Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH HÀNG HÓA


Một thị trường hàng hóa được coi là hiệu quả khi có sự tham gia và đại diện lợi ích của nhiều nhóm đối tượng, vì điều đó đảm bảo cho việc chia sẻ rủi ro, giúp giải quyết vấn đề liên quan đến biến động giá bất thường không thể kiểm soát được. Trong thực tế, các chủ thể tham gia thị trường có thể được phân chia theo vai trò thành các nhóm lớn như: Nhóm tổ chức thị trường; Nhóm hỗ trợ hoạt động giao dịch; Nhóm các đối tượng tham gia giao dịch.

Thị trường giao dịch hàng hóa có hệ sinh thái bao gồm các tổ chức cung ứng các dịch vụ khác nhau để đem lại các luồng dịch chuyển hàng hóa mượt mà giữa người sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Những tổ chức đó tham gia các dịch vụ bao gồm vận chuyển, bảo hiểm, kiểm định,…tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển giao quyền sở hữu của hàng hóa. Những thành phần trung gian này hoạt động như một đường nối hoàn hảo giữa nhà sản xuất và khách hàng mục tiêu, và đóng vai trò nền tảng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm từ lúc sẵn sàng được lên kệ cho đến khi gặp được người tiêu dùng. Một số vai trò và góc nhìn của các đối tượng được miêu tả dưới đây:

Sở giao dịch hàng hóa là đơn vị tổ chức vận hành thị trường giao dịch hàng hoá tập trung. Sở giao dịch hàng hóa được tổ chức với cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hóa trên thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn. Đọc thêm về các Sở giao dịch hàng hóa tại đây.

Trung tâm thanh toán bù trừ: Thị trường kỳ hạn phát triển là điều tất yếu, do những tính chất ưu việt của mô hình Trung tâm thanh toán bù trừ, sẽ tránh được các tác động tiêu cực vì khả năng phá sản, vỡ nợ, không thanh toán được giữa các đối tượng tham gia thị trường.

Thành viên tham gia thị trường thông qua trung tâm thanh toán bù trừ
Hình 1: Hiệu ứng Domino xây ra trong trường hợp thông thường và trường hợp một bên mất khả năng thanh toán

Trung tâm thanh toán bù trừ đứng vai trò là người mua đối với người bán và là người bán đối với người mua. Với vai trò trung gian, trung tâm thực hiện bù trừ và thanh toán các nghĩa vụ tài chính và ngăn chặn đổ vỡ có hệ thống, đồng thời quy định và tiêu chuẩn hóa các giao dịch, loại bỏ và giảm thiểu đến mức tối đa các rủi ro thanh toán khi các nhà giao dịch gặp vấn đề mất thanh khoản trong quá trình giao dịch hoặc bị gọi ký quỹ.

Với mô hình này, tất cả các đối tượng tham gia giao dịch đều phải có nghĩa vụ ký quỹ để đảm bảo giao dịch được thực hiện. Nếu không thực hiện, các nhà phòng vệ giá hay đầu tư sẽ mất khoản tiền đã ký quỹ. Để đề phòng việc giá trị hợp đồng biến động vượt qua mức ký quỹ đảm bảo này, bên chịu tổn thất sẽ không thực hiện hợp đồng, nghĩa vụ gọi ký quỹ và yêu cầu tất toán vị thế khi bị gọi ký quỹ là các yêu cầu bắt buộc để khiến các thành phần tham gia thị trường phải đứng trước lựa chọn: tiếp tục bổ sung ký quỹ hoặc tất toán để tránh thiệt hại.

Các thành viên kinh doanh và thành viên môi giới

Các thành viên thay mặt cho một bên để thực hiện bán hàng hóa hoặc thay mặt cho một bên khác để thực hiện mua hàng hóa trên sở giao dịch. Đây là các tổ chức trung gian giữa người mua và người bán.

Tại thị trường Mỹ, thành viên của sở giao dịch hàng hóa được phân loại thành hai dạng chính:

1.     Futures Commission Merchants – FCMs: là tổ chức được phép ký hợp đồng tài khoản với khách hàng, có quyền quản lý ký quỹ, vị thế của khách hàng trong giới hạn phạm vi hợp đồng ký kết và các Vấn đề khác. FCMs tương đương với thành viên kinh doanh tại Việt Nam. Về cơ bản, các FCMs được yêu cầu nắm giữ một lượng vốn ở mức lớn để bảo vệ khách hàng trong các trường hợp thị trường rủi ro bất thường và để đảm bảo nghĩa vụ thành viên.

Thành viên kinh doanh số 45 - Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á
Thành viên kinh doanh số 45 – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á

2.     Introducing Broker (IB): là tổ chức đóng vai trò môi giới và tư vấn cho khách hàng, nhưng không có chức năng quản lý ký quỹ, vì thế đây là điểm hạn chế hơn so với thành viên kinh doanh. Có thể hiểu IB nhỏ hơn FCMs nhưng là tổ chức năng động nhất trong các thành viên của các sở giao dịch hàng hóa. IB tương đương thành viên môi giới tại Việt Nam.

Trong thực tế tại Mỹ, thành viên môi giới là khách hàng trực tiếp của thành viên kinh doanh. Vì các thành viên kinh doanh thường ủy quyền cho các đầu thành viên môi giới trực tiếp quản lý nhóm khách hàng của mình và mối quan hệ này giúp cho các thành viên kinh doanh cũng như thành viên môi giới tận dụng được tối đa nguồn lực và chuyên môn của họ, trong khi đó vẫn tiếp cận được các nguồn khách hàng đa dạng khẩu vị rủi ro và mức độ tài chính. Các thành viên này ở Mỹ đều phải được NFA chấp thuận giấy phép mới được phép triển khai các hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi giấy phép.

Ngoài ra, theo quy định của Mỹ, tất cả các cá nhân tham gia hành nghề đều phải được cấp giấy phép và chứng nhận bởi CFTC và một số cơ quan quản lý khác. Một số loại giấy phép bắt buộc như: giấy phép Quỹ giao dịch hàng hóa (Commodity Pool); giấy phép Tư vấn giao dịch hàng hóa (Commodity Trading Advisor); chứng nhận chuyên nghiệp cho những người thực hiện trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa (Associated Person – Registered Trader).

Tại thị trường Việt Nam, Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Thành viên kinh doanh của sở hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua “ dịch hàng hóa được thực hiện sở giao dịch hàng hóa. Trong đó, quyền của thành viên kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 22 của Nghị định như sau:

1.     Thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa cho khách hàng.

2.     Yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện giao dịch trong trường hợp nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán qua sở giao dịch hàng hóa cho khách hàng.

Nghĩa vụ của thành viên kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 23 của Nghị định như sau:

1.     Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh ish that, từ các giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa.

2.     Ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch trước khi thực hiện các giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa.

3.     Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của sở giao dịch hàng hóa.

4.     Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch.

5.     Trong trường hợp nhận uỷ thác, phải ký kết hợp đồng uỷ thác bằng văn bản với khách hàng và chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ khách hàng.

6.     Cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng.

7.     Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình.

8.     Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình.

9.     Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng.

10.  Đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình.

11.  Thực hiện chỉ định của Sở giao dịch hàng hóa theo quy trần sự định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này;

12.  Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của sở giao dịch hàng hóa.

Thành viên môi giới chỉ được thực hiện hoạt động môi giới hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Cũng tại Nghị định 158/2006/NĐ- CP, quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới được quy định tại Điều 20 theo đó, quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới thực hiện theo Luật Thương mại và Điều lệ hoạt động của sở giao dịch hàng hóa

 Theo quy định của sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, các thành viên kinh doanh, thành viên môi giới khi tham gia để được đồng ý tư cách thành viên thì phải thỏa mãn rất nhiều yếu tố, trong đó có yêu cầu về nhân sự. Các nhân sự đều phải tham gia các khóa tập huấn bởi sở giao dịch hàng hóa và đạt chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn mới đủ điều kiện hành nghề trong lĩnh vực. Các kỳ sát hạch chất lượng được tổ chức thường kỳ nghiêm túc và có độ khó ở tiêu chuẩn cao, đảm bảo đầu ra kiến thức của các thành viên với khách hàng.

Các cá nhân được cấp chứng nhận sẽ được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống giao dịch. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế áp dụng cho toàn bộ thị trường, chỉ những cá nhân có đủ năng lực, am hiểu về hoạt động giao dịch hàng hóa tiêu chuẩn và đạo đức trong kinh doanh mới được phép làm việc, và đảm bảo cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp minh bạch và hiệu quả.

Nhóm hỗ trợ hoạt động thị trường

Ngân hàng thanh toán là ngân hàng được chỉ định để thực hiện các giải pháp quản lý ký quỹ và chuyển tiền, cung cấp khoản vay hoặc ứng trước hàng hóa.

Công ty kiểm định chất lượng giúp phân loại và đưa ra tiêu chuẩn phục vụ cho quá trình chứng nhận chất lượng hàng hóa được giao dịch trên các sở giao dịch hàng hóa.

Công ty vận chuyển thực hiện công việc vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ.

Đơn vị vận hành kho hàng cung cấp nơi lưu trữ và phát hành biên lai kho hàng đối với các hàng hóa được lưu trữ, có thể được giao dịch trên thị trường hàng hóa.

Biên lại kho hàng là biên lai xác nhận hàng hóa hoặc vật liệu được bảo quản an toàn trong một kho hàng đã được sở giao dịch công nhận. Biên lai kho hàng là chứng từ thể hiện quyền sở hữu hàng hóa do đơn vị vận hành kho hàng cấp cho người ký gửi dựa trên hàng hóa người đó gửi tại kho. Biên lai kho hàng có thể được chuyển giao bằng xác nhận hoặc chuyển giao trực tiếp. Trong tương lai, người ký gửi ban đầu hoặc người nắm giữ biên lai kho hàng có thể chứng minh quyền sở hữu hàng hóa trong kho bằng cách xuất trình biên lai kho hàng

Nhóm các đối tượng tham gia giao dịch

Nhà phòng vệ giá

Thực tế trong các hoạt động mua bán và giao dịch hàng hóa thì nhà phòng vệ giá tương đối rộng, bao gồm các nhà sản xuất, chế biến, nhà xuất nhập khẩu các hàng hoá. Họ tham gia vào hoạt động trên thị trường giao dịch phái sinh để tìm cách quản trị các rủi ro thị trường hàng hóa vật chất giao ngay. Vì thị trường hàng hóa là thị trường rộng lớn có sự tham gia của rất nhiều nước trên thế giới, do đó sự biến thiên của giá là vô cùng, đặc biệt trong những lúc xảy ra chiến sự hoặc thảm họa thiên nhiên. Sự tham gia vào thị trường giao dịch kỳ hạn và quyền chọn giúp những nhà phòng vệ này bảo vệ họ trước khả năng thua lỗ được tạo ra từ việc giá thả nổi.

Khái niệm phòng vệ giá (Hedging) ở Việt Nam còn rất mới mẻ. Phòng vệ giá trên thị trường hàng hóa được hiểu rằng, công ty/nhà phòng vệ nắm giữ vị thế trên thị trường kỳ hạn và quyền chọn, bằng cách này rủi ro thị trường được giảm, giảm tới mức tối thiểu hoặc hoàn toàn triệt tiêu. Điều này phụ thuộc vào chiến lược thực tế của từng nhà phòng vệ và mức độ phòng vệ tính bằng giá trị hàng hóa phái sinh phòng vệ chia cho giá trị tổng hàng hóa giao dịch vật chất của nhà phòng vệ đó.

Về bản chất hoạt động, tất cả đối tượng trong chuỗi cung ứng, dù ở bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng đều bán hàng hóa của họ và mua lại các hàng hóa thành phẩm khác. Điều này tương đương với việc nắm giữ: vị thế bán (short) với nguyên nhiên vật liệu đầu vào và vị thế mua (long) với hàng hóa thành phẩm. Vì vậy, họ sẽ được lợi khi mà giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào giảm do đã bán ở giá tốt hơn trước đó, hoặc họ bất lợi khi giá nguyên nhiên vật liệu đầu ra tăng. Cũng tương tự điều đó với hàng hóa thành phẩm, họ có lợi khi giá hàng hóa thành phẩm tăng lên so với trước vì họ đã mua được rẻ, và ngược lại là họ sẽ bị lỗ khi giá xuống.

Qua đó, nhà phòng vệ giá nói chung phòng vệ bằng cách mua các nguyên nhiên 3 vật liệu trên thị trường phái sinh hàng hóa hoặc bán hàng hóa thành phẩm trên thị trường phái sinh hàng hóa, hoặc cả hai. Các đối tượng phòng vệ giá bao gồm:

Nông dân là những đối tượng cần bảo vệ giá trước sự xuống dốc của giá thu hoạch mùa vụ hoặc trước tác nhân đầu vào như nguyên liệu sử dụng cho động cơ diesel máy kéo.

Thương gia là những đối tượng cần sự phòng vệ trước biến động giá giữa khoảng thời gian họ mua, hay hợp đồng mua ngũ cốc từ nông dân và khoảng thời gian thực tế mà họ sẽ bán ngũ cốc trên thị trường. Khoảng thời gian này có khả năng bao gồm cả chi phí phát sinh nếu hàng chưa bán được vẫn nằm trong kho của thương gia.

Nhà chế biến/ rang xay là những đối tượng cần sự bảo vệ trước việc tăng giá nguyên, nhiên liệu đầu vào hoặc việc giảm lượng hàng tồn kho cần có (vì lượng hàng cần dự trữ thấp có thể làm gián đoạn hoặc giảm công suất hoạt động chế biến) 60A Do di Nhà xuất khẩu là những đối tượng cần phòng hộ trước biến động giá tăng từ những hàng hóa mà họ có nghĩa vụ phải xuất hàng nhưng chưa mua được ở thị trường trong nước.

Nhà nhập khẩu là những đối tượng cần bảo trợ trước các biến động giá giảm tại thị trường hàng hóa trong nước với hàng hóa mà họ có nghĩa vụ phải nhập khẩu (ví dụ như thỏa thuận trước sẽ nhập hàng từ nhà cung cấp ở thị trường khác).

Phòng vệ giá là điều cần thiết đối với tất cả các thị trường và nhà sản xuất, trồng trọt, thương mại và xuất nhập khẩu. Có thể có những thời điểm, không nhất thiết phải phòng vệ giá với một số nhóm đối tượng, nhưng đã là những nhà kinh doanh trong lĩnh vực này, phải nắm rõ sản phẩm và sử dụng khi cần. Với các thị trường cạnh tranh, biên lợi nhuận là vô cùng thấp, 2-5% trên tổng vốn đầu tư. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong một phút thị trường biến động 5-10%, rõ ràng là một cú sốc thực sự với bất cứ nhà kinh doanh nào. Khi họ nhận ra không còn cơ hội kiếm lời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch kinh doanh, chi phí vượt trội, gia tăng sự chênh lệch giá nhập và giá bán nội địa.

Như vậy các nhà kinh doanh sẽ quyết định như thế nào, đương nhiên, khái niệm không phòng vệ biến động giá là tự sát, nhưng câu hỏi duy nhất chỉ là phòng vệ ở mức độ nào?

Hệ số phòng vệ (Hedge ratio) chính là hệ số của lượng vị thế mở trên thị trường phái sinh để phòng vệ trên lượng vị thế mở tương đương toàn bộ hàng hóa.

Hệ số có thể là 0, cũng có thể đạt 100%. Với mức 100%, có nghĩa là danh mục hàng hóa được phòng vệ toàn bộ.

Nhà đầu tư

Trong một số thảo luận, có những luận điểm cho rằng nhà đầu cơ là đối tượng cần phải được các cơ quan chức năng và cơ quan luật pháp nghiêm cấm tham gia thị trường vì làm lũng đoạn thị trường và tạo ra các tiền lệ xấu. Nhà đầu cơ thường bị gắn với cái suy nghĩ tiêu cực là trục lợi từ thị trường.

Tuy nhiên, đó là những luận điểm chưa chính xác. Không một thị trường nào có thể sống sót và phát triển nếu thiếu đi nhà đầu cơ hay còn gọi là nhà đầu tư. Trong thực tế ở Việt Nam, đã từng có một số sàn giao dịch tự phát ở Việt Nam được sinh ra và có những đóng góp tích cực vào sự minh bạch và phát triển của thị trường hàng hóa, tuy nhiên, các hoạt động sôi động ban đầu tự giảm mạnh và dần thoái lui chỉ trong một thời gian ngắn.

Nguyên nhân là do sự tham gia hạn chế, gói gọn trong danh sách các đầu nậu lớn mà họ đều biết nhau, thiếu đi các động lực làm thị trường luôn luôn vận động và cân bằng: đó là sự tham gia của đa đối tượng. Nói cách khác, trong thị trường hàng hóa hay bất kỳ thị trường nào, nhà đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng, thiếu vắng họ, một thị trường không thể nào vận hành được.

Trong thị trường phái sinh kỳ hạn, sự có mặt của các nhà đầu tư đi tìm phần thưởng được đến từ kỳ vọng về giá sẽ giảm trên mặt hàng đậu tương hoặc ngô và nhiều hàng hóa khác, chẳng hạn như dầu thô, đồng… Một số người có niềm tin rõ ràng rằng có thể dự đoán chính xác được biến động giá của một mặt hàng sẽ mở một vị thế (position) là phép thử của họ xem có thể có được lợi nhuận từ biến động giá đó hay không. Hay nếu giá tăng thì sẽ làm vị thế mua (long), nếu kỳ vọng giá giảm thì sẽ thực hiện vị thế bán (short).

 Ví dụ: Hiện tại là tháng 5/2022. Giá hiện tại cà phê đang là 2,000 USD/ tấn tiêu chuẩn. Nhưng nhà đầu tư dự đoán giá có thể lên 2.300 USD/ tấn trong 2 tháng nữa. Và nhà đầu tư thực hiện mua 1 hợp đồng (lot) cơ sở tương đương 10 tấn. Số tiền ban đầu để nắm giữ vị thế 1 lot là 1,700 USD. Sau 2 tháng giá lên 2,300 USD/tấn, như vậy nhà đầu tư lãi: (2,300 – 2,000) × 10 = 3,000 USD với chỉ có số tiền ban đầu bỏ ra để mua và nắm giữ vị thế là 1,700 USD.

Trong từng trường hợp cụ thể, người dự đoán được xu hướng tăng đã mở vị thế mua có thể bán hợp đồng với giá cao hơn và có lợi nhuận. Điều này do đòn bẩy ký quỹ mà thị trường đó quy định và neo giữ bởi những quy định của các sở giao dịch hàng hóa, nên lợi nhuận có thể rất cao. Tuy nhiên, vì người này không có nhu cầu hàng hóa cơ sở đó, nên việc thực hiện này được người ta gọi là đầu cơ.

Đầu cơ có thể bao gồm đầu cơ giá xuống hoặc đầu cơ giá lên. Thị trường phái sinh hàng hóa là thị trường giao dịch cả hai chiều linh hoạt, không có hạn chế với chiều bán (short), người giao dịch đầu tư hoàn toàn có thể mở lệnh bán để hình thành vị thế bán mà không cần phải có một vị thế mua có sẵn trước đó.

Một thị trường kỳ hạn không thể hoạt động nếu thiếu nhà đầu cơ. Các hoạt động của họ thực sự mang lại ý nghĩa vô cùng lớn đối với thị trường. Nếu như các nhà phòng vệ giá là những đối tượng không ưa thích rủi ro biến động giá, họ chuyển rủi ro giá đó cho người khác trên thị trường để giảm thiểu tối đa rủi ro giá đó đến các kế hoạch kinh doanh hàng hóa vật chất của họ. Vậy thì ai là người nhận những rủi ro này, không còn ai khác đó chính là các nhà đầu cơ.

Chúng ta nên hiểu rõ rằng, rủi ro không có nghĩa là tổn thất, mà rủi ro có thể là lãi hoặc lỗ. Rủi ro nói chung có nghĩa là khả năng tạo ra tổn thất mà chúng ta cần phải quản trị nó phù hợp. Nếu quản trị tốt và biết các kỹ năng giao dịch cần thiết, thì rủi ro đó lại có thể lại lợi nhuận vô cùng lớn.

Như vậy nhà đầu cơ được hiểu là những người ưa thích rủi ro thị trường, họ mong muốn đầu tư ở một thị trường có biến động giá phù hợp với khẩu vị rủi ro của họ và thanh khoản tốt. Điều đó cho phép họ có thể mở/đóng vị thế với một tần suất mong muốn và cách quản trị ký quỹ phù hợp là họ có thể tận dụng mọi biến động của thị trường thành lợi nhuận của mình. Với sự linh hoạt và sôi động của bộ phận những nhà giao dịch đầu tư này, họ dễ dàng chấp nhận các mức giá của thị trường hơn một số khác, các tác động lẫn nhau ngày một nhiều lên, với sự tham gia của càng nhiều các nhà giao dịch đầu cơ tạo ra hai sự tích cực.

Càng nhiều nhà đầu tư thì càng nhiều thanh khoản cho thị trường, hoạt động của những nhà đầu tư được cụ thể hóa bằng lượng lệnh và khối lượng lệnh và số hợp đồng chờ mua chờ bán của họ trên thị trường trực tuyến. Điều này cũng cho phép sự tham gia và thực hiện của những giao dịch lớn, khi mà đủ thanh khoản của thị trường.

Nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường đồng nghĩa với nhiều khẩu vị rủi ro khác nhau. Điều này có nghĩa là khoảng cách (spread) giữa giá chào mua – giá chào bán tốt nhất (best bid – best ask) của một thị trường tập trung sẽ được co ngắn lại đối với thị trường có nhiều đối tượng tham gia. Khoảng trống đó chỉ có thể được giảm thiểu tối đa với cơ chế thị trường giao dịch tập trung – hay mô hình sở giao dịch hàng hóa.

Giống như việc mua bán một sản phẩm không phải ở chợ đầu mối thì chúng ta sẽ phải mua với mức giá cao hơn rất nhiều hoặc bán với mức giá rẻ mạt hơn nhiều khi nó được mang ra rao bán ở chợ. Hoặc như thị trường liên ngân hàng Interbank – nơi mua bán vốn và ngoại tệ của các ngân hàng có những thời điểm chào mua chào bán USD/VND khoảng cách chỉ 5 đến 10 VND như 22,850 – 22,855, thậm chí ‘’quote choice” 22,850 cho cả chiều mua lẫn bán (nghĩa là đồng ý mua và bán cùng một mức giá). Trong khi đó, các bảng tỷ giá ngân hàng niêm yết công khai bán lẻ cho các tổ chức có nhu cầu USD rơi vào khoảng 22,800 – 22,920.

Các nhà giao dịch đầu cơ tham gia thị trường phái sinh hóa duy nhất vì mục đích giao dịch kiếm lời, do đó không phải người dùng cuối cùng với sản phẩm hàng hóa là tài sản cơ bản trong thị trường này. Do đó hành động của các nhà đầu cơ là không tham gia vào giao nhận vật chất và sẽ tất toán vị thế của họ nắm giữ trước những ngày đáo hạn của hợp đồng quyền chọn và hợp đồng kỳ hạn. Tính theo phong cách giao dịch, có thể chia tiếp ra các tập hợp nhà pito), đầu cơ như sau:

Nhà giao dịch ngày (Day Trader) thực hiện vị thế trong giao dịch phái sinh và tất toán nó trước khi phiên giao dịch ngày hôm đó kết thúc.

Trong thị trường phái sinh hàng hóa, nhà phòng vệ giá chuyển rủi ro của thị trường cho nhà đầu cơ. Trong khi nhà phòng vệ giá tránh né rủi ro thị trường và tìm cách bảo vệ mình trước biến động giá, thì nhà đầu cơ ở chiều ngược lại, tận dụng mọi cơ hội từ thay đổi giá. Tùy vào mức phí từng hợp đồng của các thị trường, spread chênh lệch giá bán tốt nhất và giá mua tốt nhất và thanh khoản của thị trường, sẽ quyết định thị trường đó có nhiều cơ hội cho Day Traders hay không. Các giao dịch được thực hiện bởi tần suất cao, và thời gian nắm giữ vị thế ngắn được gọi là giao dịch lướt sóng Scalping.

Nhà giao dịch vị thế (Position Traders) thực tế giao dịch của thị trường hàng hóa biến động theo phần nghìn giây, do đó chuyện lãi 20%-30% có thể chỉ xảy ra trong vài phút. Nhưng rủi ro đi kèm cũng tương đương, do đó thị trường này cần sự tập trung cao độ và tâm lý chiến là yếu tố chính quyết định sự thành công của một nhà giao dịch thực thụ. Các giao dịch nắm giữ các vị thế kéo dài vài ngày, vài tuần cho đến vài tháng để có thể được hưởng lợi từ biến động giá thường gọi là Swing Trader.

Điểm cần chú ý với giao dịch hàng hóa là các hàng hóa thường có yếu tố mùa vụ và mỗi hợp đồng sẽ có quy định về thời hạn giao hàng để phản ánh đúng nhu cầu giá hàng hóa trong các mốc thời điểm khác nhau, do đó một số yếu tố gieo trồng, khai thác… là điểm cần lưu tâm với các nhà giao dịch vị thế. Vì nguyên tắc chung đó là việc nắm giữ vị thế chỉ được kéo dài đến trước những ngày đáo hạn theo quy định của sở giao dịch hàng hóa, ví dụ ngày giao dịch cuối cùng LTD (Last Trading Day) hoặc ngày thông báo đầu tiên FND (First Notice Day), nếu không sẽ phải tham gia vào quá trình mua bán hàng vật chất.

Nếu vẫn muốn nắm giữ vị thế đó mà không đủ đạt tiêu chuẩn hoặc không muốn tham gia vào quá trình giao hàng vật chất thì cần thực hiện việc chuyển tháng đáo hạn (roll). Tuy nhiên, lưu ý khi thực hiện, lãi lỗ dự kiến của khách hàng sẽ thành lãi lỗ thực tế. Nhà đầu cơ nắm giữ vị thế này đối mặt với rủi ro gia tăng, nhưng có khả năng sẽ nhận được lợi nhuận cao nếu như xu hướng giá được điều chỉnh đúng kỳ vọng. Việc chuyển tháng đáo hạn nên thực hiện càng sớm càng tốt, vì càng sát ngày giao dịch cuối theo quy định, thanh khoản càng giảm và thanh khoản của tháng đáo hạn kế tiếp theo quy định sẽ ở mức cao nhất. Khi đó mức tổn thất của nhà đầu tư sẽ ở mức thấp nhất.

Nhà tạo lập thị trường (Market Maker): Nhà tạo lập thị trường là một trong những thành viên của các sở giao dịch hàng hóa, có nghĩa vụ tạo thanh khoản cho các thị trường bằng cách niêm yết mua và bán hai chiều cùng thời điểm ở bất cứ lúc nào cho các hàng hóa đặc tả theo yêu cầu của các sở giao dịch hàng hóa. Đây là một trong những yếu tố chính duy trì thị trường, cũng giống như thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng là những nhà tạo lập thị trường, khi họ niêm yết giá hai chiều, sẵn sàng mua và sẵn sàng bán, khiến cho thị trường luôn thanh khoản và hoạt động linh hoạt theo biến động giá.

Ví dụ: Hiện tại là tháng 02/2022. Giá hiện tại cà phê đáo hạn tháng 5/2022 đang được nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán (short) là 2,100 USD/tấn tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nhà đầu tư muốn nắm giữ đến tháng 7 vì khả năng cao năm nay cà phê được mùa, lượng cung lớn dẫn đến giá cà phê có thể giảm về 1,850 USD/tấn. Đến gần tháng 5/2022, nhà đầu tư cần chuyển tháng đáo hạn từ vị thế bán tháng 5/2022 (vì đã sát ngày cần tất toán vị thế theo quy định) thành vị thế bán tháng 7/2022. Quá trình đó tương đương với 2 lệnh: mua lại vị thế tháng 05/2022 và bán vị thế tháng 07/2022. Do đó, có phát sinh tất toán vị thế tháng 05/2022 nên có lãi lỗ thực tế.

Nhà kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrageurs): Nhà kinh doanh chênh lệch giá cùng lúc mua và bán ở hai thị trường, nơi giá bán ở một thị trường này cao hơn giá mua ở một thị trường khác mà chênh lệch này lớn hơn chi phí giao dịch, dẫn tới việc lợi nhuận không rủi ro vào tay nhà giao dịch chênh lệch giá. Nhà giao dịch chênh lệch giá tạo ra lợi nhuận phi rủi ro sẽ tìm cách khai thác các giá khác nhau giữa các thị trường hay các sở giao dịch hàng hóa.

Trong thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh, có thể thấy trường hợp chênh lệch giá giữa giá kỳ hạn – giá giao ngay, hoặc trong số các hợp đồng kỳ hạn chúng ta gặp trường hợp thị trường đảo ngược (backwardation) ở mức lớn. Tuy nhiên, cơ hội của các trường hợp này ít khi xảy ra và biến mất trong khoảng thời gian rất ngắn. Ngoài ra, nó đòi hỏi phải có nguồn lực dồi dào cho Hugh việc thực hiện hai giao dịch của hai chân hình thành nên giao dịch chênh lệch giá (arbitrage). Bên cạnh đó, còn phải tính toán đến việc chi phí giao dịch và các chi phí khác phát sinh có thể lớn vượt mức lãi có được.

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM