Logo SACT

(094) 543 5430
support@hanghoaphaisinh.com

CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

THỰC TẾ ĐẦU TƯ & GIẢM RỦI RO GIÁ CÀ PHÊ BẰNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI – Phần 5


PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ CÀ PHÊ BẰNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

image 151

* Bảo hiểm rủi ro giá cà phê tăng bằng hợp đồng tương lai cà phê:

Các doanh nghiệp cần mua số lượng lớn cà phê có thể chống lại giá cà phê tăng bằng cách tham gia một trạng thái trên thị trường tương lai cà phê ICE. Các công ty này có thể sử dụng phương pháp được gọi là Phòng ngừa vị thế mua (Long-hedge) để đảm bảo giá mua cho lượng cà phê mà họ sẽ yêu cầu mua trong tương lai. Để thực hiện điều này, phải mua đủ số lượng các hợp đồng tương lai cà phê để đáp ứng số lượng cà phê theo yêu cầu của nhà điều hành kinh doanh.

Xem xét ví dụ dưới đây: Một chuỗi quán cà phê sẽ cần mua 1.000 tấn cà phê trong 3 tháng, đã chốt số lượng nhưng chưa chốt giá. Giá giao ngay hiện tại cho cà phê là 1648 USD/tấn trong khi xuất hiện cơ hội giá cà phê kỳ hạn giao trong 3 tháng đột ngột giảm xuống mức 1600 USD/tấn ngay trong đêm. Để chống lại sự tăng giá cà phê, chuỗi quán cà phê đã quyết định chất giá mua tương lai 1600 USD/tấn bằng cách giữ một vị thế mua hợp đồng tương lai robusta Coffee số 409. Với mỗi hợp đồng tương lai Euronext robusta bao gồm 10 tấn cà phê, chuỗi quán cà phê sẽ được yêu cầu thực hiện 100 hợp đồng tương lai dài để thực hiện phòng ngừa.

Hiệu quả của việc đặt phòng ngừa này sẽ đảm bảo rằng chuỗi quán cà phê sẽ có thể mua 1000 tấn cà phê với giá 1600 USD/tấn với tổng số tiền là 1,600,000 USD. Chúng ta hãy xem làm thế nào đạt được điều này bằng cách xem xét các kịch bản trong đó giá cà phê tạo ra một sự thay đổi đáng kể lên hoặc xuống đến ngày giao hàng.

Kịch bản # 1: Giá cà phê tăng 10% lên 1813 USD/tấn vào ngày giao hàng.

Với việc tăng giá cà phê lên 1813 USD/tấn, chuỗi quán cà phê giờ đây sẽ phải trả 1,812,800 USD cho 1000 tấn cà phê. Tuy nhiên, giá mua tăng sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận trên thị trường tương lai.

Đến ngày giao hàng, doanh nghiệp chốt ngay trạng thái đã mở trên sàn và thu về mức chênh lệch 1813 – 1600 = 212.80 USD/tấn. Với 100 hợp đồng bao gồm tổng cộng 1000 tấn cà phê, tổng số tiền kiếm được từ vị thế tương lai là 212,800 USD.

Cuối cùng, giá mua cao hơn được bù đắp bằng mức tăng trên thị trường tương lại cà phê, dẫn đến số tiền thanh toán ròng là 1,812,800 USD – 212,800 USD = 1,600,000 USD. Số tiền này tương đương với số tiền phải trả khi mua 1000 tấn cà phê với giá 1600 USD/ tấn.

Kịch bản #2: Giá cà phê giảm 10% xuống còn 1483 USD/tấn vào ngày giao hàng

Với giá giao ngay đã giảm xuống còn 1483 USD/tấn, chuỗi quán cà phê sẽ chỉ cần trả 1,483,200 USD. Tuy nhiên, xuất hiện một khoản lỗ trên thị trường tương lai.

 Vào ngày giao hàng, doanh nghiệp phải trả mức chênh lệch 1600 – 1483 = 116.80 USD/tấn. Với 100 hợp đồng bao gồm tổng cộng 1000 tấn, tổng thiệt hại từ vị thế mua là 116,800 USD. Số tiền ròng phải trả sẽ là 1,483,200 USD + 116,800 USD = 1,600,000 USD. Một lần nữa, số tiền này tương đương với việc mua 1000 tấn cà phê với giá 1600 USD/tấn.

* Bảo hiểm rủi ro giá cà phê giảm bằng hợp đồng tương lại cà phê:

Các nhà đại lý thu mua cà phê có thể chống lại giá cà phê giảm bằng cách tham gia một vị thế bán trên thị trường cà phê tương lại. Đại lý thu mua cà phê có thể sử dụng phương pháp được gọi là Phòng ngừa vị thế bán (Short-hedge) để chốt giá bán trong tương lại. Để thực hiện Phòng ngừa vị thế bán, các đại lý cà phê bán tương ứng số lượng hợp đồng tương lai cà phê trên thị trường tương lai với số lượng cà đang dự trữ trong kho.

Ví dụ, một đại lý cà phê vừa ký hợp đồng bán cà phê với số lượng 1000 tấn, sẽ được giao trong thời gian 3 tháng tới . Giá bán được hai bên thỏa thuận dựa trên giá thị trường của cà phê vào ngày giao hàng hoặc có thể chốt (fixed) vào bất cứ lúc nào, trễ nhất là đến ngày thông báo đầu tiên của tháng giao dịch. Tại thời điểm ký thỏa thuận, giá giao ngay cho cà phê là 1648 USD/tấn trong khi giá cà phê kỳ hạn giao trong 3 tháng là 1600 USD/tấn.

Để chốt giá bán ở mức 1600 USD/tấn, Đại lý thu mua cà phê tham gia ngay hợp đồng tương lai với 100 lots cà phê trên sàn.

Hiệu quả của việc đặt vị thế bản này sẽ đảm bảo rằng đại lý cà phê sẽ có thể bán 1000 tấn cà phê với giá 1600 USD/tấn với tổng số tiền là 1,600,000 USD. Chúng ta hãy xem làm thế nào đạt được điều này bằng cách xem xét các kịch bản khi giá cà phê tăng lên hoặc xuống cho đến ngày giao hàng.

Kịch bản #1: Giá cà phê giảm 10% xuống còn 1483 USD/tấn vào ngày giao hàng.

Theo hợp đồng mua bán, đại lý cà phê sẽ phải bán cà phê với giá chỉ 1483 USD/tấn, dẫn đến doanh thu bán hàng ròng là 1,483,200 USD. Giả sử đại lý lấy luôn giá cuối ngày của ngày giao hàng.

Đến ngày giao hàng, đại lý tiến hành động trạng thái đã bán trên thị trường tương lai và nhận về mức chênh lệch 1600 USD – 1483 USD = 116.80 USD/tấn. Với 100 hợp đồng bao gồm tổng cộng 1000 tấn; tổng số tiền kiếm được từ vị thế bán là 116,800 USD.

Như vậy tổng số tiền mà đại lý thu được từ việc chốt giá sau giao hàng trước như sau: 116,800 USD + 1,483,200 USD = 1,600,000 USD. Số tiền này tương đương với việc bán 1000 tấn cà phê với giá 1600 USD/tấn.

Kịch bản # 2: Giá cà phê tăng 10% lên 1813 USD / tấn vào ngày giao hàng.

Với việc tăng giá cà phê lên 1813 USD/tấn, đại lý cà phê sẽ có thể bán 1000 tấn cà phê với doanh thu thuần cao hơn là 1,812,800 USD.

Tuy nhiên, do vị thế tương lai “bán” đã giao dịch ở mức 1600 USD/tấn, nên sẽ mất 1813 – 1600 USD=212.80 USD/tấn. Với 100 hợp đồng bao gồm tổng cộng 1.000 tấn cà phê, tổng thiệt hại từ vị thế bán là 212,800 USD.

Cuối cùng, số tiền bán hàng cao hơn bù đắp cho khoản lỗ trên thị trường tương lai cà phê, dẫn đến số tiền ròng thu được là 1,812,800 USD – 212,800 USD = 1,600,000 USD. Một lần nữa, đây là số tiền tương tự sẽ nhận được bằng cách bán 1000 tấn cà phê với giá 1600 USD/tấn.

Kết luận: Thông qua những tình huống trên cho thấy doanh nghiệp đã bảo hiểm nhưng vẫn có thể lỗ hoặc phát sinh thêm lợi nhuận, rất nhiều câu hỏi và chủ đề bàn luận xung quanh thực tế này. Liệu mức giá nào là cơ sở để tham gia bảo hiểm trên sàn và khối lượng mua bán là bao nhiêu tiếp tục là thách thức và đòi hỏi các doanh nghiệp thực sự có kiến thức kinh nghiệm khi tham gia thị trường. Nói đơn giản, doanh nghiệp nào làm bảo hiểm tốt thì có thể kinh doanh thắng lợi và ngược lại, trừ khi biên độ lời quá lớn doanh nghiệp không cần bảo hiểm.

Bản chất của ngành cà phê, vạn người mua mà trăm người bán nên nếu mua nhanh phải có “giá tốt” bỏ qua uy tín ngành nghề và lượng tiền mặt sẵn có khi kinh doanh. Nhưng mặt hàng cà phê lại biến động theo ngày, từng giờ khiến cho tâm lý của doanh nghiệp có thể thay đổi từ việc bán thành mua và ngược lại mua thành bán. Thực tế rằng, doanh nghiệp cần bảo hiểm hàng cà phê trong kho lại tiếp tục đi mua trên sàn để bình quân giá khi giá giảm mạnh và doanh nghiệp muốn giảm rủi ro hàng xuất khẩu nhưng chưa chốt giá lại bán gấp đôi, gấp ba số lượng hàng đang có. Rủi ro nhân rủi ro, đây là điều tối kỵ khi kinh doanh cà phê và cân đối cà phê trên sàn và hàng thực. Tóm tại doanh nghiệp cần cân nhắc (1) mức tổn thất dự kiến cho phép; (2) mua/bán bảo hiểm từng lần | 3/3/3/1; (3) cân nhắc thời điểm ra vào mua/bán hợp lý; (4) tâm lý vững vàng; (5) chiến lược trung, dài hạn hợp lý và phối hợp tốt cùng đội ngũ tư vấn am hiểu thị trường tài chính toàn cầu.

Phòng đào tạo SACT

Leave a Comment

Về chúng tôi

Giới thiệu về SACT

Chính sách điều khoản

Chính sách bảo mật

Tin tuyển dụng

Site map

Hotline: 024-7304-8884

support@hanghoaphaisinh.com

Liên hệ

Công ty CP Giao dịch Hàng hoá Đông Nam Á (SACT)

Thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV)

Trụ sở chính: CT36A, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.

CN HN1: 25 Sunrise B , The Manor Central Park, Hoàng Mai, Hà Nội

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Q. Phú Nhuận, TPHCM