Ở Việt Nam hiện nay, thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh vẫn còn là một khái niệm khá mới đối với nhiều nhà đầu tư. Hãy cùng SACT tìm hiểu xem thị trường hàng hoá là gì qua bài viết này nhé.
Thị trường giao dịch hàng hóa là gì?
Thị trường hàng hóa hay còn gọi là Commodity Market có thể là thị trường ảo hoặc vật lý, là nơi để trao đổi, mua bán hay kinh doanh các loại sản phẩm như vàng, bạc, dầu thô, nông sản, …
Thị trường giao dịch hàng hóa là một thị trường xuất hiện từ những năm 1630 tại Hà Lan và Anh Quốc và chính thức hoàn thiện vào cuối thể kỷ thứ 19. Đây là một trong những thị trường tài chính lâu đời nhất trên thế giới hiện nay.
Chúng ta nhìn thấy hàng hoá ở khắp mọi nơi quanh chúng ta. Giá cả của hàng hóa tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Để có thể hiểu một cách đơn giản:
- Những ai đi xe sử dụng xăng dầu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp khi giá xăng dầu thế giới tăng cao. Việc di chuyển của chúng ta sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với mọi khi, ảnh hưởng đến tài chính cá nhân.
- Dự báo thời tiết nói rằng lượng mưa ít có thể khiến cho cây ngô khó phát triển, khiến cho lượng ngô bị khan hiếm, từ đó giá ngô tăng lên và ảnh hưởng trực tiếp đến bữa ăn hàng ngày của chúng ta.
Vai trò của thị trường hàng hóa
Bản chất của thị trường hàng hóa là rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường hàng hoá đóng vai trò quan trọng và to lớn, thể hiện qua:
- Tạo nền tảng cho việc thực hiện các giao dịch thương mại của doanh nghiệp và nhà đầu tư, hỗ trợ cả người mua và người bán trong việc hoàn thành các giao dịch một cách hiệu quả.
- Rút ngắn thời gian của quá trình giao dịch giữa các tổ chức và đơn vị kinh tế, giúp thúc đẩy sự trôi chảy của hoạt động kinh tế.
- Bản chất của thị trường là sự giao thoa giữa cung và cầu, tạo điều kiện cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa người bán và người mua.
- Đối với doanh nghiệp, thị trường mang tới cơ hội tiếp cận khách hàng mới và tiềm năng, thúc đẩy quá trình kinh doanh và sản xuất của họ.
Tại Việt Nam, Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á SACT là một trong những sàn giao dịch hàng hóa phái sinh hàng đầu với mức phí giao dịch ưu đãi, được chứng nhận thành viên bởi Bộ Công thương, cung cấp những dịch vụ giao dịch sản phẩm hàng hoá.
Có hai cách để để tham vào thị trường hàng hoá:
- Cách trực tiếp là thông qua thị trường hàng hoá phái sinh.
- Cách gián tiếp là mua/ bán cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực kinh doanh – sản xuất hàng hoá.
Các loại hàng hóa trên thị trường phái sinh
Thị trường hàng hoá được chia ra làm 4 nhóm chính: Nông sản – Năng lượng – Kim loại – Nguyên liệu công nghiệp.
- Nhóm Nông sản gồm những loại nông sản như đậu tương, lúa mì, ngô,…
- Nhóm năng lượng gồm dầu thô, khí gas tự nhiên, than, điện,…
- Nhóm Kim loại được chia làm 2 loại là Kim loại thường (gồm sắt – thép – alumi – đồng) và Kim loại hiếm (gồm vàng – bạc – platium – palladium).
- Nhóm nguyên liệu công nghiệp gồm: bông, café, ca cao, đường,…
Với mỗi nhóm hàng hoá sẽ có những đặc điểm và những yếu tố tác động đến giá cả khác nhau, cùng với đó là các khung giờ giao dịch khác nhau. Nhà đầu tư cần nắm rõ những điều này trước khi bắt đầu giao dịch để việc đầu tư diễn ra một cách hiệu quả.
Đặc điểm của thị trường hàng hóa
Nếu như những năm gần đây, đầu tư chứng khoán đang chiếm ưu thế và được đông đảo những nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn thì đến nay, sự xuất hiện, ra đời của đầu tư hàng hóa phái sinh đang dần thay thế cho các kênh đầu tư cơ sở truyền thống. Sau đây là 4 lợi ích từ đầu tư hàng hóa phái sinh:
- Tính minh bạch cao: Được Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động công khai tại Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh đã được pháp luật bảo vệ nên các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm giao dịch, thực hiện một cách minh bạch, an toàn.
- Tỷ lệ ký quỹ vượt trội: So với những kênh đầu tư truyền thống khác như bất động sản hay chứng khoán, thì phái sinh hàng hóa có tỷ lệ ký quỹ ưu việt hơn. Tối đa 1:30 trên một hợp đồng, mức ký quỹ này có thể sẽ thay đổi tùy theo từng mặt hàng.
- Tính thanh khoản cao: Đối với thị trường bất động sản hay gửi lãi ngân hàng, các nhà đầu tư sẽ mất một khoảng thời gian mới có lợi nhuận. Nhưng với thị trường hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao do thực hiện giao dịch trực tiếp tới các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế và thời gian giao dịch sẽ tùy theo từng mặt hàng giao động từ 8 giờ đồng hồ đến 18 giờ trên ngày (từ thứ 2 – thứ 6). Thực hiện giao dịch hai chiều với thời gian chờ T+0, vì vậy nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận về ngay sau khi thực hiện giao dịch mua và bán.
- Đầu tư mọi lúc mọi nơi: Đầu tư hàng hóa phái sinh chủ yếu được diễn ra qua hình thức trực tuyến, qua hệ thống phần mềm giao dịch tiện ích đa nền tảng, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm đầu tư mọi lúc mọi nơi chỉ cần có thiết bị liên kết mạng Internet. Điều đó giúp hạn chế tối đa thời gian đi lại và tiết kiệm chi phí cho các nhà đầu tư.
Các chủ thể trên thị trường đầu tư hàng hóa
Trên thị trường phái sinh hàng hoá, có 3 chủ thể chính tham gia vào thị trường này:
- Nhà tạo lập thị trường (Market Maker) là một trong những thành viên của các sở giao dịch hàng hoá, có nghĩa vụ tạo thanh khoản cho các thị trường bằng cách niêm yết mua và bán hai chiều cùng thời điểm ở bất cứ lúc nào cho các hàng hoá đặc tả theo yêu cầu của sở giao dịch hàng hoá. Đây là một trong những yếu tố chính để có thể duy trì được thị trường.
- Nhà phòng vệ giá hàng hóa (Hedger) là những người muốn giảm thiểu rủi ro tối đa cho mỗi thương vụ của mình để thu về được lợi nhuận mong muốn cho việc kinh doanh của mình. Những nhà phòng vệ giá có thể là những người nông dân cần bảo vệ giá trước sự xuống dốc của mùa vụ, hay những nhà chế biến thực phẩm khi họ gặp phải sự tăng giá nguyên liệu đầu vào,…
- Nhà đầu tư chênh lệch giá (Arbitrageurs) đơn giản là những nhà đầu tư quan tâm đến sự tăng giảm của giá cả hàng hoá, từ đó có thể kiếm được khoảng chênh lệch giá, tạo ra lợi nhuận.
Các sàn giao dịch hàng hóa phổ biến trên thế giới
Dưới đây là một số sàn giao dịch hàng hóa quan trọng và phổ biến hiện nay:
- Chicago Mercantile Exchange (CME): Là một trong những sàn giao dịch hàng hóa phái sinh lớn nhất thế giới. CME cung cấp hợp đồng tương lai và tùy chọn trên nhiều loại hàng hóa, bao gồm dầu thô, vàng, bạc, ngũ cốc và các loại hạt.
- London Metal Exchange (LME): Được coi là thị trường hàng hóa kim loại quan trọng nhất thế giới, LME tập trung vào giao dịch kim loại như đồng, nhôm, kẽm, niken và thiếc. Ngoài ra, LME cũng giao dịch các hợp đồng kim loại quý như vàng và bạc.
- New York Mercantile Exchange (NYMEX): Là một sàn giao dịch hàng hóa phái sinh tại Mỹ, NYMEX tập trung vào các sản phẩm năng lượng như dầu thô, xăng dầu, khí đốt tự nhiên và điện.
- Intercontinental Exchange (ICE): ICE là một sàn giao dịch hàng hóa và tài chính đa ngành, nổi tiếng với hợp đồng tương lai về năng lượng, hàng hóa nông nghiệp và định giá tài sản. ICE cung cấp các hợp đồng trên dầu thô, khí đốt, ngũ cốc, cao su, cacao và nhiều loại hàng hóa khác.
- Shanghai Futures Exchange (SHFE): Là sàn giao dịch hàng hóa tại Trung Quốc, SHFE tập trung vào các loại hàng hóa như đồng, nhôm, kẽm, niken, thiếc và cao su.
- Tokyo Commodity Exchange (TOCOM): Là sàn giao dịch hàng hóa tại Nhật Bản, TOCOM tập trung vào giao dịch các loại hàng hóa như vàng, bạc, dầu thô, ngũ cốc, cao su và các kim loại.
Đây chỉ là một số ví dụ về sàn giao dịch hàng hóa hiện nay và còn nhiều sàn khác trên thế giới. Mỗi sàn có các sản phẩm và quy định riêng, và việc lựa chọn sàn phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư và loại hàng hóa mà bạn quan tâm.
So sánh thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán
Ban đầu nếu nhìn những biểu đồ, thì có thể bạn sẽ nghĩ rằng thị trường chứng khoán và thị trường hàng hoá là giống nhau, nhưng thực tế thì nó sẽ có những điểm khác nhau:
|
Thị trường Hàng hoá |
Thị trường Chứng khoán |
Định nghĩa |
Giao dịch hàng hóa thô và sản phẩm tương tự. |
Giao dịch cổ phiếu và chứng khoán của các công ty. |
Tính thanh khoản |
Thấp đối với một số hàng hoá, cao đối với hàng hoá phổ biến. |
Tùy thuộc vào tính thanh khoản của cổ phiếu. |
Sự biến đổi giá |
Thường xuyên và không thường xuyên tùy theo hàng hoá. |
Biến đổi liên tục trong ngày và từng giai đoạn. |
Thời gian |
T + 0 |
T + 3 |
Vốn cơ bản |
Tuỳ mặt hàng ký quỹ |
Tuỳ mức độ đầu tư |
Tiềm năng lợi nhuận |
Có thể đạt được lợi nhuận lớn từ biến động giá. |
Có tiềm năng lợi nhuận từ biến động giá cổ phiếu và cổ tức. |
Rủi ro |
Rủi ro do biến đổi thời tiết, biến động cung cầu. |
Rủi ro về tình hình công ty, thị trường toàn cầu. |
Ví dụ |
Dầu, vàng, ngô. |
Apple, Microsoft, Google. |
Nhà đầu tư cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về quản lý rủi ro cá nhân và tâm lý đầu tư vì biến động của giá để có thể có những phương án đầu tư hiệu quả, tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.
Sơ lược về thị trường hàng hóa Việt Nam
Vào năm 2020, tổng vốn hoá thị trường hàng hóa phái sinh thế giới đạt ~ 1 tỷ USD, trong đó, Việt Nam lần đầu vượt mức vốn hoá 10 nghìn tỷ VNĐ (chiếm 4,27% tổng vốn hoá toàn cầu).
Đây là con số đáng nể khi lượng nhà đầu tư tham gia thị trường phái sinh hàng hoá mới chỉ chiếm 0,2% dân số Việt Nam. Điều này cho thấy một sự tăng trưởng vô cùng nhanh của thị trường hàng hoá tại Việt Nam, một tiềm năng to lớn khi bản thân Việt Nam chúng ta cũng là một nước có lượng xuất/ nhập khẩu mặt hàng nông sản thuộc TOP thế giới.
Nhà nước vẫn liên tục tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường hàng hoá khi chúng ta vẫn liên tục bổ sung thêm các sản phẩm mới nhằm bắt kịp xu hướng mới của thế giới. Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV cũng đã đặt mục tiêu nỗ lực nâng cao tầm vóc và vị thế của Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành Sở giao dịch hàng hóa lớn nhất khu vực Đông Nam Á trong tương lai gần.
Kết luận
Thị trường hàng hoá là một thị trường thích hợp cho bất cứ ai muốn phòng vệ giá trước những rủi ro của thị trường cũng như những người muốn gia tăng lợi nhuận từ những thương vụ đầu tư.
Để có thể thực hiện việc này, bạn chỉ cần mở một tài khoản giao dịch hàng hoá phái sinh tại Công ty CP Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á và thực hiện việc mua bán của mình trên thị trường hàng hoá phái sinh.
Với thủ tục đơn giản, thực hiện mua – bán nhanh gọn trên nền tảng CQG, việc quản trị rủi ro về giá cả hay đầu tư gia tăng lợi nhuận sẽ trở nên vô cùng đơn giản và tiện lợi.
Danh mục Giao dịch hàng hoá cơ bản xin cảm ơn các bạn đã luôn theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi.