Mô hình Bearish Falling Three Methods là mô hình nến ghi nhận sự tiếp tục giảm giá của xu hướng xuống. Mô hình này được sử dụng để xác nhận xu hướng và có thêm các điểm bán gia tăng. Chủ đề này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình Rising Three Methods là gì và cách thức áp dụng vào phân tích trong đầu tư tài chính.
MÔ HÌNH NẾN NHẬT BEARISH FALLING THREE METHODS LÀ GÌ?
Đây là mô hình dùng để xác định liệu xu hướng của giá có tiếp tục giảm trong tương lai hay không.
Khi nhìn thấy mô hình này xuất hiện, nhà đầu tư thường sẽ tiếp tục nắm giữ hoặc trong một số trường hợp giao dịch ngắn hạn sẽ sử dụng để tìm điểm bán gia tăng vị thế (hoặc bán mới nếu chưa có vị thế từ cao hơn trước đó) trong những phiên giá tăng.
Mô hình này là phiên bản ngược lại của mô hình Bullish Rising Three Methods
CẤU TẠO MÔ HÌNH
Cấu tạo của mô hình Bearish Falling Three Methods khá đơn giản gồm:
- Cây nến đầu tiên là cây nến đen có thân lớn
- 2-3 cây nến tiếp theo (có thể nhiều hơn) là nến trắng nhưnng thân nến không quá lớn. Tổng biên độ của những cây nến tăng sẽ nhỏ hơn hoặc bằng đúng với biên độ của thân nến đem trước đó.
- Ngày cuối cùng sẽ xuất hiện một cây nến đem có thân lớn. Biên độ của cây nến này có thể bằng khoảng giá của những cây nến trước đó hoặc lớn hơn.
GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH RISING THREE METHODS
Đây là một mô hình cho thấy lực bán của thị trường đang có sự “nghỉ ngơi” trước khi tiếp tục xu hướng giảm. Mức cao hơn biên độ của cây nến đầu tiên sẽ không xuất hiện trong những ngày còn lại của mô hình này. Điều này mang lại niềm tin cho những người đầu cơ giá theo xu hướng, tạo tiền đề cho đợt giảm giá tiếp theo.
Mô hình này tuy độ tin cậy cao nhưng trong thực tế không phải là quá phổ biến.
VÍ DỤ THỰC TẾ
Một số ví dụ thực tế của mô hình Bearish Falling Three Methods trong phân tích.
CÁCH ÁP DỤNG TRONG PHÂN TÍCH
CÁCH 1: CHỜ SỰ XÁC NHẬN CỦA THỊ TRƯỜNG
Đây là cách dành cho những người giao dịch muốn chờ một tín hiệu xác nhận để giao dịch. Thường thì những người giao dịch theo cách này sẽ chờ cây nến đen cuối cùng xuất hiện rồi mới bắt đầu thực hiện giao dịch của mình.
CÁCH 2: MUA KHI GIÁ VỀ ĐIỂM BẮT ĐẦU CỦA CÂY NẾN ĐẦU TIÊN
Đây là cách dành cho những nhà giao dịch mạo hiểm. Khi xác định được sớm đây là mô hình Bearish Falling Three Methods, một số nhà giao dịch mạo hiểm có thể bán vào ngay khi giá của cây nến đen về đến điểm đáy được tạo ra bởi những cây nến xanh đầu tiên
Những nhà giao dịch theo cách này giúp vị thế bán của họ sớm hơn, khoảng lợi nhuận sẽ dài hơn và khoảng cắt lỗ có thể ngắn hơn. Tuy nhiên, nếu biến động của những cây nến trắng lớn khiến bóng nến trên dài hơn thân cây nến đen đầu tiên thì có thể dẫn đến tâm lý cắt lỗ sớm nhưng sau đó giá vẫn giảm. Nên để khắc phục điều này thì hầu như những người giao dịch theo cách này sẽ đặt điểm cắt lỗ ở dưới cây nến đen đầu tiên.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH BEARISH FALLING THREE METHODS
Mô hình Bearish Falling Three Methods tuy có thể đáng tin cậy, nhưng vẫn có những nhược điểm như sau:
- Những mô hình này “hiếm” khi xuất hiện, thường xuất hiện trong những xu hướng giảm nóng (và những cơ hội như vậy không nhiều)
- Không thể xác định được một cách chính xác liệu có phải xu hướng tăng tiếp tục không nếu chỉ đánh giá một mình yếu tố là mô hình nến
Muốn xác định được một cách chính xác về xu hướng tăng, nhà phân tích vẫn phải kết hợp cùng với các công cụ phân tích khác như chỉ báo hay công cụ vẽ (đường xu hướng, hỗ trợ kháng cự,…) mới có thể có được một đánh giá chính xác nhất về xu hướng giá. Thường mô hình Bearish Falling Three Methods chỉ hỗ trợ cho việc tính toán điểm mua – bán chứ không hỗ trợ đánh giá xu hướng, cho dù nó là mô hình xuất hiện trong xu hướng giảm và mang ý nghĩa xác nhận xu hướng giảm tiếp diễn.
LỜI KẾT
Mô hình Bearish Falling Three Methods giúp nhà giao dịch tính toán được điểm mua và điểm bán. Tuy nhiên nó vẫn không phải là mô hình dùng để xác nhận xu hướng của thị trường, vậy nên khi giao dịch, nhà phân tích cần hiểu rõ điều này để tránh gặp phải những quyết định sai lầm không đáng có, dẫn đến thua lỗ trên thị trường.
SACT chúc quý nhà đầu tư thành công và gặp nhiều may mắn.
Biên tập
Chế Linh