FED tăng lãi suất là điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất trong khoảng thời gian gần đây. Thế nhưng FED là gi? Họ là ai? Tại sao mỗi khi họ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thì những nhà đầu tư lại phải chú ý đến như vậy? Hôm nay, hãy cùng SACT tìm hiểu về FED, họ là ai mà tại sao lại được quan tâm đến như vậy nhé!
FED là gì? BÍ ẨN VỀ FED – CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KỲ
Một trong những thể chế tài chính luôn bí ẩn và quyền lực bậc nhất thế giới, đó là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED). Tổng thống Woodrow Wilson, người ký dự luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ từng cay đắng thừa nhận: “Tôi là người bất hạnh nhất. Tôi đã vô ý hủy hoại đất nước mình. Quốc gia công nghiệp vĩ đại này bị khống chế bởi chính hệ thống tín dụng của nó… Vì thế sự phát triển của cả quốc gia và mọi hoạt động kinh tế của chúng ta đều nằm trong tay của một số ít người”…
Nguyên nhân vì sao Tổng thống Wilson trước khi qua đời lại day dứt đến như vậy? Phải chăng vẫn còn những bí ẩn đằng sau Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System-FED) mà chúng ta chưa hiểu hết? Có sự xung đột nào về quyền lợi giữa FED và chính phủ Mỹ chăng?
Thực tế thì, trong lịch sử nền tài chính thế giới, dường như đồng thời với sự xuất hiện của tư bản tài chính quốc tế thì hầu như mỗi biến cố chính trị, những bùng nổ khủng hoảng kinh tế, những sự khống chế về lưu thông và phân phối của cải trên thế giới… đều có bóng dáng của FED phía hậu trường.
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP FED – FEDERAL RESERVE SYSTEM
“Hãy cho phép ta phát hành và kiểm soát tiền tệ của một quốc gia, và ta sẽ không quan tâm ai là người làm ra luật pháp.”
– Mayer Rothschild –
Lịch sử đã chứng tỏ câu nói ấy rất đúng. Như nước Mỹ chẳng hạn, sự thật thì “người quyền lực nhất” ở Mỹ chưa hẳn là Tổng thống – người đứng đầu chính phủ. Tổng thống Mỹ “được cho là người nắm quyền lực tối cao” ở Mỹ mà thôi, vẫn có những “lĩnh vực đen” mà các đời Tổng thống Mỹ không dám chạm tới. Ví dụ như: một là quyền buôn bán, phát triển vũ khí (do NRA nắm giữ), và hai là quyền in và kiểm soát đồng đô la Mỹ (FED).
Nói thêm cho những ai chưa biết, FED – Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System ) là ngân hàng trung ương của Mỹ, là cơ quan duy nhất có quyền in USD.
Năm 1861 trở về trước, chính phủ Mỹ là con nợ của dòng tộc Rotschild, khi ấy nắm toàn quyền về việc in và phát hành tiền Dollar. Do sự áp đặt lãi suất quá cao, Abraham Lincoln khi đó đã cho phép chính phủ Mỹ tự in tiền, đụng chạm quá sâu vào lợi ích của giới tài phiệt.
Thật tình cờ và bất ngờ, chỉ sau vài năm sắc lệnh đã ký, năm 1865, Abraham Lincoln bị ám sát.
Thời bấy giờ, gia tộc Rothschild đã trở thành biểu tượng của sự hoang phí và giàu có bậc nhất thế giới. Gia tộc gốc Do Thái này cũng nổi tiếng với những bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật, những cung điện hay những hoạt động từ thiện. Vào cuối thế kỉ XIX, gia tộc Rothschild đã sở hữu và xây dựng với ước tính ít nhất là hơn 41 cung điện với quy mô đầy lãng phí, sang trọng chưa từng có ( hơn cả những gia tộc hoàng gia giàu có nhất). Thậm chí, năm 1909, thủ tướng chính phủ Anh Lloyd George đã xác nhận rằng Ngài Nathan Rothschild là người đàn ông quyền lực nhất tại Anh.
Tuy nhiên, biến cố đã xảy ra vào năm 1901, do ảnh hưởng nhiều đời từ hệ thống hôn nhân cận huyết, dòng chính của gia tộc Rothschild đã gặp khủng hoảng nghiêm trọng khi không có thế hệ nam nối dõi, vậy là gia tộc tại trụ sở chính Frankfurt phải đóng cửa sau hơn một thế kỷ kinh doanh.
Chớp được thời cơ, sau năm 1901, chính phủ Mỹ đã cố gắng nỗ lực để có thể giành trở về việc khống chế quyền in USD.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, nền kinh tế Mỹ chịu nhiều đe dọa từ những yếu kém của hệ thống tài chính, dẫn đến những thất bại trong hệ thống ngân hàng và hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản. Thời điểm tháng 10/1907, khoảng một nửa các khoản tiền gửi ngân hàng ở New York đều bị các công ty đầu tư ủy thác gán nợ với lãi suất cao để đầu tư vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu có độ rủi ro cao, thị trường tài chính rơi vào trạng thái đầu cơ tột độ. Cao trào là khi có tin đồn Công ty Kinkerbocker Trust – công ty ủy thác lớn thứ ba nước Mỹ có nguy cơ phá sản thì khủng hoảng niềm tin lan rộng và cuộc chạy đua rút tiền gửi, bán tháo cổ phiếu xảy ra.
Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng 1907 đã thôi thúc Quốc hội Mỹ phải thành lập ngay một Ủy ban Tiền tệ quốc gia, đồng thời đã đưa ra những đề nghị thiết lập một thể chế có thể giúp ngăn ngừa và chống đỡ được những rủi ro trong lĩnh vực tài chính.
Tuy nhiên, cùng với sự vươn lên của gia tộc Rockefeller – đế chế dầu mỏ và vua thép J.P.Morgan, những nhà tài phiệt hàng đầu của Mỹ đã ngồi lại với nhau để cùng xây nên một đế chế tài chính hùng mạnh nhằm thao túng nền kinh tế – tài chính của Mỹ.
Vào đêm ngày 22/11/1910, nhóm 7 nhân vật sừng sỏ gồm thượng nghị sĩ Nelson Aldrich, Chủ tịch Ủy ban Tiền tệ quốc gia và là ông ngoại của Nelson Rockefeller cùng với 6 thành viên khác gồm A. Piatt Andrew, trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ Frank Vanderlip, Chủ tịch National City Bank Henry P. Davison, cổ đông cao cấp của Công ty J.P Morgan Charles D. Norton, Chủ tịch First National Bank Benjamin Strong, trợ lý của J.P Morgan và Paul Warburg, một ông trùm về ngân hàng gốc Do Thái đến từ Đức. Tất cả bọn họ đã có một cuộc họp kín tại đảo Jekyll.
Nói thêm một chút, 7 nhân vật sừng sỏ này đã thống nhất là phải thực hiện chuyến đi một cách thật bí mật, hiển nhiên việc “gặp gỡ nhau tại sân ga” phải “hết sức tình cờ”. Cụ thể là họ được yêu cầu đến sân ga cùng một thời điểm, không gặp gỡ nhau trước cái đêm ấy, và phải giả như không biết nhau. Chỉ thị đưa ra là bằng mọi giá phải tránh được tai mắt phóng viên, bởi họ là những người nổi tiếng, dĩ nhiên những người nổi tiếng khi gặp phải phóng viên thì sẽ bị ngập trong rất nhiều câu hỏi và sự đeo bám.
Khá hài hước là trường hợp của Paul Warburg, một cao thủ về lĩnh vực ngân hàng, là một trong số những người đàn ông phải mang súng săn theo người ngày hôm ấy giả vờ như mình đi săn mặc dù ông ta chưa một lần sờ vào súng và khẩu súng mang theo mình chỉ là đồ đi mượn. Tất cả mục đích chỉ là để che mắt thiên hạ và báo giới.
Những thông tin trên đã đủ để tạo nên một câu chuyện mang màu sắc kỳ bí. Chiếc xe riêng của Aldrich đã đợi sẵn ngoài sân ga Brunswick, Georgia và đưa cả đoàn người đi trong bóng tối mịt mùng của Hoboken đến với đảo Jekyll. Vài năm trước đó, một hội gồm toàn những triệu phú dẫn đầu là JP Morgan đã trả tiền mà mua đứt hòn đảo này ở bang Georgia để làm nơi nghỉ đông. Họ đặt tên là “Hội Săn bắn đảo Jekyll”. Đảo Jekyll lúc này được chọn là nơi để phác họa nên kế hoạch kiểm soát tiền tệ và tín dụng của người dân Mỹ, không phải chỉ bởi sự hoàn toàn cô lập của nó, mà còn là vì nó là quyền lợi cá nhân của những người tham gia phác thảo kế hoạch đó.
Với bản “dự luật” được hình thành trên đảo Jekyll, 7 nhân vật quan trọng của phố Wall tại thời điểm ấy đã bắt đầu chính thức nắm quyền khống chế đại bộ phận các ngành công nghiệp cơ bản cũng như nguồn vốn của Mỹ. Đầu mối trung tâm về vốn do họ tạo nên đang trở thành thế lực chủ yếu khống chế toàn bộ nước Mỹ và có ảnh hưởng to lớn đến cả thế giới sau này. Chính họ mới là những người thực sự điều khiển việc lập ra Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Sự phối hợp nhịp nhàng, bí mật giữa những người này với dòng họ Rothschild của châu Âu cuối cùng đã lập nên một phiên bản của Ngân hàng Anh quốc tại Mỹ.
Từ thời Tổng thống Jefferson đến nay, tên gọi của Ngân hàng Trung ương đều có dính dáng đến âm mưu của nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế Anh, vì thế Paul kiến nghị dùng tên “Cục Dự trữ liên bang” (Federal Reserve System) để che đậy tai mắt thiên hạ. Thế nhưng, Cục Dự trữ liên bang có đầy đủ mọi chức năng của một ngân hàng trung ương, và cũng giống như Ngân hàng Anh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được thiết kế theo kiểu tư nhân nắm giữ cổ phần, và ngân hàng sẽ thu được lợi ích rất lớn từ việc đó.
Nhằm che đậy bản chất thực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng như để trả lời cho câu hỏi ai là kẻ khống chế cơ quan này, Paul đã khéo léo đề xuất ý kiến cũng như tung hoả mù: “Quốc hội khống chế Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Chính phủ nắm giữ vai trò đại biểu trong hội đồng quản trị, nhưng đa số thành viên của Hội đồng quản trị là do Hiệp hội Ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp khống chế”.
Về sau trong phiên bản cuối cùng, Paul đã đổi thành “thành viên của hội đồng quản trị do tổng thống Mỹ bổ nhiệm”, thế nhưng chức năng chính xác của hội đồng quản trị sẽ do Hội đồng Tư vấn liên bang khống chế, và cùng với Hội đồng quản trị, Hội đồng Tư vấn liên bang sẽ định kỳ mở hội nghị “thảo luận” công việc. FED sẽ gồm có 12 “FED con” nằm ở các tiểu bang, bản chất mỗi “FED con” là ngân hàng thương mại tư nhân ở địa phương. Thành viên của Ủy ban Tư vấn liên bang sẽ do chủ tịch hội đồng quản trị của 12 nhà ngân hàng dự trữ liên bang quyết định. Điều này thực sự đã lấp liếm che đậy sự thật bên trong và che mắt được công chúng.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ về hình thức là của Chính phủ Mỹ, nhưng bản chất là của các nhà tài phiệt mà thôi. Sự lấp liếm và lách luật của nhóm dự thảo trên đảo Jekyll mà Paul Warburg là bộ óc tài tình chấp bút mới có thể thiết kế hoàn hảo đến như vậy! Rốt cuộc FED là tổ chức duy nhất được phép in tiền giấy đô la Mỹ. Chính phủ Mỹ chỉ được phép đúc tiền đồng từ giá trị 1 đôla hoặc nhỏ hơn. Mỗi lần FED in thêm tiền USD bao nhiêu thì Chính phủ Mỹ, hay nói cách khác là người dân Mỹ, phải nợ FED bấy nhiêu tiền. FED đã áp dụng một cơ chế có tên gọi Mandrake mà theo đó có thể phù phép biến nợ thành tiền. Mức lãi suất trên các khoản vay được coi như một kiểu cho vay nặng lãi được thể chế hóa bởi FED.
Sản phẩm của cơ chế này là sự mở rộng nguồn cung tiền tệ một cách giả tạo hay còn gọi là lạm phát. Như thế, người dân Mỹ đang gánh chịu một sự bất công lớn nhất thế giới, người dân đã bị chính phủ thế chấp tương lai của mình vào trong tay các nhà tài phiệt ngân hàng một cách vô thức, họ phải ra sức đóng thuế để chính phủ còn có tiền trả lãi cho FED. Hóa ra, lượng phát hành đôla càng lớn thì thuế má càng đè nặng trên vai người dân. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ tồn tại và tiếp diễn, vay nợ, vay nợ… cho đến ngày mà Chính phủ Mỹ trả hết nợ thì đồng đôla cũng… biến mất!
Rõ ràng việc FED phát hành ra tiền từ chỗ họ không có gì trong tay và thu được tiền lãi khổng lồ từ Chính phủ Mỹ là một trong những sự thật vô lý hằng ngày đang hiển hiện. Một điều quan trọng nữa là cũng chính từ “đạo luật Nelson Aldrich”, FED được quyền làm tăng hay giảm giá đồng Mỹ kim và các ngân hàng thương mại có quyền bơm tiền vào thị trường hay thu tiền vào lại ngân hàng một cách tự do. Như thế, giống như một trò ảo thuật, các ông trùm mới là người bày ra luật chơi thổi phồng cái bong bóng kinh tế hoặc chích quả bóng để tạo ra những cái gọi là”cuộc suy thoái chủ động”!
Một điều cần cân nhắc nữa là làm thế nào tìm ra nhân viên quản lý cho 12 ngân hàng địa phương trực thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Kinh nghiệm làm việc trong Quốc hội của Nelson Aldrich cuối cùng đã giúp ông tìm được giải pháp. Các nghị sĩ miền Trung Tây nước Mỹ thường tỏ rõ mối thù địch với Ngân hàng New York, để tránh mất kiểm soát thì Tổng thống phải là người đứng ra bổ nhiệm vị trí chủ tịch ngân hàng địa phương, và đó không phải là nhiệm vụ của Quốc hội. Nhưng điều này đã tạo nên một lỗ hổng pháp luật.
Điều 8 chương 1 của hiến pháp Mỹ quy định rõ rằng, Quốc hội chịu trách nhiệm phụ trách việc quản lý phát hành tiền tệ. Việc Cục Dự trữ Liên bang gạt Quốc hội ra ngoài rõ ràng đã vi hiến. Về sau, quả nhiên điểm này đã trở thành cái cớ để các nghị sĩ chĩa mũi dùi công kích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Với sự dàn xếp chu đáo, dự luật này sau đó được xuất hiện với hình thức mô phỏng theo sự phân quyền và cân bằng kiểm soát của Hiến pháp Mỹ. Tổng thống bổ nhiệm, Quốc hội thẩm duyệt, nhân sĩ độc lập nhậm chức chủ tịch Hội đồng quản trị, còn các nhà ngân hàng đảm nhận vị trí cố vấn.
Quả là một thiết kế hoàn hảo!
Và ngày 23/12/1913, Chính phủ dân cử của Mỹ cuối cùng đã bị quyền lực đồng tiền “lật đổ”. Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã ký thông qua hiệp ước thành lập “Federal Reserve Act”, và như thế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính thức ra đời .
Vậy là, chính đạo luật “Federal Reserve Act” hay người ta còn gọi là “Đạo luật Nelson Aldrich” mà Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson ký ngay trước ngày Thiên Chúa giáng sinh năm 1913 đã tước bỏ hoàn toàn chức năng in tiền giấy của Chính phủ Mỹ. Và sự thật là kể từ khi FED đoạt được quyền in tờ giấy bạc này, cứ bao nhiêu tờ tiền đôla xanh in ra là người dân Mỹ phải chịu nợ FED bấy nhiêu.
NHỮNG “NẠN NHÂN” CỦA FED
Trong lịch sử Hoa Kỳ đã từng có những đồng tiền “không vay mượn”, thực sự được phát hành bởi chính phủ. Quan trọng nhất và là loại tiền tệ hợp pháp đầu tiên được Chính phủ Mỹ phát hành dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln trong cuộc nội chiến giữa thế kỷ XIX chính là “Tiền xanh Lincoln” và “Chứng chỉ bạc trắng” (Silver Cerfiticate). Người ta còn gọi “Tiền xanh Lincoln” là “Giấy bạc Nhà nước Hoa Kỳ”. Nhưng kể từ sau khi Tổng thống Lincoln bị ám sát thì việc phát hành loại tiền này đã bị hạn chế, tổng lượng tiền phát hành bị hạn định trong khoảng 350.000.000 USD, thậm chí năm 1960 lượng đôla phát hành chỉ vỏn vẹn 1% tổng lượng tiền lưu thông của Mỹ.
Không cam lòng với sự lộng hành của FED, nhiều đời Tổng thống Mỹ khác sau A.Lincoln đã cố gắng giành lại quyền kiểm soát in tiền. Nhưng nghiệt ngã thay, số phận của John F. Kennedy sau này khi có ý định tước bỏ quyền lực của FED và lấy lại quyền tự in, phát hành đồng Dollar – cũng bi thảm tương tự Lincoln.
Ngày 4 tháng 6 năm 1963, F. Kennedy ký quyết định “Executive Order Number 11110” xóa bỏ hiệu lực của bộ luật “Executive Order Number 10289”, tức là việc in và phát hành tiền nằm trong tay chính phủ Mỹ, tước bỏ quyền lực của các ngân hàng lớn. Trong thời gian ngắn ngủi đó, tổng số tiền in ra ước tính khoảng 4 tỷ USD. Sự khác biệt của đồng USD dưới thời Kennedy được in ra và do FED nằm ở chỗ Phía trên của hàng chữ “THE UNITED STATES OF AMERICA”. (Đây là các tờ 2 USD và 5 USD mang dòng chữ “A banknote of the United States” thay vì là “A banknote of the Federal reserve” đã được in ra)
Kennedy đã làm điều này đúng luật và nằm trong quyền hạn của mình, trả lại quyền in tiền cho chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, các lãnh đạo FED lại không thích điều này, huống chi chính họ là thế lực ủng hộ Kennedy lên ghế tổng thống. Họ lo sợ tương lai Kennedy sẽ đẩy FED ra khỏi quyền in tiền.
Thế là 4 tỷ USD các tờ 2$ và 5$ ấy chưa kịp đưa ra lưu hành thì John F. Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963. Số tiền đó đã bị FED tiêu hủy và thay thế bằng tiền của FED in ra.
Tiếp theo F.Kennedy, Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ (1963-1969) là Lindon Johnson lên cầm quyền thì “Chứng chỉ bạc trắng” đã dần bị loại khỏi lưu thông. Kể từ đó, chẳng còn Tổng thống Mỹ nào dám thử tự in tiền nữa, cho dù sắc lệnh tổng thống No.11110 vẫn còn nguyên hiệu lực (bất kỳ ai lên thay Kennedy bãi bỏ sẽ trái luật).
Rốt cuộc, FED vẫn nắm chắc quyền in tiền và do đó, người thụ hưởng chính của nhu cầu toàn cầu tăng lên đối với đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang FED.
Khi chiến tranh tại Việt Nam làm tiêu tan vị thế của người kế nhiệm Kenedy là Tổng thống Lyndon Johnson, em trai của J.F.Kennedy – Bobby Kennedy chính là ứng viên sáng nhất cho cương vị Tổng thống kế tiếp của nước Mỹ. B.Kennedy đã tuyên bố sẽ kế tục những tâm nguyện còn dang dở của anh trai mình, đồng thời sẽ ‘đập tan CIA thành hàng nghìn mảnh.’
Quá đáng buồn khi Bobby Kennedy tiếp tục bị ám sát ngay vào buổi tối khi ông ta thắng cử chính thức trở thành ứng viên tổng thống cho đảng Dân Chủ tại California.
Khi 2 người con trai ưu tú của gia đình Kennedy đã vĩnh viễn nằm xuống, nhiều người cho rằng hy vọng để nước Mỹ trở thành một nước thực sự của tự do, dân chủ trên thế giới đã chết. Và kể từ khi J.F.Kennedy chết đi, giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh tại Việt Nam đã diễn ra. Các đời tổng thống kế tiếp của Mỹ chưa bao giờ can thiệp vào câu chuyện in tiền của FED, cũng như chưa từng hạn chế việc buôn bán vũ khí của NRA. Theo thời gian, hàng chục cuộc chiến tranh khác với hàng chục đất nước tan hoang và hàng chục triệu người chết cùng với bom đạn và những tờ đô la xanh của đế quốc Mỹ.
Ai đó nắm được quyền in tiền, sẽ kiểm soát được nền kinh tế, mà kiểm soát được nền kinh tế hầu như có thể kiểm soát được tất cả mọi thứ. Người ta hay nói “Tiền có thể mua được cả ma quỷ” chính là vì như vậy.
Tóm lại, FED được thành lập bởi những con người được cho là quyền lực bậc nhất tại nước Mỹ và giờ đây họ mới thực sự là bá chủ của nước Mỹ. Bất cứ ai động chạm đến quyền lợi của tổ chức này thì đều sẽ nhận về những kết cục bi thảm như những anh em nhà J.F Kenedy hay tổng thống Abraham Lincoln. Mọi hoạt động giao thương kinh tế trên thế giới đều liên thông với nhau, ai làm chủ nền kinh tế mạnh nhất thế giới có nghĩa là họ đang làm chủ dòng chảy kinh tế của toàn thế giới. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem giá trị của những đồng USD “tự in từ không khí” của FED có giá trị như nào, có những ai đang muốn “động chạm” tới quyền lợi của FED hay không, và tại sao FED tăng lãi suất lại quan trọng đến vậy. Hãy đón chờ phần 2 của SACT nhé!
Đọc tiếp phần 2 tại đây.