Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đây là chỉ số được sử dụng như một công cụ để xác định xu hướng giá. Đồng thời chỉ số này cũng là dấu hiệu cho cảnh báo khi có sự thay đổi của hướng giá. Nó thường được dùng để xác định xu hướng trong ngắn hạn. Vậy cụ thể chỉ báo Parabolic SAR là gì? Hãy cùng SACT tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Chỉ báo Parabolic SAR (Parabolic Stop And Reverse) viết ngắn gọn lại là PSAR. Cắt nghĩa từng từ thì Parabolic có nghĩa Parabol. Stop and Reserve chính là dừng lại và đảo chiều. Nói ngắn gọn thì chỉ báo này sẽ có đặc điểm nhận dạng là hình Parabol. Được tạo thành từa rất nhiều các chấm nhỏ trên biểu đồ. Parabolic SAR có nhiệm vị xác định vị trí đảo chiều giá tiềm năng.
Nhờ có chỉ báo này mà nhà đầu tư sẽ phát hiện ra điểm thoát lệnh xu hướng cũ, hoặc là điểm vào lệnh khi có một xu hướng mới xuất hiện.
Cha đẻ của chỉ báo này là ông John Welles Wilder. Ông là một trong những huyền thoại trong làn phân tích kĩ thuật. Những nghiên cứu của ông đã tạo ra những tác động lớn đối với giới phân tích kĩ thuật đầu tư. Chỉ báo ADX, chỉ báo RSI, chỉ báo ATR cũng được phát minh ra bởi ông.
Các nhà phân tích kĩ thuật đánh giá đây là chỉ báo tương đối toàn diện. Mặc dù các nhà đầu tư vẫn cần kết hợp chỉ báo này với những chỉ báo khác để có cái nhìn toàn diện hơn.
Đặc điểm của chỉ báo Parabolic SAR là gì?
Thông qua khái niệm về PSAR đã nêu phía trên, để tìm hiểu rõ hơn về chỉ báo này chúng ta sẽ đi vào phân tích những đặc điểm của nó như sau:
- Hàng loạt các dấu chấm nhỏ liên kết sẽ tạo ra các đường nét đứt, những đường này chính là biểu diễn cho chỉ số PSAR. Những dấu chấm tròn này sẽ biến động và bám sát vào mỗi cây nến.
- Khoảng cách giữa đường giá và đường nét đứt sẽ ngày càng được mở rộng khi thị trường đang có một xu hướng mạnh (có thể bao gồm cả xu hướng tăng hoặc giảm)
- Tuy nhiên trong thị trường Sideway (một thị trường không có xu hướng rõ ràng), đường giá và đường nét đứt không có tín hiệu cụ thể. Hai đường này sẽ cắt nhau liên tục trong trường hợp này.
- Xu hướng thị trường có thể biến động mạnh hơn khi có dấu hiệu này xuất hiện. Đó là các nét đứt thay đổi vị trí so với giá. Ví dụ khi chỉ báo PSAR nằm trên giá rồi chi chuyển xuống bên dưới đường giá. Đây là đặc điểm cho thấy giá có thể tăng cao hơn trong tương lai gần.
Từ đặc điểm này chúng ta có thể thấy rằng chỉ báo này cực kì phù hợp với điểm cắt lỗ (Stop loss). Điểm cắt lỗ sẽ tương ứng với mức chỉ báo Parabolic SAR.
Công thức tính chỉ báo Parabolic SAR là gì?
PSAR (n) = PSAR (n-1) + AF * [ EP – PSAR (n) ]
Trong đó :
- PSAR (n)là giá trị của Parabolic SAR ở phiên giao dịch hiện tại.
- PSAR (n-1) là giá chỉ của chí báo Parabolic SAR trong phiên giao dịch trong quá khứ .
- AF (Acceleration Factor): hệ số gia tốc. 0.02 là con sổ mặc định của hệ số này. Có thể điều chỉnh hệ số gia tắc tuỳ vào khung thời gian, chiến lược giao dịch nhưng không nên vượt quá 0,22.
- EP (Extreme Price): điểm giá cực trị của xu hướng. Điều này có nghĩa là khi các điểm này nằm trong xu hướng tăng thì chính là mức giá cao nhất. Ngược lại, nếu nằm trong xu hướng giảm thì đây là mức giá thấp nhất.
Ý nghĩa của chỉ báo Parabolic SAR là gì?
Đầu tiên, nhiệm vụ quan trọng và ý nghĩa nhất của chỉ báo này là xác định và đánh giá xu hướng đang diễn ra:
- Nếu các chấm tròn nằm dưới đường giá liên tục. Có nghĩa là đang trong xu hướng tăng, và đà tăng này sẽ còn tương đối mạnh.
- Nếu các chấm tròn nằm trên đường giá liên tục. Nó là minh chứng cho thấy xu hướng hiện tại là xu hướng giảm mạnh.
Thứ hai, xác định các điểm vào lệnh
Các chấm của chỉ báo này luôn bám vào các hành động giá. Các chấm tròn này sẽ tạo ra các phản ứng theo hành động giá vào các đợt điều chỉnh giá dù tăng hay giảm. Nhờ đó mà nhà giao dịch thuận tiện xác định điểm đảo chiều và cân nhắc vào lệnh. Để vào lệnh BUY thì các chấm này sẽ chuyển từ trên xuống dưới còn lệnh SELL thì ngược lại
Thứ ba, xác định điểm thoát lệnh tốt nhất
Nếu lệnh đang giao dịch gặp phải điểm đảo chiều của chỉ số Parabolic SAR . Thì từ đây nhà đầu tư có thể xem xét chốt lời, nhất là trong các trường hợp đảo chiều xu hướng mạnh.
Tuy nhiên chỉ số này không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng. Mà nó cũng tạo ra các tín hiệu sai khi thị trường bắt đầu đi ngang. Không có biến động khiến cho chấm tròn di chuyển qua lại xung quanh thanh giá. Vì vậy mà có thể gây ra các tín hiệu sai lệch.
Hướng dẫn giao dịch với chỉ báo Parabolic SAR là gì?
Xác định xu hướng giá
Thời điểm thích hợp mà nhà đầu tư thực hiện lệnh BUY. Là khi chỉ báo di chuyển xuống bên dưới nến giá (nó được xem như là dấu hiệu của xu hướng tăng)
Nhà đầu tư thực hiện lệnh SELL khi chỉ báo nằm phía trên giá (chính là dấu hiệu cho thấy đang trong thị trường Bearish)
Xác định thời điểm đóng lệnh
Khi giá di chuyển xuống phía dưới đường chỉ báo, nghĩa là lúc này các dấu hiệu sẽ xuất hiện bên trên biểu đồ. Đây là dấu hiệu để đóng vị thể BUY.
Khi giá di chuyển xuống phía trên đường chỉ báo, nghĩa là lúc này các dấu hiệu sẽ xuất hiện bên dưới biểu đồ. Đóng các vị thế SELL ngay khi thấy dấu hiệu này.
Tín hiệu này chỉ nên tin khi đường chỉ báo và đường giá song song. Và khi hai đường này dần hội tủ sẽ khiến độ tin cậy giảm đi.
Kết hợp đường hỗ trợ và kháng cự:
Nhà đầu tư nên thực hiện giao dịch bằng cách khi cây nến đóng đặt lệnh bán ngay. Dầy hiệu nhận biết là khi dấu chấm PSAR bắt đầu xuất hiện trên đường giá tại vùng kháng cự mạnh.
Tuy nhiên, khi dấu chấm Parabolic SAR xuất hiện ngay dưới đường hỗ trợ mạnh. Thì đây chỉ là dấu hiệu gây nhiễu không chính xác, lúc này nhà đầu tư không nên thực hiện lệnh SELL.
Kết luận,
Nếu biết sử dụng chỉ báo này đúng cách nhà đầu tư sẽ có thể thu được mức lợi nhuận quá cao. Tuy nhiên đừng quá chăm chăm vào lợi nhuận mà hãy dành thời gian tìm hiểu tâm lý thị trường. Rất mong bài viết này giúp ích cho nhà đầu tư.
Để có thể cập nhật thêm những kiến thức về đầu tư hàng hoá. Hãy theo dõi và liên hệ Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa Đông Nam Á (SACT).
Gợi ý bài viết khác: