Trong giao dịch nói chung, việc giá cả thị trường biến động gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất của các cá nhân hay doanh nghiệp. Vì lẽ đó mà bảo hiểm giá hàng hóa ra đời giúp người nông dân an tâm sản xuất, các doanh nghiệp cũng dễ dàng kiểm soát thị trường và xác định được mức lợi nhuận khi sản xuất hoặc trồng trọt. Vậy bảo hiểm giá hàng hóa là gì? Cùng SACT tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?
Giao dịch hàng hóa phái sinh đã phát triển từ rất lâu trên thế giới nhưng chưa được biết đến rộng rãi ở nước ta. Từ 4/2018 nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 158/2006/NĐ-CP cho phép liên thông với các Sở Giao dịch Hàng hóa khác ở nước ngoài, giúp loại hình này được biết đến nhiều hơn.
Giao dịch hàng hóa phái sinh là hình thức giao dịch hàng hóa theo các chỉ số về giá thông qua sở giao dịch hàng hóa. Sản phẩm giao dịch của hàng hóa phái sinh chính là các loại hợp đồng như là: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. Các giao dịch hàng hóa được thực hiện trên các sàn giao dịch hàng hóa

Giao dịch hàng hóa phái sinh đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 19 ở các nước Châu Âu. Tại Việt Nam, hàng hóa phái sinh cũng mới được hội nhập vài năm trở lại đây và dần khẳng định được vị thế trong các đầu tư giao dịch của các Nhà đầu tư bởi lợi nhuận hấp dẫn mà nó đem lại.
Bảo hiểm giá hàng hóa là gì?
Khởi nguồn từ việc tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro từ những biến động giá gây bất lợi cho người nông dân hay doanh nghiệp, Bảo hiểm giá trong phái sinh hàng hóa ra đời để giúp nông dân và doanh nghiệp tránh được những biến động bất ổn về giá…. Và thực tế, bảo hiểm sẽ không thể ngăn chặn các rủi ro mà chỉ làm giảm thiểu tổn thất khi có sự cố xảy ra.
Nếu như trước đây, người nông dân thấp thỏm lo lắng khi “được mua, mất giá” thì khi có Bảo hiểm giá hàng hóa thì việc biến động giá cả không ảnh hưởng gì đến giao dịch đã được thực hiện trước đó. Không phải chạy theo giá cả thị trường giúp người dân có thể trồng trọt ổn định hơn.

Đối tượng nên sử dụng bảo hiểm giá hàng hoá đầu tiên là người nông dân. Họ tham gia bảo hiểm giá hàng hoá để phòng trừ những trường hợp rủi ro để đề phòng giá nông sản giảm và giá thức ăn chăn nuôi tăng.
Đối tượng thứ hai là những thương nhân lo ngại giá theo chiều hướng đi xuống trong lúc đang nắm giữ hàng hoá.
Đối tượng thứ ba là bên chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bảo hiểm giá giúp tổ chức, doanh nghiệp không lo khi thấy mức giá nguyên liệu thô đầu vào gia tăng và hàng tồn kho giảm.
Đối tượng thứ tư là bên xuất, nhập khẩu sẽ nhận định trước được thì trường từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc xuất, nhập khẩu hàng hoá
Nguồn gốc ra đời bảo hiểm giá hàng hóa
Với mục đích tìm ra giải pháp giúp giảm thiểu và tránh được những rủi do của việc biến động giá, gây ra những khó khăn cho cả người nông dân (sản xuất) và doanh nghiêp. Bảo hiểm giá hàng hóa ra đời giúp người nông dân hay doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất và kiểm soát thị trường cũng như định mức được lợi nhuận trước khi sản xuất hoặc trồng trọt.
Dù thị trường có biến động ra sao thì các bên tham gia vẫn phải tuân theo hợp đồng đã được ký kêt và mức giá đã quy định trong hợp đồng. Thông qua sở giao dịch hàng hóa, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc mua bán hàng hóa trên thị trường quốc tế với giá thỏa thuận hôm nay, nhưng hàng hóa sẽ được giao vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Và khi đến thời điểm giao hàng thì giá cả hàng hóa lúc đó lên xuống ra sao cũng không ảnh hưởng tới giá cả trao đổi hàng hóa lúc đó.
Bảo hiểm giá hàng hóa được sử dụng như thế nào?
Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt đông của Bảo hiểm giá hàng hóa mời các bạn tham khảo ví dụ sau:
Doanh nghiệp của ông Nguyễn Văn A là đơn vị sản xuất nệm cao su, để chuẩn bị cho lô hàng mới, doanh nghiệp của ông cần hoảng 100 tấn cao su với mức giá dự kiến là 10.000 đồng cho một kg và cần giao trong khoảng 3-6 tháng. Tuy nhiên sau 3 tháng giá cao su đã có nhưng thay đổi cao hơn so cới dự kiến. Hiện tại, giá cao su đã lên tới 17.000 tháng, vượt hơn so với dự kiến 7.000 đồng. Lúc ấy doanh nghiệp của ông A sẽ tất toán hợp đồng đã mua 3 tháng trước, mức chênh lệnh giá bù trừ cho nhau nên doanh nghiệp vẫn được mua cao su với giá là 10.000 đồng.
Một ví dụ tiếp theo về bảo hiểm giá: Doanh nghiệp A là công ty sản xuất lúa mì vào tháng 2 thời điểm này giá 20 USD. Tháng 8 thời điểm thu hoạch giá lúa mì 10 USD. Vậy ở thời điểm thu hoạch làm sao ông A có thể bán được lúa mì với giá 20 USD ở tháng 2
Bảo hiểm giá trong hàng hóa phái sinh được hiểu nôm na như là một hình thức giao dịch điện tử giúp ông A có thể bán trước lúa mì ở thời điểm tháng 2 ( hoặc bất kỳ thời điểm nào ) với giá mong muốn
Vì thế, nên khi có bảo hiểm giá hàng hóa thì dù giá cả có biến động tăng giảm ra sao thì doanh nghiệp vẫn bảo toàn được lợi nhuận cho công ty, người nông dẫn vẫn có thể yên tâm sản xuất mà không sợ các rủi ro về giá cả thị trường.
Tóm lại, với bảo hiểm giá hàng hóa, doanh nghiệp được bảo hiểm giá cả, kiểm soát rủi ro tránh được nhiều thiệt hại khi thị trường biến động lớn. Hy vọng với những thông tin trên của Hàng hóa phái sinh Đông Nam Á sẽ giúp các Nhà đầu tư có thêm nhiều thông tin bổ ích về thị trường hàng hóa. Theo dõi SACT để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.