Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Phòng vệ giá hàng hoá Hedging là gì? Ví dụ về phòng vệ giá hàng hóa


Nhà đầu tư có thể dùng các chiến lược phòng vệ giá để cố định giá mua hoặc bán một tài sản cụ thể ở mức hợp lý hoặc đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu từ khoản đầu tư. Vậy cụ thể phòng vệ giá hàng hóa Hedging là gì? Hãy cùng giao dịch hàng hóa Đông Nam Á tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Phòng vệ giá hàng hoá là gì?

Phòng vệ giá (hedging) hay còn gọi là phòng vệ thương mại chính là một khoản đầu tư giúp nhà đầu tư giảm thiểu những rủi ro của các biến động giá bất lợi của một tài sản.

Phòng vệ thương mại giúp xây dựng các vị thế trung hòa hoặc ngược chiều để hạn chế rủi ro giá. Điển hình là thực hiện các giao dịch phái sinh tương ứng với tài sản đó. Chẳng hạn như mua call options để phòng vệ giá tăng hoặc mua put options để bảo vệ giá giảm.

Phòng vệ giá hàng hóa Hedging là gì
Phòng vệ giá hàng hóa Hedging là gì

Phòng vệ giá còn được thực hiện bằng cách đa dạng hoá danh mục đầu tư. Ví dụ như đầu tư cả vào cổ phiếu chu kỳ và ngược chu kỳ để trung hoà rủi ro.

Phòng vệ giá hàng hoá phái sinh là việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro từ biến động giá hàng hoá, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

Cụ thể:

  • Sử dụng các công cụ phái sinh phù hợp để đảm bảo giá hàng hoá như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn. Giúp doanh nghiệp định giá trước, dự đoán được lợi nhuận.
  • Đa dạng hóa nguồn hàng đầu vào để không phụ thuộc quá nhiều vào biến động giá của một mặt hàng duy nhất.

Có thể bạn quan tâm: Giao dịch giao ngay là gì?

2. Ứng dụng Hedging trong đầu tư hàng hóa

Các sản phẩm trong giao dịch hàng hóa bao gồm nông sản, năng lượng, kim loại và nguyên liệu công nghiệp. Và những rủi ro ở thị trường này gặp phải thường là thiên tai, thời tiết, nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt,… mà giá cả của các sản phẩm liên quan cũng bị ảnh hưởng rủi ro theo. Chính vì thế, phương pháp Hedging được sử dụng khá phổ biến trong thị trường này để nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro.

2.1. Đối tượng sử dụng Hegding trong phái sinh hàng hóa

Trong thực tế, có nhiều đối tượng khác nhau đã áp dụng Hedging vào trong giao dịch hàng hóa để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, bao gồm:

  • Doanh nghiệp có thể bảo hiểm giá hàng hóa thông qua những loại hợp đồng như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn để tối ưu lợi ích từ những mặt hàng hàng hóa đang nắm giữ.
  • Nông dân sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu giá hàng hóa tăng. Vì vậy, để đảm bảo về mặt lợi nhuận, Hedging là một trong những chiến lược giúp người nông dân yên tâm sản xuất.
  • Đối với nhà đầu tư, Hedging được xem là một công cụ bảo vệ tài khoản ngắn hạn cho nhà đầu tư. Khi gặp các biến động thị trường mạnh có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, nhà đầu tư có thể sử dụng phòng vệ giá để giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, Hedging cũng giúp nhà đầu tư bảo vệ danh mục đầu tư của mình trong trường hợp nhận định sai lầm và thị trường không diễn biến như mong muốn.
Đối tượng sử dụng Hedging là gì
Đối tượng sử dụng Hedging là gì

2.2. Chiến lược giao dịch Hedging trong phái sinh hàng hóa

Có nhiều cách thức để áp dụng chiến lược hedging trong phái sinh hàng hóa, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm cụ thể và mục đích của mỗi nhà đầu tư. Một số cách thức phổ biến nhất bao gồm:

  • Sử dụng hợp đồng tương lai: Đây là một trong những cách thức phổ biến nhất để Hedging trong thị trường hàng hóa. Nhà đầu tư có thể mua hoặc bán các hợp đồng tương lai để bảo vệ vị thế của mình trước những biến động giá cả trong tương lai. Các hợp đồng tương lai này thường được giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới.
  • Sử dụng hợp đồng quyền chọn: là một loại công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán một tài sản cụ thể vào một thời điểm nhất định trong tương lai với một giá trị nhất định được xác định trước. Nhà đầu tư có thể sử dụng các quyền chọn để bảo vệ một vị thế đầu tư trước những biến động giá cả trong tương lai.
Chiến lược Hedging là gì trên thị trường hàng hóa
Chiến lược Hedging là gì trên thị trường hàng hóa

2.3. Ví dụ về sử dụng Hedging trong phái sinh hàng hóa

Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của Heding trong giao dịch hàng hóa, mời các bạn tham khảo các ví dụ sau:

Ví dụ 1:

Doanh nghiệp của ông A là đơn vị sản xuất nệm cao su, để chuẩn bị cho lô hàng mới, ông A cần khoảng 100 tấn cao su với mức giá dự kiến là 10.000 đồng/kg và cần giao trong khoảng 3-6 tháng. Tuy nhiên sau 3 tháng, giá cao su đã tăng lên tới 17.000 đồng/kg. Lúc ấy doanh nghiệp của ông A sẽ tất toán hợp đồng đã mua 3 tháng trước. Mức chênh lệnh giá bù trừ cho nhau nên doanh nghiệp vẫn được mua cao su với giá là 10.000 đồng.

Ví dụ vè phòng vệ giá hàng hóa
Ví dụ vè phòng vệ giá hàng hóa

Ví dụ 2:

Ông D là chủ một đồn điền trồng cà phê ở Tây Nguyên. Hiện tại giá cà phê đang ở mức thấp. Ông D dự đoán trong 6 tháng tới giá cà phê có thể tăng lên. Ông D sẵn sàng cung cấp ra thị trường 10 tấn cà phê nguyên liệu trong 6 tháng tới.

Tuy nhiên, ông D lo ngại rủi ro nếu giá cà phê giảm trong thời gian đó. Vì vậy, ông D quyết định giao dịch hợp đồng tương lai với một công ty xuất khẩu cà phê. Cụ thể:

  • Hàng hoá: Cà phê nguyên liệu.
  • Khối lượng: 10 tấn.
  • Thời gian giao hàng: 6 tháng.
  • Giá thị trường: 25 USD/kg.
  • Giá thỏa thuận: 28 USD/kg.

Nếu trong 6 tháng tới giá cà phê tăng lên trên 28 USD/kg, ông D có thể xuất khẩu theo giá trong hợp đồng đã ký kết để bảo vệ lợi nhuận.

Như vậy, hợp đồng tương lai giúp ông D giảm thiểu rủi ro biến động giá đối với hoạt động trồng cà phê của mình.

3. Lợi ích của phòng vệ giá hàng hóa

Có một số lợi ích chính khi người nông dân, doanh nghiệp và nhà sản xuất sử dụng các công cụ phòng vệ giá hàng hóa:

Với người nông dân và nhà sản xuất

  • Giảm thiểu rủi ro biến động giá: Họ có thể bảo đảm được một mức giá ổn định cho sản phẩm của mình, tránh tình trạng giá sụt giảm bất ngờ.
  • Tăng khả năng lường trước doanh thu: Với một mức giá ổn định, họ dễ dàng dự đoán doanh thu từ sản phẩm đó. Điều này giúp lập kế hoạch tốt hơn.
  • Hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn tín dụng: Với kế hoạch doanh thu ổn định, họ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng với chi phí thấp hơn.
  • Tạo điều kiện mở rộng sản xuất: Với mức giá ổn định, họ có thể mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất với chi phí thấp hơn.
  • Tối ưu hóa lợi nhuận: Nếu giá thị trường cao hơn giá ổn định trong hợp đồng phái sinh, họ vẫn bán được với giá cao hơn và hưởng lợi nhuận tối đa.

Tóm lại, phòng vệ giá hàng hóa phái sinh mang lại nhiều lợi ích quan trọng giúp tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các bên.

Xem thêm: Sở giao dịch hàng hóa là gì?

Với nhà đầu tư

  • Giảm thiểu rủi ro: Nhà đầu tư có thể bảo đảm một mức giá nhất định cho tài sản đầu tư của mình, tránh rủi ro mất giá.
  • Bảo toàn vốn: Nếu giá tài sản giảm xuống thấp hơn mức giá đã khóa, nhà đầu tư vẫn có thể bán được với ít nhất là mức giá đó, bảo toàn vốn đầu tư.
  • Cơ hội hưởng lợi nhiều hơn: Nếu giá tài sản tăng cao hơn mức giá đã khóa, nhà đầu tư vẫn có thể bán được với giá cao hơn, hưởng lợi lớn hơn.
  • Tối ưu hóa lợi nhuận: Trong mọi trường hợp, nhà đầu tư đều có thể bán tài sản được với ít nhất mức lợi nhuận đã khóa, đảm bảo lợi nhuận tối thiểu.
  • Đa dạng hoá danh mục: Với việc bảo toàn vốn thành công, nhà đầu tư có thể mạnh dạn đầu tư vào các tài sản rủi ro cao hơn để tối ưu hoá lợi nhuận.

4. Cách phòng vệ giá hàng hoá hiệu quả

Sử dụng hợp đồng futures hoặc forward:

  • Hợp đồng tương lai: Nhà đầu tư mua hợp đồng futures của hàng hoá đó để đảm bảo giá bán trong tương lai. Họ có thể bán ra với giá trong hợp đồng bất kể giá thị trường hàng hoá thay đổi như thế nào.
  • Hợp đồng kỳ hạn: Tương tự như hợp đồng futures nhưng được thỏa thuận trực tiếp với đối tác thay vì qua sàn giao dịch.

Sử dụng hợp đồng quyền chọn:

  • Mua call option: Để đảm bảo quyền mua hàng hoá với giá thấp hơn giá thị trường trong tương lai, phù hợp khi dự báo giá tăng.
  • Mua put option: Để đảm bảo quyền bán hàng hoá với giá cao hơn giá thị trường trong tương lai, phù hợp khi dự báo giá giảm.

Trong trường hợp không thể dùng hợp đồng phái sinh, nhà đầu tư có thể giữ lại hàng hoá để chờ giá tăng. Nhà đầu tư cũng có thể kết hợp nhiều cách để phòng vệ giá hàng hóa hiệu quả nhất. Hướng dẫn cách phòng vệ giá hàng hóa

5. Những lưu ý khi sử dụng giao dịch Hedging là gì

Hedging là chiến lược phòng ngừa rủi ro rất tốt, nhưng nó không phải là công cụ mang lại hiệu quả tuyệt đối cho nhà đầu tư. Do đó, nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm sau để sử dụng hedging hiệu quả:

  • Kiểm tra kỹ các quy định của sàn giao dịch trước khi áp dụng chiến lược Hedging. Do không phải sàn nào cũng cho phép sử dụng hedging.
  • Khi đặt lệnh ở hai vị thế khác nhau, bạn sẽ phải tiêu tốn hai khoản chi phí, do đó vốn của bạn sẽ bị giảm đi một phần.
  • Chính vì phải trả chi phí cho cả hai vị thế nên phải cân nhắc mức phí và lợi nhuận rồi mới quyết định đặt lệnh.
  • Nên ưu tiên sử dụng chiến lược Hedging với các cặp tiền tệ ít biến động hơn để giảm thiểu rủi ro.
  • Đối với nhà đầu tư mới, nên hạn chế sử dụng hedging khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì đặt lệnh theo phương pháp này đòi hỏi có kỹ năng phân tích kỹ thuật và phân tích thị trường. Áp dụng sai cách có thể dẫn đến thua lỗ nhiều hơn.

6. Ứng dụng của Hedging trên thị trường tài chính khác

Ngoài thị trường hàng hóa, hiện nay, giao dịch Hedging này thường được áp dụng trong các lĩnh vực tài chính khác. Cụ thể là thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối.

6.1. Thị trường chứng khoán

Sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán là cổ phiếu. Công cụ Hedging ở thị trường này thường là những hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng quyền chọn. Trong đó phổ biến nhất là hợp đồng quyền chọn.

6.2. Thị trường ngoại hối

Sản phẩm giao dịch chủ yếu trên thị trường ngoại hối (forex) là các cặp tỷ giá tiền tệ. Thông thường, chiến lược phòng vệ giá được các nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc các nhà đầu tư thuộc tổ chức tài chính áp dụng. Đối với các nhà đầu tư tại Việt Nam, thị trường ngoại hối không được phổ biến rộng rãi lắm. Một trong số các nguyên nhân có thể là do chi phí giao dịch.

Phòng vệ giá hàng hoá hay còn gọi là Hedging là biện pháp giúp đảm bảo một mức giá ổn định cho hàng hóa, tránh rủi ro mất giá. Đây là công cụ hiệu quả để giảm thiểu rủi ro đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với nhà đầu tư, các biện pháp phòng vệ giá giúp hạn chế thiệt hại do biến động giá, bảo toàn vốn, tối ưu hoá lợi nhuận và đa dạng hoá danh mục đầu tư.

Đừng quên theo dõi danh mục giao dịch hàng hoá của Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa Đông Nam Á (SACT) để thường xuyên cập nhật các tin tức mới nhất về thị trường tài chính nhất là thị trường đầu tư hàng hoá phái sinh.

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM