Bảng giá hàng hóa phái sinh là thông tin về các giá mặt hàng phái sinh được cập nhật liên tục, chi tiết về sự tăng, giảm của các mặt hàng trong thị trường hàng hóa phái sinh
Bên cạnh đó Bảng giá hàng hóa phái sinh sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin và biến động của từng mặt hàng trên thị trường hàng hóa phái sinh. Các chỉ số trên bảng giá hàng hóa phái sinh bao gồm: Mã HĐ, Tên HĐ, Giá chào mua, Giá mở cửa, Bước giá, Khớp lệnh, Giá chào bán, Giá cao nhất, Giá thấp nhất, cập nhật những thay đổi
Công dụng của bảng giá hàng hóa phái sinh
– Tổng hợp giá của các loại hàng hóa giao dịch từ các sàn giao dịch hàng hóa thế giới
– Phân tích xu hướng, khối lương giao dịch trong từng phiên
– Cập nhật tin tức thị trường và một vài công dụng khác
Một vài danh mục chính trong bảng giá hàng hóa phái sinh
Cột “Mã hợp đồng”
Bao gồm thông tin về các hàng hóa và kỳ hạn trong tương lai. Mã hợp đồng được sắp xếp theo thứ tự từ A->Z giúp Nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm và lọc theo nhu cầu.
Cột “Ngày thông báo đầu tiên”
Theo quy định của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) thì tất cả các hợp đồng hàng hóa phái sinh phải được đóng lại trước 02 ngày làm việc so với “Ngày thông báo đầu tiên”. Vì thế “Ngày thông báo đầu tiên” chính là căn cứ cho các Nhà đầu tư áp dụng ngày đáo hạn của hợp đồng hàng hóa phái sinh.
Cột “OI”
Thể hiện tổng khối lượng hợp đồng hàng hóa phái sinh đang mở cho tới cuối phiên giao dịch liền kề trước đó.
Cột “Tổng KL”
Thể hiện tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên giao dịch hàng hóa.
Cột “Chào mua”
Thể hiện giá mua tốt nhất tại thời điểm giao dịch và khối lượng cần mua tương ứng
Cột “Chào bán”
Thể hiện giá bán tốt nhất tại thời điểm giao dịch và khối lượng cần bán tương ứng
Cột “Khớp lệnh”
Bao gồm các thông tin:
- “Giá” : Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày
- “KL” : Khối lượng khớp tương ứng với mức giá khớp
- “+/-” : Mức thay đổi của giá khớp lệnh và giá thanh toán ở phiên trước
- “%” : Tỷ lệ thay đổi của giá khớp lệnh và giá thanh toán ở phiên trước
Cột “Thanh toán”
Áp dụng thanh toán lãi/lỗ hàng ngày cho Nhà đầu tư bằng giá đóng cửa phiên giao dịch trước
Cột “Mở cửa”
Giá khớp lệnh đầu tiên trong một phiên giao dịch
Cột “Cao nhất”
Mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch tính tới thời điểm hiện tại
Cột “Thấp nhất”
Mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch tính tới thời điểm hiện tại
Ngoài ra, các màu sắc cũng thể hiện các mức giá như sau
- Màu đỏ: Giá giảm
- Màu xanh: Giá tăng
- Màu vàng: Giá đang cân bằng
Vậy, SACT đã giới thiệu cho các Nhà đầu tư tầm quan trọng và các thông tin cơ bản về giao dịch hàng hóa phái sinh. Để tìm hiểu thêm thông tin về giao dịch hàng hóa, mời bạn tham khảo thêm TẠI ĐÂY.
SACT kính chúc nhà đầu tư thành công!