Đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu về cơ sở hạ tầng hay phương tiện của nhân loại cũng từ đó đi lên từ đó kéo theo nhu cầu sử dụng các nguyên liệu phổ thông như sắt, thép càng lên cao, vì thế thị trường đầu tư quặng sắt ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các Nhà đầu tư. Vậy đầu tư quặng sắt là gì? Cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.
Quặng sắt là các loại đất đá chứa các khoáng chất kim loại hoặc đá quý, quặng được khai thác từ mỏ khoảng sản và trải qua các quá trình để tinh chế sắt ra khỏi khoáng vật.
Quặng sắt trong tự nhiên thường được tìm dưới dạng magnetite và hematite đôi lúc sẽ có các loại khác như limonite, goethite và siderite. Quặng sắt thượng được sử dụng để sane xuất thép
Các loại quặng sắt phổ biến
Quặng sắt là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp luyện kim, với nhiều loại khác nhau, mỗi loại có đặc điểm và ứng dụng riêng. Các loại quặng sắt phổ biến bao gồm:
Quặng Magnetite (Fe3O4)
Đây là loại quặng sắt có từ và có hàm lượng sắt thấp hơn so với quặng Hematite. Ưu điểm của Magnetite là dễ dàng tách ra khỏi tạp chất và lượng tạp chất trong sắt sau chiết xuất thấp.
Ưu điểm của Magnetite là khi tách sắt từ quặng thì lượng Co2 thải ra môi trường thấp và chất lượng sắt tách ra từ quặng Magnetite cũng có chất lượng cao hơn.
Quặng Magnetite chủ yếu phân bố ở Mỹ và khu vực phía đông Canada.
Quặng Hematite (Fe2O3)
Đây là loại quặng có hàm lượng sắt cao tới 70%. quặng có màu đỏ và được rất nhiều nước trên thế giới khai thác vì quy trình tách sắt ra khỏi quặng ít tốn kém và tiết kiệm thời gian hơn các loại khác.
Quặng hematite chỉ trải qua một giao đoạn duy nhất để tách sắt, trong khi magnetite phải có thêm một vòng chế biến bổ sung nữa.
Quặng Hematite phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung chính vào khu vực Brazil, Úc và một vài quốc gia Châu Á.
Limonit (FeO(OH)·nH₂O)
Là loại quặng sắt có hàm lượng sắt trung bình từ 40-60%, thường có màu vàng hoặc nâu. Limonit thường được tìm thấy trong các mỏ quặng phong hóa và sử dụng trong những ngành công nghiệp ít yêu cầu về hàm lượng sắt cao.
Siderit (FeCO₃)
Đây là loại quặng có hàm lượng sắt thấp hơn, khoảng 48%, thường xuất hiện trong các mỏ nhỏ và được dùng trong các ứng dụng đặc biệt khi cần nguyên liệu chứa ít tạp chất.
Quy trình khai thác và sản xuất quặng sắt
Việc khai thác và sản xuất sắt trải qua 3 giai đoạn:
Khai thác
Việc khai thác quặng sắt diễn ra tại các mở quặng trên bề mặt. Tại các mỏ quặng các máy móc chuyên dụng sẽ tiến hành phá vỡ bề mặt đất để lộ bề mặt quặng sắt. Quặng thô sẽ được khai thác và vận chuyển bằng các xe tải về nhà máy để tiến hành nghiền.
Tinh chế
Quặng sắt sau khi đã được nghiền thì sẽ đến giai đoạn tách các tạp chất như cát và đất sét ra để thu được sắt. Tùy từng loại quặng mà quy trình này có thể diễn ra trong một bước hay nhiều bước.
Nếu chất lượng sắt tốt (khoảng 70% sắt) thì quá trình sẽ ít hơn so với các loại quặng có hàm lượng sắt thấp.
Chế tạo
Sau khi tách sắt ra khơi quặng, sắt sẽ được đưa vào các lò nung cùng than cốc, đá vôi. Phản ứng giữa các thành phần dưới nhiệt độ cao sẽ tạo ra sắt và carbon dioxide tinh khiết.
Sắt nóng chảy sẽ chìm xuống dưới còn xỉ than được tạo ra từ vôi phản ứng với các tạp chất khác thì nổi lên trên cùng. Người ta sẽ dễ dàng tách sắt ra khỏi xỉ.
Sắt thành phẩm được tách ra sẽ tùy vào mục đích sử dụng mà có thể pha trộn với các kim loại khác hoặc đúc thành thỏi nguyên chất. các khi nóng trong lò được hút ra, làm sạch cọ rửa và đưa trở lại lò để tiếp tục quá trình chế tạo sắt.
Các mỏ quặng sắt lớn ở Việt Nam
Đầu tư Quặng sắt trong thị trường hàng hóa
Quặng sắt được ứng dụng làm nguyên liệu chính trong việc chế tạo thép, hoặc kết hợp cùng các kim loại khác để sản xuất các vật dụng hàng ngày như dao, kéo, bàn, ghế hay máy móc,…
Trong ngành xây dựng sắt cũng được ứng dụng trong các khung giàn cầu đường, khung xe, vỏ xe hay đường ray xe lửa hay các biển báo… Trong hàng hải sắt cũng được ứng dụng để sản xuất tàu thuyền, cánh quạt, container,…
Quặng sắt và thép phế liệu là hai nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thép. Chính vì thế sự biến động về giá đối với hai nguyên liệu này là khá lớn.
Các yếu tố ảnh hưởng tới giá Quặng sắt
Quặng sắt là nguyên liệu chính để sản xuất thép nên nếu nhu cầu về thép tăng cao đồng nghĩ với việc giá sắt cũng sẽ bị đẩy lên. Tại các nền kinh tế phát triển mạnh như Hoa Kỳ nhu cầu thép sẽ liên quan tới nhu cầu cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó nhu cầu về máy móc, phương tiện giao thông ngày càng tăng cao nên giá quặng cũng theo đó mà đi lên.
Giá quặng được định giá bằng đồng USD nên việc tăng giảm giá đồng USD cũng ảnh hưởng đến giá đầu tư Quặng sắt.
Việc khai thác Quặng cần sử dụng nhiều năng lượng nên chi phí dầu hay điện cũng nhưng các chi phí đầu vào khác cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng giá quặng.
Lý do nên đầu tư Quặng sắt trong thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa phái sinh đang trên đà phát triển mạnh mẽ và ngày càng được giới đầu tư quan tâm nhiều hơn bởi tình thanh khoản cao thị trường tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên khi đầu tư trên các sàn đầu tư quặng sắt có thể giảm thiểu được tối đa rủi ro khi có những biến động thị trường về giá cả và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm hàng hóa.
Vì thế, nếu bạn quan tâm và muốn đầu tư Quặng sắt phái sinh thì có thể hoàn toàn yên tâm bởi tỉ lệ đòn bẩy phù hợp với khoản ký quỹ ban đầu nhỏ hơn giá trị hợp đồng hay nói cách khác số vốn ban đầu bỏ ra không nhiều nhưng thu lại lợi nhuận cao. Hơn nữa, với sự đồng hành của SACT nhà đầu tư có thể đầu tư đa dạnh danh mục hàng hóa và hạn chế rủi ro trong giao dịch.