nhà đầu tư đã bán khống hàng hoá ở mức giá đóng và mở cửa đang bị thua lỗ.

Nếu bóng nến trên của cây nến này càng dài bao nhiều thì nó càng chứng tỏ một điều rằng phe mua đang rất mạnh và đang tổng tiến công toàn lực để đẩy giá lên cao sau một khoảng thời gian bị phe bán chèn ép

Tóm lại, khi thấy mô hình nến này nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua để có thể đón đầu xu hướng. Tuy nhiên mô hình này cũng là dấu hiệu thị trường đang thăm dò giá. Vậy nên nhà đầu tư cần kết hợp nó với những công cụ phân tích kĩ thuật khác để cho kết quả đúng hơn.

Ưu và nhược điểm của nến búa ngược

Mô hình búa ngược có thể được đưa vào chiến lược giao dịch trong ngày có lãi nếu nhà đầu tư cân nhắc một số tình huống chung. Vì đây là mô hình nến tăng, ta chỉ có thể áp dụng các quy tắc mua vào cho nó. Quan trọng là xác định được các điểm giá có thể đảo chiều trên biểu đồ. Đây có thể là các mức hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng tăng, v.v…

Ưu điểm của mô hình này là nhà đầu tư có thể chấp nhận tham gia giao dịch sau khi hình thành nến búa ngược. Một chiến lược như vậy sẽ ít rủi ro hơn khi tham gia giao dịch, nhưng giá mua sẽ cao hơn và lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ thấp hơn đáng kể.

Nhà đầu tư đặt giới hạn stop-loss dựa theo quan điểm giao dịch của mình. Nhưng theo nguyên tắc chung, chúng thấp hơn 2-3 đơn vị so với giá thấp của nến búa ngược. Điều quan trọng là phải tuân thủ nghiêm ngặt mức chặn lỗ.

Tuy nhiên, những ưu điểm này cũng đi kèm với nhược điểm. Có khả năng mô hình nến búa ngược sẽ bị sai mà không có lý do, ngay cả khi được xác định chính xác.

Nến búa ngược có thể là tín hiệu của một đợt tăng đột biến trong thời gian ngắn nhưng không phải là xu hướng dài hạn. Ngoài ra, đôi khi xác nhận bổ sung là điều mong muốn và điều này dẫn đến mất lợi nhuận. Các nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm có thể nhầm lẫn mô hình này với biến thể giảm giá của nó – là mô hình Shooting Star đã đề cập ở trên. Họ có thể bỏ lỡ thời điểm mặc dù tín hiệu rõ ràng.

Cách giao dịch với mô hình búa ngược

Kết hợp với ngưỡng hỗ trợ:

Nếu kết hợp mô hình này với ngưỡng hỗ trợ sẽ cho tỉ lệ rủi ro thấp hơn. Bởi bản chất của đường hỗ trợ cũng là dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều giá tăng. Vì vậy nhà đầu tư có thể giao dịch ở vùng giá như vậy có thể giao dịch hiệu quả hơn

  • Khi giá có sự dịch chuyển trong xu hướng giảm, đồng thời mô hình Inverted Hammer được hình thành tại khu vực hỗ trợ. Thời điểm này nhà đầu tư nên vào lệnh mua tại mức giá đóng cửa của xây nên búa ngược (nến màu xanh)
  • Đặt điểm Stop Loss ngay dưới đường hỗ trợ một bài Pips
  • Đặt điểm Take Profit tại mức kháng cự gần nhất, với tỉ lệ R:R tiêu chuẩn là 1:1 hoặc 1:2

Kết hợp cùng Fibonacci thoái lui:

Nếu mô hình búa ngược được hình thành tại thời điểm thị trường giảm xuống ở mức Fibonacci thoái lui là 38,2% thì nhà đầu tư nên vào lệnh chờ mua. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh này trên đỉnh mô hình khoảng từ 1-2 pip. Lệnh sẽ tự động được khớp khi giá tăng lên. Giá vẫn tiếp tục đi xuống thì lệnh sẽ tự động huỷ để hạn chế rủi ro thua lỗ nhất.

  • Đặt điểm Stop Loss dưới đáy của Inverted Hammer 2-3 Pips
  • Đặt điểm Take Profit tại vùng kháng cự mạnh hoặc gấp 2-3 lần mức Stop Loss
Cách giao dịch với mô hình búa ngược
Cách giao dịch với mô hình búa ngược

Sự khác biệt giữa mô hình búa ngược và mô hình Shooting Star

Xét về hình thức thì mô hình búa ngược và Shooting Star rất giống nhau. Chúng đều có thân ngắn là sự kết hợp của một bấc dài phía trên và một bấc nhỏ phía dưới (hoặc không có bấc phía dưới nào cả). Cả hai đều có thể được coi là một tín hiệu cho khả năng đảo chiều xu hướng. Tuy nhiên, khác biệt duy nhất giữa hai mô hình này là ở vị trí của chúng trên biểu đồ.

Búa đảo ngược luôn xuất hiện như là yếu tố cuối cùng của xu hướng giảm. Ngược lại, shooting star – sao chổi – thì xuất hiện ở đầu xu hướng và đánh dấu sự chuyển động giá có thể đi xuống. Tóm lại, hai mô hình này có hình dạng tương tự nhau nhưng cung cấp cho các nhà giao dịch những tín hiệu khác nhau.

Sự khác biệt giữa mô hình búa ngược và mô hình Shooting Star
Sự khác biệt giữa mô hình búa ngược và mô hình Shooting Star

Những lưu ý khi sử dụng mô hình búa ngược:

  • Khối lượng giao dịch ở nến càng cao càng chứng minh được số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch tại vùng đó càng lớn. Tỉ lệ giao dịch chính xác của mô hình càng cao
  • Kết hợp Inverted Hammer với những chỉ báo phân tích kĩ thuật khác khác như: MACD, RSI, Stoch… để tăng xác suất khi vào lệnh

Kết luận

Mô hình búa ngược khi được áp dụng sẽ giúp xác định được tín hiệu đảo chiều và những động thái của thị trường. Nhưng nó cũng sẽ có những rủi ro nhất định. Vì vậy nhà đầu tư cần tìm hiểu nghiên cứu kĩ về nó để có thể áp dụng một cách chính xác trong giao dịch đầu tư. Rất mong bài viết trên đây hữu ích với quý nhà đầu tư.

Xem thêm bài viết về các mô hình nến khác:

Viết một bình luận

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM