Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

TÌM HIỂU THỰC TẾ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH CỦA NGÀNH CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM PHẦN 3


Giá trừ lùi là gì? là mức giá phản ánh chính xác giao dịch cà phê giữa người mua và người bán. Mức giá này khác nhau đối với quốc gia, loại cà phê, từng vùng và từng đối tác… Múc trừ lùi có thể là số âm hoặc dương phản ánh điều kiện hiện tại của thị trường cũng như chất lượng và chủng loại cà phê. Công thức tính như sau:

DLKSAJDHJASDHBSAD

Như vậy rủi ro về giá đối với cà phê bao gồm hai loại:

– Rủi ro biến động giá cà phê robusta và arabica trên sàn do bởi giá có thể tăng hoặc giảm từng giây từng phút trong phiên.

– Rủi ro về mức trừ lùi (mức chênh lệch): Mức trừ lùi có thể tăng hoặc giảm theo giá trên sàn.

Cần nhận thấy rằng, rủi ro về giá luôn luôn lớn hơn về rủi ro mức trừ lùi, giá cả cà phê biến động liên tục lên xuống trong ngày, do đó phương pháp quản trị rủi ro về giá cần có một công cụ và chiến lược hợp lý. | Rủi ro về mức trừ lùi (chênh lệch) có thể bao gồm những yếu tố sau:

  • Thay đổi cung cầu trên thị trường: Ví dụ thực tế ngày 29/05/2019 mức trừ lùi (plus) 70 USD/tấn, Ngày 16/07/2019 mức trừ lùi đã tăng lên 140 USD/tấn.
  • Động thái gom hàng của các công ty nước ngoài tùy từng thời điểm nhất định.
  • Thời gian cận kề ngày thông báo đầu tiên
  • Chính sách mua của một số đơn vị lớn, có chiến lược riêng trên thị trường
  • Khẩu vị rủi ro giữa các đối tác mua bán.

Sau khi làm thủ tục đóng gói xuất khẩu, người bán thỏa thuận với người mua sẽ lấy giá tham chiếu (thường là giá đóng cửa) để chốt hợp đồng ứng tiền 70% trên số lượng hàng cà phê thực giao, phần còn lại 30% sẽ được chốt sau. Người mua sẽ nhận tiền của người bán khi xuất trình vận đơn tương ứng với giá chốt của 70% đơn hàng.

Như vậy, người xuất khẩu đối mặt với rủi ro nếu giá giảm 30% so với mức giá ứng tiền nghĩa là người bán và người mua đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán với nhau. Ngược lại nếu giá càng tăng thì người bán càng có lợi tuy nhiên phải thực hiện chốt giá trước ngày thông báo đầu tiên”.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu luôn chịu một khoản cộng thêm (buffer) khi giá giảm chạm về mức giá ứng trước, ví dụ tại ngày 29/5, giá ứng trước là 1400+70, sau khi giá giảm về 1176 (giảm 20%) thì mức giá Stop loss (chặn lỗ) cho hợp đồng là 1196 USD/tấn, ví dụ mức cộng thêm là 20 USD/tấn.

Chúng ta xem xét ví dụ thực tế như sau: Số lượng

dsafsdafsdafsdafdsafsad

Doanh nghiệp A ký hợp đồng xuất khẩu 100 tấn với giá 1400 USD/tấn và mức trừ lùi là 70 USD/tấn. Như vậy doanh nghiệp này thực tế xuất khẩu ở mức giá 1470. Khi giao hàng, đưa bộ chứng từ xuất, người mua sẽ ứng trước cho người bán tối đa 70% tùy theo nhu cầu và quan hệ giữa hai bên. Ở ví dụ này giả sử mức 70% là tối đa, theo đó tổng mức tiền mà người bán nhận được là 102,900 USD. Lúc này sẽ có 3 tình huống xảy ra đối với thương vụ

– Tình huống 1: giá cà phê giao dịch trên sàn LIFFE tiếp tục xu hướng tăng và giao dịch trên mức 1420 USD/tấn thì người bán và người mua tiếp tục thực hiện hợp đồng, gần như không có rủi ro cho người bán xảy ra ở đây, rủi ro có thể là người mua chưa bảo hiểm giá hoặc đột nhiên mất khả năng thanh toán.

– Tình huống 2: giá cà phê giao dịch ổn định quanh mức 1400 USD/tấn thì người xuất và người nhập có rủi ro ngang nhau và có nghĩa vụ mỗi bên phải thực hiện hợp đồng.

– Tình huống 3: Giá cà phê giảm không mong muốn và mức giá chốt cho hợp đồng khi giá giảm về mức 1176 USD/tấn. Lúc này mức lỗ của người xuất khẩu do việc giảm giá cà phê như sau (14,700 – 44,100)= -29,400 USD. Nếu như người bán vẫn muốn tiếp tục chưa chốt giá phải hoàn lại số tiền đã ứng trước theo một tỷ lệ nhất định, ít nhất là 10% như ví dụ trên.

b) Giá trừ lùi trong các hợp đồng ngoại có gì đặc biệt?

Một trong những tập quán phổ biến nhất hiện nay là các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước thường ký hợp đồng nguyên tắc về thời gian giao hàng và thời gian chốt giá trừ lùi sau đó dựa vào từng thời điểm sẽ chốt giá, tiến hành thanh toán kết thúc thương vụ. Tuy nhiên, mỗi loại hợp đồng dựa vào từng đối tác xuất khẩu sẽ có những quy định khác nhau và giá trừ lùi khác nhau do tùy từng thời điểm sẽ quy định hành vi của các bên. Ví dụ doanh nghiệp lớn có uy tín sẽ có khả năng đàm phán tốt hơn về mọi điều kiện đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và ngược lại hoặc cũng có thể do chính sách của các doanh nghiệp nhập khẩu đối với các công ty trong nước. Chúng ta hãy cùng phân tích những hợp đồng xuất khẩu như sau:

Tình huống 1: Ngày 02/05/20xx có một nhà xuất khẩu A dự kiến sẽ mua hàng xuất khẩu, đã ký hợp đồng với đối tác ở Mỹ về cà phê robusta với thông tin điều kiện về giá cụ thể như sau: Price (USD/MT): Price to be fixed against November 2019, Terminal Market London, in USD/MT

image 124

Phân tích các điều khoản hợp đồng:

 – Giá: Mức trừ lùi: + 100 USD/tấn, niêm yết USD/tấn

– Thời gian chốt giá: Dựa vào giá cà phê giao dịch trên sàn London tháng 11, chậm nhất đến ngày thông báo đầu tiên của cà phê robusta tháng 11 trên sàn LIFFE (Cà phê robusta trên sàn gọi là hợp đồng số 409 để quy ước). Hợp đồng được lập vào tháng 5 do đó khách hàng xuất khẩu A có thời gian 6 tháng để chốt giá với người mua.

– Nếu người nhập khẩu không nhận được lệnh chốt giá của người xuất khẩu thì người nhập khẩu sẽ đặt lệnh thị trường (Sell order at market price) vào lúc mở cửa sàn LIFFE để lấy giá cho người bán.

– Người mua sẽ đặt lệnh dừng lỗ (Stop loss order) khi người bán không chốt giá với mức như sau: Giá đặt dừng lỗ = Giá Prov – Mức trừ lùi + Mức dừng lỗ an toàn.

Trong đó:

Giá Prov = (Giá thanh toán trên sàn LIFFE tại ngày có vận đơn BL3 +Mức trừ lùi) x 80%

Mức dừng lỗ an toàn (Security stop loss order) là mức phòng ngừa rủi ro cho người mua khi giá đột nhiên giảm nhanh vượt mức 30% còn lại của khách hàng xuất.

– Thanh toán: Tiền được chuyển sau 3 ngày khi xuất trình bộ chứng từ xuất kèm vận đơn tại văn phòng đại diện của doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam.

Tình huống 2: Ví dụ ngày 02/05/20XX có một nhà xuất khẩu B dự kiến sẽ mua hàng xuất khẩu, đã ký hợp đồng với đối tác ở Châu Âu về café robusta với thông tin cụ thể như sau:

image 125

Phân tích các điều khoản hợp đồng:

– Giá chốt hàng theo giá robusta tháng 11 năm 2025 trên sàn LIFFE

– Mức trừ lùi: Plus 80 USD/tấn

– Thời gian chốt giá với người nhập khẩu là trước ngày thông báo đầu tiên của tháng 11.

– Trong trường hợp người bán không chốt giá với người mua trong thời gian quy định thì giá sẽ được lấy tự động ở mức ngẫu nhiên trên thị trường, nếu giá của sàn Liffe chạm mức giá quy đổi bằng mức ứng trước + mức chênh lệch (buffer) sẽ lấy giá tự động tối thiểu trên mức này.

– Giá chốt theo giá FOB người mua làm thủ tục thông quan, tất cả các phí và thuế ở Việt Nam do người xuất khẩu chịu, và phải thông báo tối thiểu 6 ngày trước khi giao hàng.

– Thanh toán bằng tiền mặt khi xuất trình bộ chứng từ hoặc khác theo phụ lục hợp đồng hoặc theo chỉ thị thanh toán của người mua. Mức ứng tiền tối đa là 70% đối với khoản thanh toán cho tổng lượng hàng chưa chốt giá.

Tình huống 3: Ví dụ ngày 02/05/20XX có một nhà xuất khẩu C dự kiến sẽ bán hàng và đã ký hợp đồng với đối tác ở Châu Âu về cà phê robusta với thông tin cụ thể như sau:

image 126

Phân tích các điều khoản hợp đồng:

– Giao hàng theo giá FOB (free on board) theo tập quán kinh doanh cà phê tại Việt Nam.

– Thời gian giao hàng: 01/10/2022 đến 31/10/2022

– Giá được chốt vào ngày gọi với mức trừ lùi + 100 USD/tấn với số lượng 4000 tấn theo giá robusta tháng 11 trên sàn ICE năm 2022, giá phải được chốt trước ngày thông báo đầu tiên.

– Phương thức thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ là tiền mặt. Khi chưa chốt giá cuối cùng thì người mua chỉ trả 70% của tổng giá trị hóa đơn và sẽ đặt mức lệnh dừng lỗ đối với hợp đồng của người bán với mức giá phù hợp + biên độ 10 USD/tấn.

Đánh giá chung: Giả sử mức giá thanh toán 70% là giá robusta tháng 11 tương ứng 1470, mức đặt lệnh dừng lỗ là 1186 (1176+10 USD chênh lệch) với giả sử 20% là mức cắt lỗ hợp đồng. Khi đó trạng thái của người mua sẽ phát sinh lệnh bán ở giá 1186 USD/tấn. Số tiền còn lại phải thanh toán của Bên Mua sẽ được chuyển cho Bên Bán.

Tình huống 4: Ví dụ ngày 02/05/20XX có một nhà xuất khẩu D dự kiến sẽ mua hàng xuất khẩu, đã ký hợp đồng với đối tác ở Châu Âu về cà phê robusta với thông tin cụ thể như sau:

image 127

Phân tích các điều khoản hợp đồng:

– Giá trừ lùi: Giá tháng hợp đồng robusta tháng 11 + 25 USD/tấn, người xuất khẩu chốt trước ngày xuất hóa đơn và ngày thông báo đầu tiên.

– Thời gian chốt: Trong giờ làm việc của nhà nhập khẩu 9.0013.00 và 14.30-18.30 theo giờ Ý.

– Số lượng: 20 lots tương đương 200 tấn.

– Lưu ý người mua sẽ tạm ứng 70% số tiền theo hợp đồng, 30% còn lại xem những khoản tiền giữ lại làm mức ký quỹ. Nếu trong quá trình chốt trừ lùi giá hợp đồng tháng 11 giảm 25% từ mức giá trong hóa đơn tạm ứng, nhà xuất khẩu phải nộp tiền bằng tiền mặt để tăng mức tiền ký quỹ, nếu không người nhập khẩu sẽ có quyền chốt giá cho lô hàng trong vòng 1 ngày thông báo.

Đánh giá: Điểm bất lợi nhất cho người bán là khi giá giảm và mức thiệt hại lớn nhất khi giá giảm 25%, tức người bán bị mất đi tổng giá trị 25% giá trị lô hàng (nghĩa là xuất khẩu 200 tấn nhưng thực sự xuất chỉ có 150 tấn).

Phòng đào tạo SACT

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM