HỢP ĐỒNG GIÁ TRỪ LÙI TRONG NƯỚC CÓ GÌ HAY?
Về hình thức hợp đồng mua bán trừ lùi trong nước và các điều khoản giống như một hợp đồng bình thường đều có các nội dung cơ bản như tên hàng, số lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, vận chuyển, đóng góp và bốc xếp.
Tuy nhiên, hợp đồng trừ lùi mà các công ty cà phê lớn hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) áp dụng điều khoản về giá, phương thức thanh toán cho các đơn vị trong nước có một số thay đổi. Thậm chí, các công ty và đại lý lớn lại áp dụng đối với các đại lý nhỏ hơn theo các cách khác nhau nhằm cạnh tranh thu mua và đưa ra luật chơi riêng. Chúng ta sẽ xem xét các loại hợp đồng tiếp theo như sau:
a) Hợp đồng trừ lùi đối với các doanh nghiệp lớn
Ví dụ cụ thể của một hợp đồng mua bán cà phê như sau:
Qua ví dụ này cho thấy, cách thức xử lý cũng như thông lệ quốc tế áp dụng rất giống nhau và tuân theo quy luật chốt (fixed) giá giữa nhà xuất khẩu trong nước và doanh nghiệp ngoại nhập khẩu. Thường hai bên sẽ thống nhất một số vấn đề như sau:
– Về tỷ giá áp dụng: Lấy tham chiếu theo một ngân hàng lớn hoặc ngân hàng khác mà khách hàng đề nghị do liên quan đến nguồn USD báo có về có thể thỏa thuận được tỷ giá hoặc ngân hàng đó cấp hạn mức tín dụng. Tỷ giá USD/VND thường biến động liên tục, từng giây từng phút nên đây là một mối quan tâm lớn cho các doanh nghiệp nếu muốn tận dụng tối đa cơ hội, thường thì chốt thời điểm nào lấy tỷ giá thời điểm đó để công bằng giữa người bán và người mua. Nhưng hiện nay gần như 99% doanh nghiệp xuất khẩu thường chốt kỳ hạn với ngân hàng để hưởng mức tỷ giá cao hơn do lãi suất VND luôn cao hơn USD (nghiệp vụ này gọi là chốt giá kỳ hạn USD/VND – ngân hàng và doanh nghiệp sẽ ký kết với nhau một hợp đồng theo tỷ giá đã thỏa thuận và tiến hành thanh toán khi nguồn USD báo có về).
– Về lệnh chuyển tháng: tùy vào mức độ uy tín cũng như chính sách áp dụng cho từng doanh nghiệp dựa trên khả năng thương lượng trên từng hợp đồng. Qua khảo sát, cho thấy mức tối đa mà các doanh nghiệp được chuyện thường là 2 lần, nghĩa là doanh nghiệp lấy giá tham chiếu tháng 11 robusta trên sàn tháng 11, nếu đến ngày thông báo đầu tiên của tháng 11 mà doanh nghiệp cảm thấy chưa đạt đến mức giá kỳ vọng có thể chuyển thêm 2 lần ví dụ quyết định qua tháng 1 năm sau và nếu vẫn không được nữa có thể chuyển lên tháng 3 hoặc tháng 5. Nói tóm lại, quyền của doanh nghiệp giống như “ có 2 quyền trợ giúp trong chương trình Ai là triệu phú trên sóng VTV”.
– Doanh nghiệp thường thống nhất với nhau bằng 1 phụ lục hợp đồng cụ thể được ký bởi người đại diện của hai bên, nhằm tránh Tủi ro về pháp lý khi xảy ra tranh chấp.
– Về thời gian chốt giá: Thường sẽ được quy định 1 tuần trước ngày thông báo đầu tiên, nếu không có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng thì sẽ lấy ngày thông báo đầu tiên của tháng chất làm cơ sở cho hai bên. Thời gian chốt giá bắt đầu từ khi mở phiên giao dịch (Ví dụ 15h hàng ngày) đến khi kết thúc phiên (23.30). Bên mua hàng sẽ có trách nhiệm trực lệnh để hỗ trợ bên bán chốt giá khi có nhu cầu. Trong mọi trường hợp nếu đến ngày chốt mà bên bán không thực hiện quyền của mình sẽ bị mất quyền và bên mua sẽ tự động chốt giá trước 15h của phiên đóng cửa. Do doanh nghiệp mua đủ thời gian để đối ứng với doanh nghiệp nước ngoài thông qua sàn giao dịch, quy chuẩn chung là các thành phần tham gia thị trường phải tất toán trước 30 phút của ngày thông báo đầu tiên, tránh việc rủi ro cộng chi phí phát sinh liên quan đến giao hàng qua sàn.
– Mức dừng lỗ (Stop loss): gần như các hợp đồng nào cũng có điều khoản này do bởi người mua thường thiết lập để tránh rủi ro chở mình khi giá giảm quá mức, tức khoản tiền ứng cho người mua đã bằng với giá trị hợp đồng, nếu không áp dụng mức xử lý sẽ gây thiệt hại cho người mua. Thậm chí để bảo vệ an toàn, nhiều doanh nghiệp áp dụng mức cộng thêm 10-30 USD phòng ngừa khi giá cả phê rớt nhanh hơn dự kiến, thời gian chốt đối ứng với đối tác ngoại.
b) Hợp đồng theo giá tạm tính chốt giá sau TRONG NƯỚC hoạt động ra sao?
– Định nghĩa: Hợp đồng tạm tính chốt giá sau là hợp đồng kỳ hạn giữa người mua và người bán, theo đó người mua sẽ tạm ứng cho cho người bán một số tiền nhất định dựa trên uy tín và giá cả sẽ quyết định trong một thời gian xác định.
– Phân tích ưu nhược điểm của hợp đồng:
Về ưu điểm: tương tự hợp đồng trừ lùi là được chờ giá tăng hoặc đạt được mức giá mong muốn trên thị trường, tuy chỉ khác đó là áp dụng giá trong nước theo đó doanh nghiệp chốt giá dạng này không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự biến động của đồng đô la Mỹ.
Về nhược điểm: gần như các hợp đồng chất theo kiểu này thì quyền ra giá là của người mua và người bán phải lấy giá người mua tại các thời điểm khác nhau để sử dụng cho hợp đồng. Khi ứng tiền cho người bán, thì người mua đương nhiên phải trả lãi suất. Trong nhiều trường hợp người mua gần như không được chuyển tháng mà phải chốt giá ngay.
Kết luận: Hợp đồng trừ lùi – mức giá trừ lùi là điều khoản . căn bản và rất quan trọng đối với cả người mua và người bán. Bản thân trừ lùi không có gì phức tạp nhưng nó phản ánh rất nhiều hoàn cảnh trên thị trường và gần như chi phối đến động thái các hành vi thu mua của doanh nghiệp ngoại. Nghịch cảnh thường thấy rằng “giá cà phê lên càng cao thì mức cộng trừ lùi càng thấp, thậm chí là âm và ngược lại giá cà phê càng thấp thì mức lùi càng cao”. Do đó, một doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường cần xác định chiến lược “khi nào chốt mức trừ lùi” và “chốt mức giá trừ lùi với khối lượng bao nhiêu”. Một tính toán đơn giản: Phí chuyển tháng bình quân 30 USD, phí giao dịch 10 USD nếu chuyển 6 lần sẽ trả 240 USD sang vụ mới (giá robusta hiện tại 1400 USD), như vậy cộng thêm lãi suất 0.7-0.9%/tháng mỗi năm doanh nghiệp xuất khẩu chịu lỗ gần 22% chưa tính thiệt hại về giá. Điều này cho thấy, kinh doanh cà phê không hề đơn giản, trước sự biến động khó lường của giá cả, quyết định sai sẽ gây hậu quả ngay cho doanh nghiệp trong ngắn hạn.
Phòng đào tạo SACT