PHƯƠNG PHÁP GIẢM RỦI RO BẰNG HỢP ĐỒNG CÀ PHÊ TRÊN SÀN ICE
Thực tế, việc bảo hiểm hay giảm rủi ro giá cà phê cực kỳ phức tạp và nếu như thực hiện tốt có thể mang về lợi nhuận thặng dư cho doanh nghiệp. Nhưng ngược lại nếu thực hiện không thành công có thể gây lỗ cho doanh nghiệp, thậm chí có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng kéo dài. Các vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp cà phê thường có chiến lược bảo hiểm giá cà phê rất rõ ràng, có hạn mức lời lỗ và khẩu vị rủi ro trong từng thương vụ, vì dĩ nhiên họ rất am hiểu về thị trường cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá cà phê trong từng thời kỳ.
Các ví dụ dưới đây mang tính chất lý thuyết về cơ sở giảm rủi ro cho mặt hàng cà phê, chúng ta không bàn luận đến đúng sai mà xem ý tưởng bảo hiểm rủi ro như thế nào để có những hành động hợp lý khi mua bán cà phê.
Các yếu tố cân nhắc trước khi giảm rủi ro cho giá phế khá quan trọng như độ tương quan giữa giá cà phê trên sàn và giá cả phê hàng thực. Thường thì mức độ biến động giá cà phê trên sàn sẽ nhanh hơn và nhạy cảm hơn, nhưng giá cà phê thực thường được chốt bằng giá trên sàn nên dường như hai thị trường này có độ tương quan khá cao (hệ số tương quan tiến về 1); chính vì vậy trước khi dùng các biện pháp giảm rủi ro cần xác định giá vốn sản xuất, chi phí thu mua hàng thực để biết được chính xác chi phí vốn đã bỏ ra, chẳng hạn với biện pháp giảm rủi ro sẽ có biên độ lợi nhuận như thế nào, thậm chí cả khẩu vị rủi ro nếu thị trường đi ngược xu hướng nhằm hạn chế mức tổn thất. Ngoài ra yếu tố tâm lý và kinh nghiệm khi tham gia thị trường cũng sẽ ảnh hưởng đến việc bảo hiểm giá cà phê trên thực tế.
a) Giảm rủi ro giá cà phê vối:
Tình huống thực tế: Doanh nghiệp A thu mua 1000 tấn cà phê vối với giá bình quân 1700 USD/tấn. Giá thị trường Luân Đôn tháng 9 hiện đang giao dịch ở mức 1750 USD/tấn. Nhưng Doanh nghiệp vẫn chưa chốt được giá xuất khẩu 1000 tấn trong kho do kỳ vọng giá cao hơn nữa thì tốt hoặc tối thiểu lợi nhuận (margin) đạt 50 USD và một phần nữa quan trọng hơn là tìm đối tác mới ở các nước châu Âu để mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Do đó:
✓ Với lo ngại giá cà phê sẽ giảm trong 3 tháng tới sẽ ảnh hưởng đến giá đầu ra
✓ Doanh nghiệp A quyết định phòng ngừa rủi ro bằng cách sử dụng Hợp đồng tương lai giá cà phê: Bán 1000 Tấn (tương đương 100 lots) tại mức giá 1750.
Lưu ý: Ví dụ này giả sử độ tương quan giữa giá cà phê vối trên thị trường thực (cash) có độ tương quan với giá cà phê trên sàn (futures) là 1.
b) Giảm rủi ro giá cà phê chè:
Tình huống thực tế: Doanh nghiệp A thu mua 170 tấn cà phê chè với giá bình quân 100.30 cent/lbs. Giá thị trường hiện tại giao dịch trên thị trường NYBOT là 102.30 cent/lbs. Tuy nhiên, Doanh nghiệp chưa chốt được giá xuất khẩu 170 tấn trong kho do chưa tìm được đối tác mới ở Mỹ.
Doanh nghiệp A lo ngại giá cà phê sẽ giảm trong 3 tháng tới và muốn giữ mức lợi nhuận (margin) tối thiểu. Do đó:
Doanh nghiệp A quyết định phòng ngừa rủi ro bằng cách sử dụng HĐ TL giá cả hàng hóa: Bán 170 tấn tại mức giá 102.30.
Lưu ý: Ví dụ này giả sử độ tương quan giữa giá cà phê chè trên thị trường thực (cash) có độ tương quan với giá cà phê trên sàn (futures) là 1.
Phòng đào tạo SACT