Khi bước chân vào thị trường giao dịch hàng hoá phái sinh, chắc chắn nhà đầu tư sẽ gặp hai khái niệm trông có vẻ khá giống nhau là Sở giao dịch Hàng hoá và Sàn giao dịch Hàng hoá. Vậy Sở giao dịch Hàng hoá và Sàn giao dịch Hàng hoá là gì? Hai khái niệm này khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ các khái niệm này khi tiến chân vào thị trường giao dịch!
Sở giao dịch Hàng hóa là gì?
Sở giao dịch Hàng hóa (Mercantile Exchange) về bản chất là “một tổ chức nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc độc lập”. Tại Việt Nam, hiện tại đã có Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) được cấp phép hoạt động vô thời hạn bởi bộ Công Thương.
Chức năng chính của Sở giao dịch là phòng hộ rủi ro cho giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Thông qua đó, đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn tại Việt Nam.
Có thể thấy, Sở giao dịch Hàng hoá tạo nơi diễn ra giao dịch hàng hoá phái sinh tập trung cho các nhà đầu tư cá nhân hoặc doanh nghiệp dưới dạng hợp đồng tương lai. Các loại hợp đồng tương lai này khác với Chứng khoán hoặc Tiền điện tử khác. Bởi nó được đảm bảo bởi hàng hoá thật và hạn chế tình trạng điều chỉnh hoặc thao túng thị trường.
Sàn giao dịch Hàng hoá là gì?
Sàn giao dịch Hàng hóa (Commodity Exchange) có thể hiểu là một thị trường được tổ chức phục vụ cho quá trình trao đổi hàng hoá. Một số mặt hàng hoá chủ yếu là giữa các mã chứng khoán, hàng hoá, ngoại hối, tiền mã hoá, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Nhà đầu tư có thể dựa vào các phán đoán thị trường ngắn hạn và dài hạn để kiếm lợi nhuận mà không chịu tác động bởi cá nhân hoặc doanh nghiệp nào.
Bên cạnh đó, Sàn giao dịch Hàng hoá sẽ niêm yết các mã hàng hoá đang giao dịch do Sở giao dịch Hàng hoá hoặc tổ chức có thẩm quyền triển khai. Bởi vậy, tất cả các giao dịch diễn ra trên sàn đều có tính công khai và minh bạch.
Một số sàn giao dịch trên thế giới
- CBOT (Chicago Board of Trade) thuộc sở hữu một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME Group): Chuyên cung cấp các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai như vàng, bạc, năng lượng, nông sản,…
- NYMEX (New York Mercantile Exchange) thuộc sở hữu một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME Group): Chủ yếu giao dịch hợp đồng tương lai Năng lượng và các loại đá quý.
- TOCOM (Tokyo Commodity Exchange) là sàn giao dịch hàng hoá lớn nhất tại Nhật Bản: Chủ yếu giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn nguyên liệu thô, các sản phẩm thuộc nhóm tài nguyên thiên nhiên như vàng, bạc, dầu thô, xăng, dầu khí, dầu hoả, cao su,…
- ICE (Intercontinental Exchange): Chuyên giao dịch các sản phẩm như dầu sinh học, nông sản và năng lượng.
Thời gian giao dịch
Ở Việt Nam, nhà đầu tư có thể lựa chọn giao dịch theo nhiều khung giờ khác nhau.
- Nhóm Nông sản (sàn CBOT) hầu hết hoạt động hai phiên. Phiên 1 từ 07h00 – 19h45 và phiên 2 từ 20h30 – 01h20 (ngày hôm sau). Các hàng hoá khác sẽ có thời gian giao dịch khác nhau.
- Nhóm Nguyên liệu công nghiệp (sàn ICE US) hoạt động từ 15h15 – 00h30 (ngày hôm sau), các hàng hoá khác sẽ có thời gian giao dịch khác nhau.
- Nhóm Năng lượng ( sàn NYMEX) hầu hết sẽ hoạt động từ 05h00 – 04h00 (ngày hôm sau). Các loại hàng hoá còn lại sẽ có thời gian giao dịch khác nhau.
- Nhóm Kim loại (Sàn COMEX) hoạt động từ 05h00 – 04h00 (ngày hôm sau), các loại hàng hoá còn lại sẽ có thời gian giao dịch khác nhau.
Nguyên tắc khớp lệnh
- Ưu tiên về giá: Đối với lệnh mua, giá thấp hơn sẽ được ưu tiên trước. Đối với lệnh bán, giá bán cao hơn sẽ được ưu tiên.
- Ưu tiên về thời gian: Trong cùng một mức giá, ai đặt lệnh giao dịch vào hệ thống trước sẽ được ưu tiên khớp trước.
Đơn vị giao dịch
Các giao dịch đều được dựa trên đơn vị Lot. Trong đó, 1 Lot được quy ra số kg tương ứng với từng sản phẩm giao dịch trên sàn hàng hoá.
Bên cạnh đó, số lượng giao dịch sẽ là số tự nhiên, từ hàng đơn vị đến hàng chục và hàng trăm.
Phân biệt Sở và Sàn Giao dịch Hàng hoá ?
Tóm tắt lại, Sở giao dịch Hàng hoá là tổ chức pháp nhân vận hành và quản lý Sàn giao dịch Hàng hoá theo quy định Nhà nước. Còn Sàn giao dịch Hàng hoá là nơi cung cấp thông tin giao dịch, dữ liệu thị trường cần thiết. Nhằm giúp Nhà đầu tư yên tâm tiến hành mua hoặc bán Hợp đồng tương lai hàng hoá. Bởi vậy, Sàn giao dịch được xem là thị trường trung gian giúp Nhà đầu tư giao dịch theo giá thỏa thuận của hai bên tham gia.
Tại Việt Nam, tất cả giao dịch phái sinh hàng hoá đều chịu sự quản lý của Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV). Nhà đầu tư muốn tham gia thị trường thì cần phải tiến hành đăng ký và mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại công ty thành viên của Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam.
Kết luận
Nắm rõ khái niệm Sàn giao dịch Hàng hoá là gì và phân biệt được Sở giao dịch và Sàn giao dịch sẽ giúp Nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường hiểu chính xác hơn. Hy vọng bài viết trên của danh mục Giao dịch Hàng hoá cơ bản đã đã cung cấp thông tin hữu ích đến các nhà đầu tư.
SACT kính chúc Nhà đầu tư thành công!