Fakey là gì? Fakey còn được các nhà đầu tư gọi là mô hình bẫy giá. Đúng với cái tên của nó khi nhận biết được thị trường đang xuất hiện Fakey. Các nhà đầu tư nhất theo trường phái Price Action có thể nắm bắt tâm lý thị trường. Đồng thời từ đó tránh được các bẫy giá, tăng cơ hội giao dịch tiềm năng. Vậy cụ thể Fakey là gì? Hãy cùng hanghoaphaisinh SACT tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Fakey là gì?
Fakey là mô hình hình hành động giá với điều kiện phải có sự thất bại từ mô hình Inside Bar. Hiểu một cách đơn giản mô hình Fakey này luôn bắt đầu với một mô hình Inside Bar. Sau đó khi giá ban đầu thoát ra từ Inside Bar. Tuy nhiên nó nhanh chóng đảo chiều, và tạo ra một sự Breakout giả và sau đó đóng cửa lại trong phạm vi của nến mẹ (mother bar), thậm chí là có khi vượt ra khỏi phạm vi đó. Và ta có một mô hình Fakey
Nhà đầu tư chỉ cần nhớ đơn giản là: Fakey= Inside Bar + False Breakout
Giá có xu hướng đi theo xu hướng của cây nến đảo chiều thứ tư sau khi Fakey hình thành. Mô hình này có thể cung cấp các dữ liệu để nhà đầu tư có thể xác định được điểm vào lệnh tiềm năng. Bởi nó được xem như là một mô hình tiếp diễn hoặc là dấu hiệu đảo chiểu xu hướng.
Phân loại mô hình Fakey là gì?
Mô hình nến Fakey bao gồm 2 loại:
Mô hình Fakey tăng giá (Bullish Fakey): mô hình này được hình thành khi thị trường có xu hướng đang giảm. Và nếu Fakey tăng giá hình thành trong ngưỡng hỗ trợ. Đây chính là dấu hiệu đảo chiều tăng, và nhà đầu tư có cơ hội mua lên.
Mô hình Fakey giảm giá (Bearish Fakey): mô hình được hình thành trong thị trường đang có xu hướng tăng. Và nếu Fakey giảm giá hình thành trong ngưỡng kháng cự. Đây chính là dấu hiệu đảo chiều tăng, nhà đầu tư có cơ hội bán xuống.
Đặc điểm của mô hình nến Fakey là gì?
Mô hình nến Fakey có những đặc điểm quan trọng sau đây:
- Hai cây nến đầu tiên chính là nến Inside Bar. Inside Bar bao gồm một cây nến mẹ thân dài, và một cây nến con được bao trọn bởi cây nên phía trước.
- Cây nến thứ ba chính là cây nến phá vỡ giả. Nhiều nhà đầu tư sẽ lầm tưởng giá sẽ tiếp tục tăng/ giảm theo xu hướng cũ. Màu của cây nến này sẽ thường trùng với cây nến thứ nhất.
- Cây nến thứ tư chính là cây nến phá vỡ đảo chiều. Nến này thường có phần thân dài, màu trái với nến số 3. Nó chính là dấu hiệu cho thấy đảo chiều giá.
Ngắn gọn, Inside Bar hình thành trước rồi Fakey mới xuất hiện, và nó báo hiệu cho sự phá vỡ giả. Bởi vì sau đó giá sẽ đảo chiều và di chuyển theo hướng cây nến thứ tư.
Ý nghĩa của mô hình Fakey là gì?
Mô hình nến Fakey xuất hiện thường là do tác động của các “cá mập” và sự phản ứng của thị trường khi xuất hiện một tin tức và sự kiện quan trọng nào đó.
Sự tác động của các cá mập:
- Với Fakey tăng giá: khi giá vượt ra khỏi đáy nến mẹ (tức là khi Inside Bar bị phá vỡ). Lúc này các nhà đầu nhỏ và những người chưa thực sự hiểu về thị trường sẽ vào lệnh sell ngay lập tức. Nhưng đây chính là một cái bẫy được thiết lập sẵn. Đến một thời điểm chín mùi, những con cá mập sẽ tập trung toàn bộ để mua với giá thấp và đẩy giá lên cao hơn nữa. Nhờ đó mà những nhà đầu tư nhỏ lẽ sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi
- Với Fakey giảm giá: khi giá vượt ra khỏi nến mẹ (tức khi Inside Bar bị phá vỡ), lúc này nhà đầu tư sẽ đồng loạt vào lệnh Buy. Đây cũng chính là bẫy của những cá mập. Khi giá tăng lên họ sẽ đặt lệnh bán và khiến giá bị đẩy xuống thấp.
Phản ứng của thị trường khi xuất hiện tin tức sự kiện quan trọng nào đó:
- Tin tức hay những sự kiện quan trọng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá cả của thị trường. Khi tin tức xuất hiện giá sẽ gây ra biến động mạnh, sau một khoảng thời gian nhất định thị trường mới có thể ổn định trở lại, giá sẽ quay lại xu hướng ban đầu như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng Fakey?
Đầu tiên: Cần xác định xu hướng dài hạn
- Nhà đầu tư cần phải xác định cấu trúc thị trường có xu hướng là tăng hay giảm hoặc đang đi ngang.
- Tiếp theo xác định mức giá quan trọng mà thị trường có khả năng đảo ngược lại
- Cần hình thành một mô hình Fakey trong quá trình này để tạo ra một cơ hội giao dịch tốt.
- Mô hình nến Fakey xuất hiện tại vùng hỗ trợ, kháng cự mạnh sẽ sẽ là dấu hiệu đang có đảo chiều mạnh mẽ hơn.
Thứ hai, Đặt giao dịch
- Nhà đầu tư có thể vào lệnh ngay khi mô hình Fakey vừa mới hình thành. Hoặc có thể chờ cho đến khi có sự xác nhận cây nến phía sau. Nhà đầu tư nên vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến đó.
Thứ ba, điểm cắt lỗ
- Điểm cắt lỗ nên đặt ít nhất 2 pip ngay bên dưới mức giá thấp nhất của mô hình Fakey
- Tuỳ thuộc vào chiến lược giao dịch mà đặt số lượng pip khác nhau.
- Cắt lỗ nên đặt 3 – 5 pip, 5 – 10 pip với day trading và 50 – 100 với swing trading với phong cách đánh scalping.
Thứ tư, điểm chốt lời
- Nhà đầu tư nên đảm bảo tỉ lệ R:r từ 1:2 đến 1:3. Bởi đây là tỉ lệ hoàn hảo để không bị mắc các bẫy trên thị trường.
- Khoảng cách từ điểm vào lệnh đến mức chốt lời phải gấp đôi khoảng cavsh từ điểm vào lệnh đến mức dừng lỗ của nhà đầu tư.
Các lưu ý khi giao dịch mô hình Fakey là gì?
- Nhà đầu tư cần kết hợp mô hình Fakey khác với các tính hiệu như Pin Bar, Trendline, kháng cự, hỗ trợ…. để gia tăng mức độ tin cậy.
- Nhà đầu tư nên giao dịch mô hình Fakey khi xuất hiện tại các vùng kháng cự và hỗ trợ mạnh để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Nhà đầu tư nên đặt stop loss để có thể quản trị vốn và rủi ro một cách tốt nhất.
Kết luận,
Trên đây là giới thiệu tổng quan mô hình Fakey là gì? Nhà đầu tư cần thường xuyên theo dõi và trau dồi về mô hình nến Fakey để có thể tránh được các cú break out giả.
Để có thể cập nhật thêm những kiến thức về đầu tư hàng hoá. Hãy theo dõi và liên hệ Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa Đông Nam Á (SACT).
Để có thể giao dịch với mô hình Fakey nhà đầu tư nên hiểu rõ trường phải Price Action, tham khảo thông qua bài viết dưới đây: