Nhà đầu tư khi tham gia bất cứ thị trường nào cũng cần hiểu rõ các công cụ để có thể tiến hành giao dịch. Cụ thể ở đây là các loại hợp đồng giao dịch, bao gồm: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. Nhằm giúp các nhà đầu tư nắm được cụ thể về từng loại hợp đồng, chênh lệch giá và chi phí nắm giữ, đội ngũ SACT đã biên dịch lại cuốn sách “Kiến thức cơ bản về giao dịch hàng hóa”. Mong rằng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà đầu tư.
“Derivatives” trong kinh tế gọi là phái sinh, là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị của các tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu (giấy tờ có giá). Đây là thuật ngữ vô cùng mới trong 10 năm trở lại đây. Thực tế giảng dạy ở một số trường đại học và các học viện danh tiếng trong nước có đề cập đến sản phẩm này nhưng chỉ dừng lại ở các công cụ phòng vệ sử dụng trong chứng khoán và lãi suất…mà chưa cập nhật các ứng dụng này trong giao dịch hàng hóa. Sự có mặt của giao dịch hàng hóa mở ra một lĩnh vực ngành nghề tiềm năng và tính tất yếu của công tác tìm hiểu nghiên cứu mô hình này là nỗ lực xây dựng đội ngũ nhân sự hoạt động trong lĩnh vực này hiệu quả, góp phần vào quá trình kết nối liên thông với quốc tế, học hỏi các kinh nghiệm thành công của nước ngoài. Từ đó, các đặc tả tiêu chuẩn về hàng hóa được xây dựng hoàn thiện và vị thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
Các công cụ phái sinh bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. Chúng được gọi là “phái sinh” vì giá trị của chúng được tính từ giá của hàng hóa cơ bản như: lúa mì hoặc kim loại, hoặc dầu thô…
Trong một giao dịch điển hình đối với một loại hàng hóa vật chất và đối với hầu hết những thứ chúng ta mua và bán trong sống hàng ngày, người mua và người bán đồng ý trao đổi một sản phẩm ngày hôm nay để lấy một mức giá được thiết lập ngày hôm nay. Trong hầu hết các tình huống, đặc biệt đối với các giao dịch thường xuyên liên quan đến số lượng sản phẩm và số tiền tương đối nhỏ, ví dụ: đổ xăng cho ô tô của bạn mỗi tuần một lần, việc trao đổi đồng thời hàng hóa lấy tiền theo giá thị trường hiện tại có thể chấp nhận được, bởi vì rủi ro về giá có thể kiểm soát được.
Tuy nhiên, khi các giao dịch trở nên lớn và/hoặc không thường xuyên, ví dụ, một người nông dân thu hoạch và bán một loại cây trồng mỗi năm một lần và cần giá bán để trang trải chi phí của họ, hoặc một hãng hàng không cần định giá nhu cầu nhiên liệu của họ là bao nhiêu để họ có cơ sở tính tiền mua vé của khách hàng, rủi ro về một mức giá bất lợi có thể gây thiệt hại cho cá nhân hoặc công ty. Trong những tình huống này, điều quan trọng là phải xác định giá hàng hóa trước khi hàng hóa và tiền được trao đổi.
Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)
Thị trường hàng hóa vật chất được thiết kế để trao đổi đồng thời hàng hóa lấy tiền theo giá thị trường hiện tại. Ngược lại, việc xác lập giá trước của giao dịch thực tế nằm ngoài khả năng của thị trường thông thường, vì nó đòi hỏi việc trao đổi hàng hóa lấy tiền diễn ra tại một giá cả phải được xác lập vào một thời điểm khác. Tuy nhiên, sự tách biệt giữa việc trao đổi hàng hóa với việc định giá hàng hóa đó có thể được áp dụng với một công cụ phái sinh.
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý giữa người mua và người bán để trao đổi một sản phẩm sau đó, hoặc “chuyển tiếp” trong thời gian, với mức giá đã được thiết lập ngay bây giờ. Nó không loại bỏ sự hối hận của người mua hoặc người bán khi giá tại thời điểm trao đổi trở nên tốt hơn (tức là thấp hơn cho người mua và đồng kỳ hạn có thể được tạo cho bất kỳ sản phẩm nào, không chỉ mua hoặc cao hơn cho người bán) so với giá đã thỏa thuận. Hợp hàng hóa và có thể bao gồm bất kỳ điều khoản nào mà người người bán đồng ý. Do đó, thị trường hợp đồng kỳ hạn vừa lớn vừa không đồng nhất, phản ánh mức độ tùy biến và tính linh hoạt cao có thể có đối với hợp đồng kỳ hạn.
Một phiên bản của hợp đồng kỳ hạn được gọi là hợp đồng giá sau (price-later contract) sẽ đảo ngược thời gian của hai thành phần được mô tả ở trên. Hợp đồng giá sau là một thỏa thuận giữa người mua và người bán để trao đổi một sản phẩm giao ngay với một mức giá được xác lập sau này. Hợp đồng này loại bỏ sự không chắc chắn về việc có hàng hay không cho người mua và cho phép người bán chọn giá thị trường vào một thời điểm trong tương lai làm giá hàng hóa mà họ giao ngày hôm nay.
Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn (Futures)
Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn là một phiên bản cụ thể hóa của hợp đồng kỳ hạn thông thường. Giống với kỳ hạn thông thường, hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn là các thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý giữa người mua và người bán. Không giống như giao dịch kỳ hạn thông thường, hoàn toàn có thể tùy chỉnh, hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn được tiêu chuẩn hóa về mặt hàng hóa cơ bản đang được giao dịch, chất lượng và số lượng của hàng hóa cơ bản cũng như thời gian, địa điểm và các chi tiết khác để quyết toán hợp đồng. Bởi vì tất cả các điều khoản và điều kiện cho hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn ngoại trừ giá đã được thiết lập trước, giá là đặc điểm duy nhất được thương lượng giữa người mua và người bán.
Mức độ tiêu chuẩn hóa cao này, với giá cả là biến số duy nhất, làm cho hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn có thể dễ dàng mua bán trao đổi được. Do đó, những người ban đầu mua hoặc bán hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và sau đó muốn thanh lý nó không cần phải tìm đối tác thương mại của họ từ giao dịch ban đầu và sau đó cố gắng thương lượng để thoát ra ở một mức giá nào đó. Thay vào đó, người mua hoặc người bán ban đầu có thể thực hiện giao dịch bù trừ với bất kỳ ai sẵn sàng bán hoặc mua tại thời điểm cụ thể đó. Tiêu chuẩn hóa cũng cho phép các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn được giao dịch trên một sàn giao dịch, đây là một thị trường tập trung mang người mua và người bán lại với nhau. Sự quy tụ người mua kẻ bán khiến cho thanh khoản thị trường được tạo lập và gia tăng. Nói cách khác, khả năng mua hay bán nhanh và dễ dàng hơn mà ít hoặc không gây ra sự biến động về giá.
Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới được tạo ra vào những năm 1700 tại Chợ Gạo Dojima ở Osaka, Nhật Bản. Thị trường kỳ hạn hàng hóa đầu tiên ở Mỹ được thành lập vào giữa những năm 1800 cho ngô, lúa mì và yến mạch, khiến chúng trở thành những thị trường kỳ hạn được giao dịch liên tục lâu đời nhất vẫn còn tồn tại. Trong số các hàng hóa vật chất khác, hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn chăn nuôi và kim loại quý đã được giới thiệu vào những năm 1960, và hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn năng lượng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970.
Ngày nay, ngô là mặt hàng lớn nhất trong ba loại hàng hóa kỳ hạn ban đầu của Mỹ xét về sản lượng vật chất, giá trị sản xuất vật chất và khối lượng giao dịch kỳ hạn. Với lịch sử lâu đời và tầm quan trọng của nó trong việc phát triển thị trường kỳ hạn trên các mặt hàng khác, tất cả các ví dụ có liên quan đến mức giá và thông số hàng hóa trong cuốn sách này được tối giản và vì thế các ví dụ sẽ dễ dàng tìm hiểu và tính toán. Tuy nhiên, các nguyên tắc được trình bày trong cuốn sách này áp dụng như nhau cho tất cả các loại hàng hóa, vì vậy, người đọc có thể dễ dàng chuyển đổi các ví dụ này thành bất kỳ loại hàng hóa nào khác bằng cách điều chỉnh lại các điều kiện một cách đơn giản.
Một trong những lí do khiến cho giao dịch kỳ hạn tiêu chuẩn và mô hình giao dịch tập trung được phát triển mạnh mẽ vì độ tin cậy của dữ liệu số lớn và tính minh bạch của thông tin. Dữ liệu giá có thể đem lại cho nhà giao dịch nhiều phương án tiếp cận và phân tích dữ liệu phù hợp, từ cơ bản đến chuyên nghiệp, phục vụ mọi mục đích của những đối tượng tham gia thị trường như nhà phòng vệ giá cho đến những đối tượng khác như nhà hoạch định chính sách của chính phủ.
Trước đây, hợp đồng kỳ hạn Forward contract 03 tháng được giao dịch trên Sở giao dịch kim loại London được coi là trường hợp đặc biệt của hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn. Tuy nhiên đến nay, Sở giao dịch kim loại London cũng đã chỉnh sửa và thống nhất lại thuật ngữ cho loại hình giao dịch này là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hay Futures contract.
Kể từ thời điểm này, trong phạm vi cuốn sách, cụm từ “hợp đồng kỳ hạn” sẽ được hiểu là “hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn” thay vì hợp đồng kỳ hạn không tiêu chuẩn song phương thuần túy.
Đặc tả hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn
Dưới đây là bảng tổng hợp đặc tả hợp đồng dành cho các đối tượng tham gia thị trường
Contract Unit | 5000 bushels |
Price Quotation | U.S cents per bushel |
Trading Hours | CME Globex: Sunday – Friday, 7:00 p.m – 7.45 a.m. CT and Monday – Froday, 8:30 a.m – 1:20p.m. TAS: Sunday – Friday 7:00 p.m – 7:45 a.m. and Monday – Friday 8:30 a.m – 1:15 p.m. CME ClearPort: Sunday 5:00 p.m – Friday 5:45 p.m. CT with no reporting Monday – Thursday from 5:45 p.m – 6:00 p.m. |
Minimum Price Fluctuation | ¼ of one cent (0.0025) per bushel = $12.50TAS: Zero or +/- 4 ticks in the minimum tich increment of the outright |
Product Code | CME Globex: ZCCME ClearPort: CClearing: CTAS: ZCT |
Listed Contracts | 9 monthly contracts of Mar, May, Sep and 8 monthly contracts of Jul and Dec listed annually after the termination of trading in the Dec contract of the current year |
Settlement Method | Deliverable |
Termination of Trading | Trading terminates on the business day prior to the 15th day of the contract month |
So sánh giữa Hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn
Tiêu chí so sánh | Hợp đồng kỳ hạn (Forwards contract) | Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn (Futures contract) |
---|---|---|
Bản chất | Hai bên thực hiện một giao dịch theo mong muốn của cả 2 với các điều khoản tùy ý trong tương lai | Hai bên đồng ý thực hiện giao dịch một khối lượng và hàng hóa được tiêu chuẩn đồng nhất trong tương lai |
Quy mô | Có thể tùy ý | Được tiêu chuẩn hóa |
Giao hàng | Có thể tùy ý | Được tiêu chuẩn hóa |
Giá | Được thống nhất kín giữa người mua và người bán, không công khai | Giá hàng hóa được công khai, cạnh tranh và đấu giá trực tiếp trên các thị trường tập trung |
Nghĩa vụ đảm bảo | Phụ thuộc vào hai bên, thông thường là không có tài sản đảm bảo | Cả người mua và người bán phải thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với sở giao dịch hàng hóa. Giá thị trường thay đổi có thể yêu cầu một bên phải tăng cường bổ sung ký quỹ và cho phép bên còn lại được sử dụng ký quý khả dụng |
Tất toán giao dịch | Rất khó tìm người mua lại hợp đồng, thường phải tiến hành giao hàng, trừ dạng hợp đồng tài chính | Dễ dàng thực hiện giao dịch ngược chiều với vị thế đã tạo ra trước đó (Mở vị thế mua, sau đó rất toán bằng lệnh bán) |
Hành lang pháp lý | Các luật dân sự và kinh tế thông thường | Các luật quy định cho các giao dịch thực hiện trên các cơ sở giao dịch hàng hóa trong nước và quốc tế có liên thông |
Phát hành và nhà đảm bảo | Không | Trung tâm thanh toán bù trừ của sở giao dịch hàng hóa |
Hợp đồng quyền chọn (Options)
Quyền chọn là một dạng hợp đồng cho phép người mua quyền chọn được quyền, nhưng không có nghĩa vụ được thực hiện mua/bán một tài sản cơ sở (ở đây là hàng hóa) ở một mức giá và thời điểm được xác định trong tương lai.
Thường người mua quyền chọn phải trả mức chi phí gọi là Premium và người bán quyền chọn sẽ được nhận Premium như phần thưởng, lợi nhuận nhưng sẽ phát sinh nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện quyền khi bị yêu cầu.
Quyền mua (Call) và quyền bán (Put)
Từ các mô tả trên, cả kỳ hạn thông thường và kỳ hạn tiêu chuẩn đều yêu cầu người mua cung cấp các khoản tiền đã thỏa thuận và người bán cung cấp hàng hóa đã thỏa thuận khi chấm dứt hợp đồng. Ngược lại, một quyền chọn thay thế nghĩa vụ của người mua bằng quyền mua một hàng hóa cụ thể hoặc hợp đồng kỳ hạn ở một mức giá cụ thể – được gọi là quyền mua (Call) – hoặc quyền bán một hàng hóa cụ thể hoặc hợp đồng kỳ hạn ở một mức giá cụ thể – được gọi là quyền bán (Put)
Một quyền chọn có thể tài sản cơ sở là hàng hóa vật chất, được gọi là quyền chọn mua hàng thực (options on actual hoặc options on physical) hoặc trên hợp đồng kỳ hạn, được gọi là quyền chọn hàng hóa kỳ hạn (options on futures)
Tương tự như hợp đồng kỳ hạn, quyền hạn (Options on Futures) được giao dịch trên các sở giao dịch hàng hóa. Tất cả các điều khoản và điều kiện của quyền chọn đều được tiêu chuẩn hóa, ngoại trừ phí quyền chọn, được thương lượng giữa người mua và người bán theo cách tương tự như giá kỳ hạn.
Thực tế tiếp cận quyền chọn đối với các nhà đầu tư tương đối khó khăn. Vì độ phức tạp của sản phẩm này tăng dần ở các cấp độ kiến thức chuyên môn và thiếu kinh nghiệm thực tế khiến cho ngay cả các cá nhân làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đầu tư còn cảm thấy rất khó khăn.
Cuốn sách này tập trung phân tích về quyền chọn trên hợp đồng kỳ hạn (Options on Futures). Thuật ngữ hợp đồng quyền chọn sẽ chỉ hợp đồng quyền chọn trên hợp đồng kỳ hạn.
Có những ví dụ rất đơn giản để nói về việc quyền chọn thực ra là cái gì. Có thể đối với một số học giả và chuyên gia, các ví dụ này có thể không đúng bản chất, nhưng khá thực tế và có ý nghĩa trong đơn giản hóa khái niệm quyền chọn.
Ví dụ 1: Tháng 5/2022 – tháng 7/2022 là tháng cao điểm của mùa hè, có bán rất nhiều voucher, trước đó vào tháng 12/2021, do dịch Covid-19, các voucher nghỉ dưỡng bán rất rẻ, chỉ cần 02 triệu VND là có thể mua được voucher nghỉ dưỡng tại resort 2 ngày 1 đêm.
Chủ sở hữu của voucher này có quyền:
- Thực hiện quyền đi nghỉ tại resort 2 ngày 1 đêm để hưởng lợi ích tiếng đi kèm với voucher này.
- Bán voucher này cho người khác với giá 3,5 triệu VND theo giá thị trường vào tháng 3/2022 – tháng 4/2022 do tình hình dịch Covid-19 được cải thiện.
- Hoặc để không nếu như không muốn bán cho ai cả, hoặc không đi được, hoặc sợ rằng đi sẽ bị nhiễm Covid, hoặc vấn đề khác.
Ví dụ trên cho thấy voucher giống quyền chọn ở chỗ, mất chi phí quyền chọn (premium) để mua là 2 triệu VNĐ và khách hàng có 03 rồi quyền đi kèm ở trên chính là 03 lựa chọn khi sở hữu quyền chọn.
Ví dụ 2: Một cá nhân mua hợp đồng bảo hiểm tai nạn với giá 15 triệu VND.
Chủ sở hữu có thể:
- Được hưởng bảo hiểm nếu bị tai nạn, mổ với chi phí lên tới 150 triệu VND.
- Không được bảo hiểm, do không phát sinh các vấn đề đạt điều kiện được bảo hiểm
Ở ví dụ trên cho thấy, cá nhân này bỏ ra phí là 15 triệu VND, nhưng có thể có lợi ích kinh tế (chứ không lời vì lý do nhân đạo) là 150 triệu Ông VND bù đắp, hoặc không được gì thì cũng chỉ mất 15 triệu VNĐ bỏ ra ban đầu.
Hợp đồng hoán đổi (Swaps)
Giao dịch hoán đổi tương tự như hợp đồng kỳ hạn thông thường ở nhiều khía cạnh, bắt đầu với thực tế là các giao dịch hoán đổi được giao dịch phi tập trung (OTC), vì vậy chúng có thể được tạo ra cho bất kỳ sản phẩm nào và có thể bao gồm bất kỳ điều khoản nào mà người mua và người bán đồng ý. Cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, thị trường hoán đổi vừa lớn vừa không đồng nhất, phản ánh mức độ tùy biến và tính linh hoạt cao. Giao dịch hoán đổi đầu tiên đc tạo ra vào những năm 1980.
Một giao dịch hoán đổi yêu cầu người mua và người bán trao đổi hoặc “hoán đổi” dòng tiền từ hai hợp đồng kỳ hạn trên cùng một loại hàng hóa. Với kiểu hoán đổi dòng tiền, một bên chấp nhận giá thả nổi được tính toán theo khoảng thời gian kéo dài (được gọi là kỳ thanh toán) và một bên chấp nhận giá cố định. Chênh lệch giữa giá cố định và giá thả nổi chính là nghĩa vụ tài chính mà hai bên phải thực hiện bù trừ cho bên còn lại. Vì thế trong thực tế, chỉ có các đối tác, định chế tài chính rất lớn mới tham gia giao dịch dạng này, vì chỉ họ mới có thể cấp cho nhau những hạn mức không ký quỹ hoặc hạn mức tín dụng không yêu cầu tài sản đảm bảo để có thể tham gia các dạng hợp đồng hoán đổi như này vì rủi ro đối tác/rủi ro thanh toán là một trong những vấn đề lớn nhất khiến cho dạng hợp đồng này ít thấy trong giao dịch, do đó càng hiếm nhắc đến trong thực tế giảng dạy.
Mặc dù hợp đồng kỳ hạn có một khoản thanh toán duy nhất, nhưng một giao dịch hoán đổi thường có nhiều khoản thanh toán, ví dụ hợp đồng hoán đổi có thời hạn (tenor) là 12 tháng, nhưng mỗi kỳ thanh toán theo quy định là 01 tháng. Thì sẽ có 12 khoản thanh toán cho từng tháng. Do đó, một hợp đồng hoán đổi có thể được mô tả như một loạt các hợp đồng kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau.
Lưu ý: Ngoài các sản phẩm trên còn tồn tại các sản phẩm cấu trúc và đặc biệt khác. Đó có thể là giao dịch spread, hoặc giao dịch kết hợp của hai hoặc nhiều quyền chọn, hoặc kết hợp giữa quyền chọn và kỳ hạn, cũng như một số giao dịch hỗ trợ thị trường vật chất như Against Actual… Trong phạm vi cuốn sách này dành cho những đối tượng quen với thị trường hoặc tìm các thuật ngữ để có thể ứng dụng cơ bản làm trong giao dịch. Nếu cần tìm hiểu đầy đủ và chi tiết về các sản phẩm này, xin vui lòng tìm hiểu trong các tài liệu của chúng tôi.