Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

ĐĂNG NHẬP ĐĂNG KÝ

3 lí do khiến giá Dầu thô tăng cao trên toàn cầu




Giá dầu thế giới thời gian gần đây đã tăng trở lại ngưỡng của những ngày đầu nổ ra cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Nhiều chuyên gia cho rằng khó có khả năng cơn sốt giá dầu này sớm hạ nhiệt …

dầu thô

Tuần trước, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London – giá tham chiếu của thị trường dầu lửa toàn cầu, có lúc vượt 124 USD/thùng, mức cao nhất kể từ đầu tháng 3. Động lực tăng giá mới nhất của “vàng đen” là việc Liên minh châu Âu (EU) vào tuần trước tuyên bố đến cuối năm nay sẽ cắt giảm 90% nhập khẩu dầu từ Nga.

Cuối tuần, giá vàng giảm về ngưỡng 120 USD/thùng sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tuyên bố nâng tốc độ tăng sản lượng. Tuy nhiên, mức tăng sản lượng mà OPEC và các nước đồng minh, thường gọi là nhóm OPEC+ đưa ra, được đánh giá là không đủ để giải toả “cơn đau ví” của người tiêu dùng mỗi khi đến trạm bơm xăng, hay để kiềm chế đà leo thang của lạm phát trên phạm vi toàn cầu. Giới phân tích cho rằng, với lệnh cấm vận dầu Nga của EU và sự phục hồi nhu cầu ở Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới – giá dầu sẽ còn duy trì ở mức cao.

Chuyên gia Matt Smith của công ty phân tích Kpler nói rằng “giá dầu ở mức ba con số” nhiều khả năng sẽ tiếp tục hiện diện trong một thời gian dài. “Nếu nhu cầu của Trung Quốc tăng mạnh trở lại sau đợt phong toả vừa rồi và sản lượng dầu của Nga tiếp tục giảm, thì không thể loại trừ khả năng giá dầu tái lập mức đỉnh 139 USD/thùng thiết lập hồi đầu năm”, ông Smith phát biểu.

Châu Âu lên kế hoạch ngừng nhập khẩu dầu của Nga

Ngay cả khi lạm phát tăng vọt và tăng trưởng trì trệ đang làm khiến bóng ma suy thoái quay trở lại, nhu cầu dầu trên toàn cầu khó có thể giảm đủ để hạ nhiệt giá như năm 2008.

Smith cho hay: “Điều đáng lo ngại nhất ở thời điểm này là nguyên nhân đến từ phía cung. Ngay cả khi trong trường hợp suy thoái xảy ra, thì mức giá nhìn chung vẫn chưa hạ nhiệt.”

EU hôm thứ Sáu đã chính thức thông qua lệnh cấm vận dầu mỏ, một phần của gói trừng phạt thứ 6 áp đặt với Moscow. Hầu hết các quốc gia của khối này sẽ dần loại bỏ dầu Nga trong 6 tháng và 8 tháng với tất cả các sản phẩm dầu khác.

Smith cho biết, hiện tại, EU có khả năng sẽ tiếp tục mua một số lượng dầu của Nga nhưng đã tìm kiếm nguồn cung thay thế.

r, lượng nhập khẩu dầu thô từ Angola của EU đã tăng gấp 3 lần kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu diễn ra, trong khi khối lượng từ Brazil và Iraq lần lượt tăng 50% và 40%.

Roslan Khasawneh – nhà phân tích cấp cao về nhiên liệu tại công ty dữ liệu năng lượng Vortexa, cho biết, việc tìm kiếm nguồn cung từ những địa điểm xa hơn sẽ khiến giá dầu vẫn ở mức cao. Ông nói: “Tác động trực tiếp của việc này là cước vận chuyển tăng cao do các chuyến đi dài hơn và đẩy giá dầu lên cao.”

Các chính phủ có thể đưa ra một số biện pháp để hạ nhiệt giá dầu, bao gồm cung cấp trợ cấp giá nhiên liệu và giới hạn giá bán ra thị trường. Tuy nhiên, “viên đạn bạc” mà thế giới thực sự cần đó là tăng mạnh nguồn cung lại là điều khó xảy ra.

EU cấm vận Nga

Không đáp ứng đủ nguồn cung

Năm ngoái, Nga chiếm 14% tổng nguồn cung dầu toàn cầu – theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã tạo ra một sự thâm hụt lớn về nguồn cung trên thị trường. Sản lượng khai thác dầu của Nga mất gần 1 triệu thùng/ngày trong tháng 4 và sự sụt giảm này có thể lên tới 3 triệu thùng/ngày trong nửa sau của năm 2022 – theo IEA.

Hôm thứ Năm, OPEC+ nhất trí bơm thêm 648.000 thùng dầu mỗi ngày trong tháng 7 và tháng 8, nhiều hơn trên 300.000 thùng/ngày so với dự kiến ban đầu. Thoả thuận sản lượng này bao gồm Nga, trong khi sản lượng dầu của Nga trên thực tế đang tụt dốc.

IEA dự báo rằng sản lượng dầu toàn cầu, không bao gồm Nga, sẽ tăng thêm 3 triệu thùng/ngày trong thời gian còn lại của năm nay, theo đó cân bằng ảnh hưởng của lệnh trừng phạt đối với sản lượng dầu của Nga. Tuy nhiên, ông Smith cho rằng đây là điều khó đạt được.

Vị chuyên gia nói rằng ngay từ trước khi xảy ra chiến tranh, các nước sản xuất dầu đã cắt giảm đầu tư vào các dự án khoan tìm và khai thác dầu khí, trong nỗ lực dịch chuyển sang các nguồn năng lượng tái sinh. Bản thân OPEC cũng có những giới hạn không thể vượt qua.

“OPEC+ vốn dĩ đang chật vật với việc thực thi đúng mức hạn ngạch sản lượng đề ra, vì sản lượng của nhiều nước không đạt mức được phân bổ. Ngay cả những thành viên chủ chốt của OPEC như Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Kuwait cũng xuất khẩu khối lượng dầu trong tháng 5 ít hơn nhiều so với tháng 4”, ông Smith nói.

Chiến lược gia Giovanni Staunovo của ngân hàng dầu tư UBS nhận định “nhiều nước thành viên OPEC+ đã chạm tới giới hạn công suất khai thác dầu. Điều này có nghĩa là mức tăng sản lượng thực tế có thể chỉ bằng một nửa so với mục tiêu đề ra”, ông nói.

Nhu cầu tiêu thụ gia tăng mạnh

Các thành phố lớn của Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải và Bắc Kinh, đã trong tình trạng phong tỏa suốt nhiều tháng qua, làm hạn chế nhu cầu của nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu rút dần các hạn chế, nhu cầu tăng trở lại có thể kéo giá dầu lên cao.

Trung Quốc có thể tăng cường nhập khẩu dầu Nga, khi dầu Urals đang được bán với giá thấp hơn 34 USD/thùng so với dầu Brent.

Vortexa ước tính Trung Quốc đã nhập 1,1 triệu thùng dầu/ngày từ Nga trong tháng 5/2022, tăng khoảng 37% so với mức trung bình của cùng kỳ năm 2021.

Trong khi đó, nhà phân tích Smith của Kpler cho biết nhu cầu của Trung Quốc sẽ không “tăng vọt” do các lệnh hạn chế chỉ được dỡ bỏ từ từ.

Nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ cũng không giảm nhiều, bất chấp giá hiện ở mức kỷ lục.

Tuần trước, lượng xăng bán ra tại các trạm xăng của Mỹ chỉ giảm khoảng 5% so với tuần trước đó. Giá xăng tại đây đã tăng hơn 50% trong một năm qua, lên 4,6 USD/gallon (1 gallon =3,78 lít) cuối tháng trước.

Trung Quốc phong tỏa

BẢNG GIÁ HÀNG HÓA PHÁI SINH

Viết một bình luận

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Hướng dẫn

Thông tin tài khoản

Hướng dẫn nạp tiền

Hướng dẫn rút tiền

Hướng dẫn giao dịch

Bảng phí giao dịch

Danh mục sản phẩm

Mức ký quỹ

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM