Tính toán lãi lỗ là một phần quan trọng của giao dịch hàng hoá phái sinh và bất kỳ loại giao dịch nào khác. Việc tính toán lãi lỗ giúp bạn có thể đánh giá rủi ro và tiềm năng lợi nhuận của giao dịch. Vậy cụ thể cách tính lãi lỗ trong giao dịch hàng hoá phái sinh là gì? Hãy cùng hàng hoá phái sinh tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Lãi lỗ trong giao dịch hàng hoá là gì?
Lãi lỗ trong giao dịch hàng hóa là khoản tiền chênh lệch giá trị của các vị thế được tính theo mức giá mở vị thế và giá đóng vị thế. Khi nắm được cách tính lãi lỗ trong giao dịch hàng hóa sẽ giúp các nhà đầu tư tính toán và đưa ra được các kế hoạch đầu tư giao dịch kịp thời và hợp lý.
Làm sao nhận biết được mình lời hay lỗ trong đầu tư hàng hoá phái sinh?
Để nhận biết được mình lời hay lỗ trong đầu tư hàng hoá phái sinh, nhà đầu tư cần tính toán lãi/lỗ của từng vị thế. Nhà đầu tư có thể làm theo các bước sau:
- Xác định giá mở vị thế: Đây là giá bạn mua (nếu là vị thế mua) hoặc bán (nếu là vị thế bán) một hợp đồng hàng hóa phái sinh.
- Xác định giá đóng vị thế: Đây là giá bạn bán (nếu là vị thế mua) hoặc mua (nếu là vị thế bán) hợp đồng hàng hóa phái sinh.
- Tính lãi/lỗ thực tế: Để tính lãi/lỗ thực tế, bạn trừ giá mở vị thế từ giá đóng vị thế. Kết quả sẽ cho biết bạn đã kiếm được lãi hay gánh chịu lỗ trong giao dịch.
- Tính lãi/lỗ dự kiến: Để tính lãi/lỗ dự kiến, bạn cần biết giá thanh toán cuối ngày (settlement price). Lãi/lỗ dự kiến được tính bằng cách trừ giá mở vị thế từ giá thanh toán cuối ngày (nếu giá thanh toán cao hơn giá mở vị thế thì bạn sẽ có lãi và ngược lại).
- Tổng hợp lãi/lỗ: Cuối cùng, bạn cần tổng hợp lãi/lỗ của tất cả các vị thế bạn nắm giữ để biết được mình lời hay lỗ trong đầu tư hàng hoá phái sinh.
Chú ý rằng, việc tính toán lãi/lỗ trong giao dịch hàng hoá phái sinh có thể khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá thị trường, đòn bẩy, mức phí giao dịch, … Do đó, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ về cách tính toán và đánh giá rủi ro trước khi quyết định đầu tư vào thị trường này.
Công thức tính lãi lỗ trong giao dịch hàng hóa
Để thực hiện tính lãi lỗ trong giao dịch hạng hóa người ta thường sử dụng công thức:
Lãi/lỗ thực tế = (Giá bán – Giá mua) x Độ lớn hợp đồng x Đơn vị yết giá x Số cặp giao dịch tất toán
Ví dụ về lãi lỗ trong giao dịch hàng hóa ở một giao dịch Lúa mì với mức giá là 820 $ và có vị thế đóng ngay trong phiên với mức giá 900$. Biết bước giá của lúa mì lúc bấy giờ là 0,25, lợi nhuận trên 1 bước giá là 12,5$, số hợp đồng (lot) là 1
Lãi/lỗ thực tế = [(900-820)/0,25] x 12,5 x1 = 4.000 USD
Như vậy trong giao dịch này nhà đầu tư đang lãi 4000 USD
Tương tư, trong trường hợp giá Lúa mì không thuận lợi và giảm xuống còn 800$ lúc đóng vị thế khi ấy
Lãi lỗ thực tế = [(820 – 800)/0,25] x 12,5$ x 1 = 1000 USD
Khi đó nhà đầu tư bị lỗ 100 USD.
Quy đổi lãi/lỗ sang VND
Để thực hiện quy đổi lãi lỗ trong giao dịch hàng hóa sang VND, nhà đầu tư thực hiện như sau:
Lãi thực tế= Tỷ giá thanh toán mua x lãi thực tế
Lỗ thực tế = Tỷ giá thanh toán bán x lỗ thực tế
Lưu ý: Độ lớn hợp đồng và đơn vị yết giá tham khảo trên phần mềm quản lý giao dịch M-system, tại mục “Quản lý hàng hóa – hợp đồng” => “Quản lý hàng hóa” hoặc thực hiện kiểm tra trên sở giao dịch hàng hóa nước ngoài có niêm yết mặt hàng đó.
Tính lãi lỗ dự kiến trong giao dịch hàng hóa
Tất cả các giao dịch hàng hóa phái sinh đều bao gồm việc mở vị thế (bắt đầu mua hoặc bán) và đóng vị thế (kết thúc giao dịch bằng cách mua hoặc bán tương tự để trả lại vị thế ban đầu).
Lãi/lỗ dự kiến là khoản chênh lệch giá trị của các vị thế mở được tính theo mức giá thực hiện thực tế (giá mở vị thế) và mức giá gần khớp với mức giá gần thời điểm giao dịch nhất hoặc mức thanh toán cuối ngày (settlement price). Việc xác định được lãi/lỗ dự kiến sẽ giúp cho Nhà đầu tư tính toán trước được những trường hợp có thể xảy ra và nhanh chóng có những quyết sách phù hợp và hiệu quả.
Hiểu một cách đơn giản Lãi/lỗ thực tế được tính bằng cách lấy giá bán (nếu đã mua) hoặc giá mua (nếu đã bán) và trừ đi giá mua (nếu đã mua) hoặc giá bán (nếu đã bán). Kết quả là số tiền bạn thực sự kiếm được hoặc mất trong giao dịch của mình.
Để tính lãi/lỗ dự kiến trong giao dịch hàng hóa, nhà đầu tư thực hiện giống như công thức tính lãi/lỗ thực tế. Nhưng thay vì tính theo mức giá đóng vị thế hợp đồng thì Nhà đầu tư tính khoản lãi hay lỗ dự kiến theo mức giá khớp gần nhất trong phiên, hoặc mức giá thanh toán cuối ngày.
Kết luận
Tóm lại, biết được cách tính lãi lỗ trong giao dịch hàng hóa có thể giúp nhà đầu tư linh hoạt hơn trong việc đưa ra các quyết định giao dịch. Hy vọng với những thông tin hữu ích từ SACT sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm kiến thức và chủ động tính được lãi lỗ thực tế cũng cũng như lãi lỗ dự kiến trong giao dịch hàng hóa.
Để có thể cập nhật thêm những kiến thức về đầu tư hàng hoá. Hãy theo dõi và liên hệ Công ty cổ phần giao dịch hàng hoá Đông Nam Á (SACT).