Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

320 Trịnh Đình Cửu, Hoàng Mai, Hà Nội

Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì – 5 loại hợp đồng hoán đổi hàng hóa cần biết


Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là một công cụ tài chính không còn quá xa lạ gì với các nhà đầu tư trên thị trường phái sinh. Đây là công cụ để phòng ngừa các rủi ro do biến động giá hàng hóa. Vậy hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì, rủi ro mà nó đem lại ra sao? Bài viết dưới đây của SACT sẽ giải thích chi tiết cho bạn!

Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì?

Khái niệm hợp đồng hoán đổi hàng hóa

Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (Commodity Swap) về bản chất là một thỏa thuận tài chính phái sinh giữa hai bên. Theo đó, các bên cam kết trao đổi các dòng tiền với nhau trong một thời hạn xác địnhdựa trên giá của một loại hàng hóa cơ sở cụ thể (ví dụ: dầu thô, cà phê, kim loại). Các bên trong hợp đồng sẽ thống nhất về việc thanh toán một khoản lợi ích vật chất theo định kỳ, hoặc trao đổi các nguồn tiền trong tương lai theo một phương thức đã được định sẵn.

Mục đích chính và phổ biến nhất của hợp đồng hoán đổi hàng hóa là để phòng ngừa rủi ro do biến động giá của hàng hóa trên thị trường, giúp các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hoặc các nhà đầu tư ổn định chi phí đầu vào hoặc giá bán đầu ra. Công cụ này đã được giao dịch phổ biến trên thị trường OTC (Over-the-Counter – thị trường phi tập trung) từ giữa những năm 1970.

Thông qua hợp đồng hoán đổi, các bên có thể quản lý rủi ro giá mà không nhất thiết phải thực hiện giao nhận hàng hóa vật chất. Thay vào đó, các khoản thanh toán thường được thực hiện bằng tiền mặt, dựa trên sự chênh lệch giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường tham chiếu của hàng hóa tại các thời điểm xác định.

Một bên tham gia (ví dụ: người tiêu dùng hàng hóa) có thể muốn cố định mức giá mua và sẵn sàng trả một mức giá cố định cho đối tác (thường là một tổ chức tài chính). Đổi lại, họ sẽ nhận được các khoản thanh toán dựa trên giá thị trường thả nổi của hàng hóa đó. Ngược lại, một nhà sản xuất có thể muốn đảm bảo một mức giá bán cố định và sẽ nhận các khoản thanh toán cố định, đồng thời trả cho đối tác các khoản thanh toán dựa trên giá thị trường.

hop-dong-hoan-doi-hang-hoa
Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì

Cấu trúc của hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì, thì tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp theo về cấu trúc của một hợp đồng hoán đổi hàng hóa để có thể hiểu sâu hơn về nó nhé!

Nhánh thả nổi của hợp đồng hoán đổi hàng hóa do người tiêu dùng loại hàng hóa này, hoặc là những tổ chức muốn có một mức giá cố định cho loại hàng hóa đó nắm giữ. Còn nhánh cố định thì do nhà sản xuất nắm giữ, họ là những người muốn thanh toán theo một tỉ lệ thả nổi dựa vào giá thị trường của hàng hóa cơ sở.

Kết quả cuối cùng là người tiêu dùng hàng hóa sẽ có được một mức giá cam kết cố định trong một khoản thời gian nhất định. Nhà sản xuất thì nắm giữ vị thế phòng vệ giá, tránh việc giá hàng hóa bị giảm trong cùng thời gian đó.

Dù giao dịch hàng hóa thật cũng có thể được quy định trong hợp đồng, nhưng thông thường thì hợp đồng hoán đổi hàng hóa được thanh toán bằng tiền mặt.

Phân loại hợp đồng hoán đổi

Tiếp theo của khái niệm và cấu trúc của hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì, SACT sẽ giải đáp thêm các loại hợp đồng hoán đổi hàng hóa để mọi người có thể hiểu rõ hơn về hợp đồng này và có thể tiến gần hơn đối với con đường đầu tư

Các loại hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính. Như rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về giá cổ phiếu. Để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ.

Có 5 loại hợp đồng hoán đổi được nhiều nhà đầu tư sử dụng phổ biến. Đó là:

1. Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (Commodity swap contract):

Là thỏa thuận mà giá giao ngay của hàng hoá (giá thả nổi) được trao đổi lấy giá cố định trong một khoảng thời gian xác định.

  • Người sử dụng hàng hóa đảm bảo mức giá tối đa, đảm bảo trả cho tổ chức tài chính một mức giá cố định. Đổi lại người sử dụng sẽ nhận được những khoản thanh toán dựa trên giá cả thị trường cho những hàng hóa liên quan.
  • Người sản xuất muốn cố định mức thu nhập và đồng ý trả giá thị trường cho tổ chức tài chính. Đổi lại, họ sẽ nhận những khoản thanh toán cố định cho hàng hóa.

2. Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit swap contract)

Đây là công cụ hữu ích nhằm bảo hiểm cho những tài sản mang tính rủi ro. Bên mua hợp đồng chuyển rủi ro vỡ nợ (default risk) tới công ty bảo hiểm. Hoặc nhà phát hành hợp đồng hoán đổi hàng hóa bằng khoản phí bảo hiểm.

3. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency swap contract)

Đây là một hợp đồng về trao đổi ngoại tệ. Theo đó, hai bên sẽ trao đổi khoản tiền gốc và lãi cố định của một khoản vay để lấy một khoản tiền gốc và lãi cố định tương đương một khoản vay của một đồng tiền khác.

Nói cách khác, hai bên sẽ trao đổi một khoản tiền danh nghĩa với nhau để được tiếp cận với nguồn tiền mỗi bên mong muốn.

4. Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest rate swap contract)

Là một hợp đồng phái sinh mà theo đó một bên trao đổi dòng lãi suất để lấy dòng tiền mặt của một bên khác. Loại hợp đồng này thường được các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và các nhà đầu tư.sử dụng để quản lý rủi ro tài sản hoặc nợ (cả cố định và thả nổi), hay để đầu cơ và kiếm lợi từ sự thay đổi lãi suất.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất thông dụng nhất là khi một bên (gọi là bên cố định) trả một mức lãi suất cố định (được gọi là tỷ lệ hoán đổi) cho bên kia (gọi là bên thay đổi), đồng thời nhận lại một lãi suất thả nổi (thường dựa trên lãi suất tham chiếu như LIBOR). Trong trường hợp này:

  • Bên A trả lãi suất cố định cho bên B và nhận lại lãi suất thay đổi.
  • Bên B trả lãi suất cố định cho bên A và nhận lại lãi suất thay đổi.

5. Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn (Equity swap contract)

Là hợp đồng mà tổ hợp các dòng tiền được thỏa thuận trao đổi giữa hai bên. Ngày trao đổi hợp đồng sẽ được xác định trong tương lai. Hai dòng tiền thường được đề cập như là những vế của hợp đồng Swap.

Một trong hai vế thường gắn với một lãi suất thả nổi như LIBOR. Vế này được xem như là vế nổi. Còn lại dựa trên kết quả của một cổ phiếu hoặc một chỉ số thị trường. Vế này được xem như là vế cổ phiếu. Những hợp đồng loại này gồm một bế lãi suất thả nổi đối với vế cổ phiếu. Mặc dù một số loại hợp đồng tồn tại với hai vế cổ phiếu.

Các đặc điểm nổi  của hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì?

Sau khi đã hiểu hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì và các loại phổ biến, chúng ta cùng đi sâu vào những đặc điểm riêng biệt của loại hợp đồng này:

  • Bản chất là một thỏa thuận pháp lý: Hợp đồng hoán đổi xác lập các quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các bên tham gia, dựa trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng.

  • Không yêu cầu giao nhận vật chất (thường là vậy): Điểm khác biệt quan trọng so với nhiều giao dịch hàng hóa truyền thống là các bên thường không giao nhận hàng hóa thực tế. Thay vào đó, họ chỉ thanh toán cho nhau khoản chênh lệch ròng giữa giá cố định và giá thả nổi của lượng hàng hóa danh nghĩa. Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển, lưu kho.

  • Tính linh hoạt và tùy chỉnh cao: Do chủ yếu được giao dịch trên thị trường OTC (Over-the-Counter), các điều khoản của hợp đồng hoán đổi hàng hóa có thể tùy chỉnh cao để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng bên về loại hàng hóa, khối lượng, thời hạn, ngày thanh toán và giá tham chiếu. Điều này mang lại lợi thế lớn so với các hợp đồng tương lai tiêu chuẩn hóa trên sàn.

  • Không yêu cầu ký quỹ ban đầu lớn (thường là vậy): Khác với hợp đồng tương lai, giá trị ban đầu của hợp đồng hoán đổi thường bằng không, và các bên không nhất thiết phải ký quỹ toàn bộ giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, yêu cầu về tài sản đảm bảo có thể phát sinh tùy thuộc vào thỏa thuận và rủi ro tín dụng của đối tác.

  • Rủi ro đối tác (Counterparty risk): Vì là các thỏa thuận song phương trên thị trường OTC, một rủi ro cố hữu là rủi ro đối tác – khả năng một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Việc lựa chọn đối tác uy tín là rất quan trọng.

  • Yêu cầu hiểu biết chuyên sâu: Để sử dụng hiệu quả và quản lý rủi ro liên quan đến hợp đồng hoán đổi hàng hóa, nhà đầu tư và doanh nghiệp yêu cầu hiểu biết chuyên sâu về thị trường hàng hóa, cơ chế hoạt động của công cụ phái sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả.

  • Tính thanh khoản có thể thấp hơn: So với các hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch tập trung trên sàn, tính thanh khoản của hợp đồng hoán đổi hàng hóa trên thị trường OTC có thể thấp hơn, việc tìm kiếm đối tác để đảo ngược vị thế hoặc thoát khỏi hợp đồng trước hạn có thể khó khăn hơn.

Ba chủ thể chính thường tham gia thị trường hoán đổi bao gồm: người dùng cuối (doanh nghiệp sản xuất, tiêu dùng hàng hóa), các định chế tài chính trung gian (ngân hàng đầu tư, nhà tạo lập thị trường) và nhà giao dịch tự doanh.

hop-dong-hoan-doi-hang-hoa

Đặc điểm hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì

Một số lưu ý về hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì

Mặc dù là một công cụ hiệu quả để phòng ngừa rủi ro, nhà đầu tư và doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau để tối đa hóa lợi ích và hạn chế thua lỗ khi tìm hiểu hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì và cách thức giao dịch:

  • Ngày thanh toán và kỳ thanh toán: Thời điểm các bên tham gia hợp đồng tiến hành thanh toán các dòng tiền được gọi là ngày thanh toán. Khoảng cách giữa các ngày thanh toán được gọi là kỳ thanh toán, và cần được xác định rõ trong hợp đồng.

  • Nguyên tắc bù trừ ròng (Netting): Thông thường, các bên sẽ thỏa thuận chỉ trao đổi khoản chênh lệch ròng giữa hai dòng tiền thay vì mỗi bên chuyển toàn bộ số tiền cho nhau. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro thanh toán và chi phí giao dịch.

  • Loại tiền tệ thanh toán: Trừ trường hợp hợp đồng hoán đổi tiền tệ, các dòng tiền thanh toán trong hợp đồng hoán đổi hàng hóa thường được định giá bằng cùng một loại tiền tệ để thuận tiện cho việc bù trừ.

  • Hạn chế giao nhận vật chất: Như đã nhấn mạnh, hợp đồng hoán đổi hàng hóa chủ yếu trao đổi bằng tiền mặt và rất hiếm khi phát sinh yêu cầu chuyển giao tài sản cơ sở bằng vật chất, trừ khi có điều khoản đặc biệt.

  • Đánh giá rủi ro đối tác: Cần cẩn trọng đánh giá uy tín và khả năng tài chính của đối tác trước khi ký kết hợp đồng, đặc biệt với các thỏa thuận dài hạn trên thị trường OTC.

  • Hiểu rõ điều khoản hợp đồng: Do tính chất có thể tùy chỉnh cao, cần đọc kỹ và hiểu rõ mọi điều khoản, bao gồm cách xác định giá thả nổi, các sự kiện có thể dẫn đến chấm dứt hợp đồng sớm và cơ chế xử lý tranh chấp. Việc này yêu cầu hiểu biết chuyên sâu hoặc sự tư vấn từ các chuyên gia.

  • Chiến lược phòng ngừa rủi ro phù hợp: Xác định rõ mục tiêu phòng ngừa rủi ro để lựa chọn cấu trúc hợp đồng phù hợp. SACT luôn sẵn sàng tư vấn cho quý khách hàng xây dựng chiến lược phòng ngừa rủi ro giá hiệu quả thông qua các công cụ phái sinh hàng hóa.

Khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì

Nhiều nhà đầu tư thường phân vân giữa hợp đồng hoán đổi hàng hóa và hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) khi tìm kiếm giải pháp quản lý rủi ro giá. Vậy điểm khác biệt chính giữa hai công cụ này là gì?

Hợp đồng hoán đổi hàng hóa Hợp đồng kỳ hạn
Là thỏa thuận trao đổi các dòng tiền định kỳ dựa trên biến động giá hàng hóa trong một thời hạn xác định. Là thỏa thuận mua hoặc bán một lượng hàng hóa nhất định tại một thời điểm cụ thể trong tương lai, với giá được xác định trước ngay tại thời điểm ký hợp đồng.
Thường không có giao dịch thực tế hàng hóa, chủ yếu thanh toán chênh lệch bằng tiền mặt. Có thể yêu cầu giao nhận hàng hóa vật chất hoặc thanh toán bằng tiền mặt, tùy thuộc vào thỏa thuận.
Thường được giao dịch trên thị trường OTC, có thể tùy chỉnh cao theo nhu cầu các bên. Cũng chủ yếu giao dịch trên thị trường OTC và có tính tùy chỉnh, nhưng thường tập trung vào một giao dịch mua/bán duy nhất trong tương lai.
Liên quan đến nhiều kỳ thanh toán trong suốt thời hạn hợp đồng. Thường chỉ có một ngày thanh toán/giao hàng vào cuối kỳ hạn hợp đồng.
Rủi ro đối tác kéo dài suốt thời hạn hợp đồng do có nhiều kỳ thanh toán. Rủi ro đối tác tập trung vào thời điểm đáo hạn.
Tính thanh khoản có thể thấp hơn** do tính tùy chỉnh cao và thị trường OTC. Tính thanh khoản cũng phụ thuộc vào thị trường OTC, nhưng có thể dễ tìm đối tác hơn cho các kỳ hạn và loại hàng hóa phổ biến.

Kết luận

Qua những phân tích chi tiết trên, hy vọng quý nhà đầu tư và doanh nghiệp đã có cái nhìn rõ ràng hơn về hợp đồng hoán đổi hàng hóa là gì, cũng như cách thức hoạt động, các đặc điểm, lợi ích và những lưu ý quan trọng. Đây thực sự là một công cụ tài chính phái sinh hữu ích, cho phép các bên trao đổi dòng tiền dựa trên giá hàng hóa trong một thời hạn xác định nhằm phòng ngừa rủi ro hiệu quả, đặc biệt khi các điều khoản có thể tùy chỉnh cao và không yêu cầu giao nhận vật chất phức tạp. Tại SACT, chúng tôi không chỉ cung cấp kiến thức đầu tư cơ bản, phân tích thị trường hàng ngày mà còn chuyên sâu tư vấn chiến lược phòng ngừa rủi ro giá, giúp nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp đưa ra quyết định tối ưu.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về hợp đồng hoán đổi hàng hóa, hợp đồng tương lai, quyền chọn, hoặc muốn mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh qua nền tảng SACT TradingPro, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ chuyên gia của SACT. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: 320 Trịnh Đình Cửu, Hoàng Mai, Hà Nội

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM