Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

‘Ngoại giao cây tre’ của Việt Nam chuyển sang giai đoạn cao hơn


Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Australia hôm thứ Năm, trong thành công mới nhất của “ngoại giao cây tre” sau khi tăng cường quan hệ vào năm ngoái với các cường quốc hàng đầu thế giới. Sau một loạt thỏa thuận trong những tháng gần đây, các đối tác hàng đầu của Việt Nam hiện bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nga.

Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc hồi tháng 12 đã nhất trí xây dựng một cộng đồng “Chia sẻ tương lai chung” trong chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai nước đã ký 36 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực như hạ tầng giao thông, thương mại, an ninh, kinh tế số và tuyên bố chung với nhiều cam kết sâu rộng.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập khẩu quan trọng cho lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, nhưng cả hai quốc nhiều năm bị lôi kéo vào các tranh chấp ở Biển Đông. Căng thẳng gần đây đã giảm bớt phần nào khi sự chú ý của Bắc Kinh tập trung vào một bên tranh chấp khác ở vùng biển này là Philippines.

Hoa Kỳ

Vào tháng 9, Việt Nam và Hoa Kỳ đã nâng mối quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, cấp cao nhất trong xếp hạng của Việt Nam, đồng thời công bố hợp tác chặt chẽ hơn về chất bán dẫn và khoáng sản quan trọng trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Hoa Kỳ, nước nhập khẩu hàng hóa hàng đầu của Việt Nam, đã thúc đẩy việc nâng cấp như một phần trong chiến lược của mình nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận liên tục vào chuỗi cung ứng toàn cầu và kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản vào tháng 11 đã nâng cấp quan hệ lên cấp cao nhất của Việt Nam trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới Tokyo, đồng ý tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế.Các công ty đa quốc gia của Nhật Bản, trong đó có Canon, Honda, Panasonic và Bridgestone là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.

Hàn Quốc

Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 12 năm 2022 trong chuyến thăm Seoul của Chủ tịch nước Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn Xuân Phúc, tập trung vào thương mại, đầu tư, quốc phòng và an ninh.

Hàn Quốc là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, với Samsung Electronics là với nhà máy lắp ráp điện thoại lớn nhất của Samsung đặt tại Thái Nguyên.

Vatican

Năm 2023 đánh dấu bước ngoặt tích cực trong quan hệ giữa Việt Nam và Vatican. Tháng 7/2023, trong chuyến thăm Vatican, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Giáo hoàng Francis đã công bố việc hai bên thống nhất Quy chế hoạt động của Đại diện Thường trú và Văn phòng Đại diện Thường trú của Tòa thánh Vatican ở Việt Nam.

Quan hệ Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican là mối quan hệ tương đối đặc biệt. Tòa thánh Vatican vừa là quốc gia độc lập, đồng thời là tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng Công giáo trên thế giới, trong đó có Công giáo ở Việt Nam với hơn 7 triệu tín đồ. Việt Nam đã cắt đứt quan hệ với Vatican sau khi đất nước thống nhất vào cuối Chiến tranh Việt Nam năm 1975. Các cuộc đàm phán để bổ nhiệm đại diện Giáo hoàng đã bắt đầu vào năm 2009.

Australia

Việt Nam ngày 7/3/2024 cho biết quan hệ Việt Nam và Australia đã được nâng lên mức đối tác chiến lược toàn diện. Mối quan hệ đối tác này sẽ hỗ trợ mở rộng hợp tác trong một loạt vấn đề, bao gồm khí hậu, môi trường và năng lượng, quốc phòng và an ninh, cũng như hợp tác kinh tế và giáo dục. Hai bên đã trao đổi 12 văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực bao gồm năng lượng, khoáng sản, nông nghiệp, ngân hàng và tài chính.

Trung tâm giao thương

Việt Nam là thành viên của liên minh kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và có các thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Anh, Chile và Hàn Quốc. Vào tháng 7, nước ta đã thêm Israel vào danh sách các đối tác thương mại tự do.

Việt Nam cũng là thành viên của các hiệp định thương mại rộng hơn, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), bao gồm Canada, Australia và Mexico, và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản.

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM